Chật vật tiêu hủy gà lậu
Thiếu quỹ đất để chôn lấp, trong khi các lò tiêu hủy lại có công suất nhỏ, việc vận hành cũng đòi hỏi chi phí lớn… Các yếu tố đó đang khiến công tác tiêu hủy gia cầm nhập lậu gặp nhiều khó khăn.
Kinh phí xử lý gà lậu sẽ được bổ sung trước ngày 1-7-2013
Gia cầm lậu sau khi bắt giữ sẽ giao cho ngành thú y tổ chức tiêu hủy theo quy định để phòng ngừa dịch. Trước đây, cách tiêu hủy chung là địa phương quy hoạch riêng một khu đất, mỗi lần tiêu hủy thì thuê người đào hố rồi chôn lấp hoặc đốt. Nhưng cách làm như vậy vẫn gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc cho người dân. Để khắc phục tình trạng trên, gần đây, một số địa phương đã chi ngân sách, đầu tư trang thiết bị tiêu hủy hiện đại, dẫu vậy, vẫn không tránh khỏi những bất cập.
Ông Hoàng Ngọc Tuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn cho biết, lò tiêu hủy mà chi cục vừa được trang bị là loại thủ công đốt bằng củi, công suất nhỏ và lạc hậu, nên vận hành cả ngày mới được 100kg gà, còn để tiêu hủy 1 tấn gia cầm lậu thì cần phải có kinh phí khoảng 5-6 triệu đồng. Ông Hoàng Ngọc Tuyên chia sẻ: “Đây là khoản kinh phí lớn mà chúng tôi không thể trang trải được, nên chi cục phải chuyển sang hình thức khác là dùng hóa chất để xử lý rồi đem chôn. Nhưng để chôn lấp thì lại cần có quỹ đất, trong khi quỹ đất đang ngày càng hạn hẹp vì không phải thích chôn lấp chỗ nào cũng được”.
Còn lò chuyên tiêu hủy gia cầm lậu của Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn đặt tại xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tiếng là sử dụng công nghệ của Anh, do dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam-VAHIP tài trợ (năm 2011), nhưng vì không tính toán hết nên công suất quá nhỏ. Ông Hoàng Quy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Lạng Sơn bày tỏ, có lẽ khi tài trợ, họ không tính toán được thực trạng, một tỉnh nhỏ như Lạng Sơn lại có lượng gia cầm lậu cần tiêu hủy nhiều đến như vậy. Công suất lò chỉ có 500kg/lần và cũng rất “ngốn” kinh phí. Mỗi lần tiêu hủy, cứ 1 tấn gà là tốn trên 2 triệu đồng tiền dầu diezel, và cũng phải chạy trong vòng 10-12 tiếng đồng hồ mới xong một lượt. Từ đầu năm 2013 đến đầu tháng 5, Chi cục Thú y tỉnh này đã tiếp nhận hơn 33,6 tấn gia cầm thịt và hơn 71.000 con gia cầm giống nhập lậu, một con số lớn hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước, để tiêu hủy. Vì vậy có thời điểm, lò tiêu hủy phải vận hành 24/24h mới giải quyết hết lượng gia cầm lậu.
Video đang HOT
Không chỉ lực lượng chịu trách nhiệm tiêu hủy mới “đau đầu” về kinh phí mà ngay cả các cơ quan trực tiếp tham gia chống buôn lậu cũng đang “khổ sở” vì những khoản phát sinh sau khi bắt giữ gia cầm lậu. Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) bày tỏ: “Có những thời điểm, gia cầm lậu từ bên kia sang nhiều, lực lượng chống buôn lậu chúng tôi bắt xong mà lo, vì không biết xử lý như thế nào. Có lần phải thuê bãi gửi để cách li trước khi bàn giao với giá 200.000 đồng/ngày, nhưng khoản này không có trong quy định”. Cũng chung nỗi “khó” này, Trung tá Lê Văn Khánh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Chi Ma (Lạng Sơn) nói, từ cuối năm 2012 đến nay, lực lượng biên phòng liên tục bắt giữ các vụ buôn lậu gà thải loại từ Trung Quốc. Có vụ lên tới hàng chục nghìn con gia cầm. “Việc bắt gà lậu đã gian nan, song sau khi bắt được thì xử lý cũng vất vả, tốn kinh phí không kém”.
Bộ NN&PTNT yêu cầu, toàn bộ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu phải tiêu hủy để phòng ngừa dịch. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính bổ sung kinh phí cho tiêu hủy gà lậu cũng như hoạt động của lực lượng chống buôn lậu trước ngày 1-7-2013. Trong bối cảnh dịch cúm A/H7N9 luôn thường trực nguy cơ lây lan vào trong nước cũng như dịch cúm A/ H5N1 chờ cơ hội tái phát như hiện nay, thì việc đáp ứng kinh phí tiêu hủy gà lậu là hết sức cần thiết.
Hết dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn chim yến ở Ninh Thuận
Sau 25 ngày thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát và kiềm chế dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến nuôi tại số nhà 592 đường Thống Nhất, phường Đạo Long, TP Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), chim yến khỏe mạnh đã quay về làm tổ. Hôm qua, 13-5 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ra Quyết định số 1024, công bố hết dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn chim yến.
Theo ANTD
Huy động nguồn lực kiểm soát, ứng phó với dịch cúm A/H7N9
Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang diễn biến phức tạp và nguy cơ bùng phát trở lại dịch cúm A/H1N1 và cúm gia cầm H5N1, sáng nay 6/5, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị huy động nguồn lực tăng cường kiểm soát dịch cúm A tại Việt Nam.
Hội nghị có sự tham gia của đại diện Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc tại Việt Nam
Đại diện các tổ chức tham gia Hội nghị
Tính đến ngày 6/5, tại Trung Quốc đã có 128 ca nhiễm virus cúm A/H7N9, trong đó có 26 ca đã tử vong. Tại Việt Nam, từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 14 ca tử vong do nhiễm virus cúm A/H5N1 và 3 trường hợp tử vong do nhiễm virus cúm A/H1N1. Lo ngại các dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và sự xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, tổ chức cùng vào cuộc, tăng cường sự kiểm soát đối với loại virus này.
Điều đáng ngại là virus H7N9 bắt nguồn từ gia cầm, nhưng lại khó kiểm soát do độc lực thấp, không gây chết cho gia cầm. Khi loại virus này tấn công sang cơ thể người thì lại gây tử vong. Bên cạnh đó, virus có thể biến đổi để thích ứng với động vật có vú.
Hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được nguồn bệnh và đường lây truyền, cũng như chưa có bằng chứng chứng minh liệu dịch bệnh có lây từ người sang người hay không. Tuy nhiên, để đề phòng dịch cúm có thể bùng phát trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia cận Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi, các quốc gia cần tự tăng cường nâng cao công tác phòng chống đối với các lọa bệnh dịch, đặc biệt là dịch cúm A/H7N9. Đại diện của tổ chức này cũng cam kết sẽ chủ động phối hợp với các nước sở tại tuyên truyền, đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm đối phó với bệnh dịch.
Đông đảo các cơ quan tham gia họp báo
Bên cạnh công tác tuyên truyền và tìm các biện pháp ứng cứu kịp thời, WHO cũng khuyến cáo người dân cần đặc biệt chú ý đến công tác vệ sinh chuồng trại, an sinh học trên chuỗi thị trường gia cầm.
Đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết, FAO đang làm việc với Cục Thú y và Bộ NN&PTNT, tăng cường giám sát, lấy mẫu các bệnh phẩm từ gia cầm ở chợ và tăng cường kiểm soát nhằm ngăn chặn kịp thời bệnh dịch có thể xảy ra. Số liệu cho thấy, vai trò của gia cầm tại các chợ gia cầm là một nguồn lây nhiễm quan trọng cho người. Vì vậy, Hội nghị cũng khuyến cáo người dân không sử dụng thịt gia cầm đã chết hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hiện, trên thế giới vẫn chưa có vắc xin phòng, chống chủng virus cúm A/H7N9
Theo ANTD
Hỗ trợ hộ nuôi chim yến bị cúm Trước nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên tiêu diệt toàn bộ đàn chim yến để tránh lây lan cúm A/H5N1 rộng rãi, tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản xin ý kiến xử lý của Bộ NN&PTNT. Theo đó, tại công văn phúc đáp gửi UBND tỉnh Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho ý kiến, cần...