Chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ: Vinalines và nạn tham nhũng
Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) sáng 22.8, mặc dù liên tục nhận về ngành những tồn tại, hạn chế từ chất lượng công tác thanh tra, phát hiện dấu hiệu vi phạm ở các vụ việc tham nhũng ít… cũng như chưa quyết liệt trong đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, song những câu trả lời của Tổng thanh tra Chính phủ dường như chưa làm thỏa mãn nhiều vị đại biểu.
Vì sao không kiến nghị dừng bổ nhiệm Dương Chí Dũng ?
Bức xúc trước tình hình tham nhũng tuy được đánh giá nghiêm trọng nhưng chủ yếu các vụ tham nhũng lại xử lý hành chính, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên – Nhi đồng QH Lê Như Tiến chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: “Tại sao các vụ tham nhũng lớn chuyển cơ quan điều tra ít, nhiều vụ việc sau khi thanh tra lại rất chậm ban hành kết luận, thanh tra có ngại va chạm, có tuân thủ đúng quy định pháp luật về tranh tra hay không?”.
Ảnh: Nguyễn Hưng
Vấn đề công tác cán bộ không thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của thanh tra
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Video đang HOT
Nhấn mạnh mục đích thanh tra là để làm rõ ưu điểm, kết quả trong hoạt động của đối tượng thanh tra, đồng thời cũng phát hiện vi phạm, sai phạm để chấn chỉnh, điều chỉnh, khắc phục, xử lý, Tổng thanh tra lý giải nguyên nhân các vụ việc tham nhũng chủ yếu xử lý hành chính một phần do ngành thanh tra đã có trao đổi, tham khảo ý kiến các cơ quan liên quan như công an, tòa án… rồi mới thống nhất vụ việc nào đủ yếu tố chuyển cơ quan điều tra, mặt khác là do “thanh tra cũng có khuyết điểm phát hiện vi phạm chưa đến nơi đến chốn, chưa được đầy đủ”. “Chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến ĐB để nâng cao chất lượng thanh tra, làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật ở các vụ việc tham nhũng trước khi chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét”, ông Tranh hứa.
Về vụ bổ nhiệm nguyên Chủ tịch HĐTV Vinalines Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải chỉ trước 10 ngày có kết luận của thanh tra về vi phạm tại doanh nghiệp này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga chất vấn: “Theo luật thì Tổng thanh tra có quyền kiến nghị dừng thuyên chuyển bổ nhiệm nếu ảnh hưởng đến việc thanh tra nhưng vì sao lại không kiến nghị?”. Tổng thanh tra giãi bày: “Vấn đề công tác cán bộ không thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của thanh tra. Ông Dương Chí Dũng là Chủ tịch HĐTV và vị trí này do Thủ tướng bổ nhiệm, điều động. Trong quá trình thuyên chuyển công tác vẫn chưa phát hiện vi phạm nào, hơn nữa cơ quan thuyên chuyển cũng không tham khảo ý kiến thanh tra. Do đó chúng tôi không có quyền can thiệp”.
Bà Nga tiếp tục: “Trong bổ nhiệm Dương Chí Dũng, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói quá trình bổ nhiệm không nhận được thông tin từ Thanh tra Chính phủ, còn giờ Tổng thanh tra lại nói trong quá trình thanh tra, không nhận được kiến nghị từ cơ quan bổ nhiệm. Ở đây trách nhiệm của Tổng thanh tra là đã không thực hiện quy định phải kiến nghị dừng như luật quy định”.
Tổng thanh tra cho rằng ý kiến của bà Nga là bổ ích và “xin tiếp thu” để khắc phục những bất cập trong hoạt động của ngành thời gian tới.
Liên quan đến vụ bổ nhiệm Dương Chí Dũng, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị đại diện ngành công an có mặt tại phiên chất vấn cho biết kết quả điều tra có hay không việc lộ thông tin khiến ông Dương Chí Dũng trốn thoát, Phó chủ tịch QH điều hành phiên chất vấn Uông Chu Lưu đã đề nghị trả lời tới ĐB bằng văn bản.
“Tham nhũng ở đâu ?”
Ảnh: Ngọc Thắng
Ở đây trách nhiệm của Tổng thanh tra là đã không thực hiện quy định phải kiến nghị dừng như luật quy định
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ gửi tới TVQH trước phiên chất vấn, năm 2011 và 2012, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án tại một số tập đoàn, tổng công ty (TCT) nhà nước. Qua kết quả bước đầu thanh tra tại 4 tập đoàn kinh tế (Dầu khí, Sông Đà, Hóa chất, Viettel) và TCT hàng hải Việt Nam, đã phát hiện khuyết điểm, vi phạm, kiến nghị thu hồi gần 3.930 tỉ đồng (đã thu hồi 2.137 tỉ đồng)… chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 3 vụ việc.
Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật QH Ngô Văn Minh băn khoăn cho rằng số tiền thu hồi so với yêu cầu còn ít, số vụ việc chuyển qua cơ quan điều tra cũng chỉ có 3, và đề nghị Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân, giải pháp để thu hồi số tiền còn lại, trách nhiệm chậm thu hồi, xử lý nói trên thuộc về ai? “Báo cáo của Thanh tra nêu 5 nguyên nhân dẫn tới phòng chống tham nhũng (PCTN) chưa hiệu quả, 6 nhóm giải pháp sắp tới cũng chung chung. Vì sao một công việc hết sức hệ trọng như vậy mà giải pháp chỉ chung chung, không thấy tham nhũng ở đâu cả?”, ông Minh nêu câu hỏi.
Đúng là tỷ lệ thu hồi so với kiến nghị chưa đạt yêu cầu nhưng so với việc thực hiện kết luận thanh tra ở các DN trước đây (chưa thực hiện được 50%) thì việc đã thu hồi hơn 2.100 tỉ cũng là tích cực, Tổng thanh tra nhìn nhận. Tuy nhiên, ông Tranh cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục đôn đốc kiểm tra để thực hiện nghiêm kết luận thanh tra.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền chất vấn: “Qua 5 năm thực hiện nghị quyết của Đảng về PCTN cũng như luật PCTN, về mặt tổ chức, năng lực, con người đều được đầu tư hơn nhưng phát hiện vụ việc tham nhũng lại ít hơn trước, phải chăng ở đây có vấn đề về lợi ích nhóm, bao che trong đội ngũ cán bộ chúng ta?”. Theo lý giải của ông Huỳnh Phong Tranh thì số vụ việc vi phạm tham nhũng phát hiện ngày càng ít có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cũng có nguyên nhân từ năng lực thực thi nhiệm vụ của đội ngũ thanh tra.
Sau giờ giải lao, ĐB Lê Như Tiến tiếp tục đăng đàn, cho thấy sự chưa thỏa mãn trước câu trả lời của Tổng thanh tra Chính phủ. ĐB Tiến đồng thời chuyển ý kiến của cử tri qua đường dây nóng phản ánh việc mỗi lần nhận được thông báo thanh tra, các cơ quan, doanh nghiệp rất lo lắng: lo chuẩn bị báo cáo, lo nội dung, thậm chí lo hành xử thế nào cho các thanh tra viên “đẹp lòng”. Khi thanh tra đến, lo chăm sóc chu đáo, khi thanh tra về thì phải lo hậu hĩnh. Từ ý kiến này, ông Tiến đặt vấn đề: “Đây có phải nguyên nhân khiến nhiều vụ việc thanh tra không phát hiện được gì?”.
“Việc ĐB nói hoàn toàn là có”, ông Tranh thừa nhận, và cho hay trong thời gian qua Thanh tra Chính phủ cũng đã xử lý những hành vi này. Trong 5 năm vừa qua đã xử lý 16 cán bộ, đặc biệt năm 2012 đã xử lý 6 trường hợp, trong đó có 2 trường hợp xử lý hình sự. Tổng thanh tra đồng thời quả quyết thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường trong quản lý giáo dục cán bộ thanh tra, trong việc thực hiện văn hóa thanh tra, làm trong sạch bộ máy.
Được mời giải trình thêm lý do số vụ việc tham nhũng chuyển cơ quan điều tra ít, chủ yếu xử lý hành chính, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ lý giải: vì đặc thù tội phạm tham nhũng là đối tượng có chức có quyền, có kinh nghiệm che giấu hành vi phạm tội nên để vận dụng phát hiện được hành vi cấu thành tội phạm rất khó, do đó số vụ việc chuyển cơ quan điều tra đề nghị điều tra, truy tố còn hạn chế.
Trong năm 2011, Bộ Công an nhận 8 vụ ở cấp địa phương và 3 vụ cấp Bộ. Riêng vụ Vinashin, Vinalines, ngoài kết luận của Thanh tra Chính phủ chuyển qua, Bộ cũng đã lập chuyên án điều tra riêng. Vấn đề cần rút ra qua thực trạng này, theo ông Ngọ, là khi thanh tra phát hiện có vi phạm nên sớm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra.
Theo Thanhnien
Tham nhũng "chìm" ở đâu?
Ngày 22-8, phiên trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh rất nóng với nhiều câu hỏi của các ĐBQH xung quanh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và hiệu quả hoạt động thanh tra đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Tôi không chịu bất cứ áp lực nào, không né tránh va chạm.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Mở đầu phiên chất vấn, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nêu vấn đề: "Vì sao chỉ có chưa đến 1% vụ việc vi phạm được thanh tra phát hiện chuyển cơ quan điều tra, còn lại đều xử lý hành chính, trong khi những vi phạm này có liên quan đến hàng nghìn hecta đất, hàng chục nghìn tỷ đồng?" Vị Phó Chủ nhiệm còn hỏi, trong quá trình thanh tra, có bao giờ phải "nắn dòng", chuyển hướng kết luận thanh tra? Lật lại vụ việc tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) hỏi: "Tại sao không đề cập đến trách nhiệm của các bộ, ngành trong vụ Vinalines? Trong quá trình thanh tra, sao không thông tin cho các cơ quan liên quan, dẫn đến việc ông Dương Chí Dũng tiếp tục được bổ nhiệm?".
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định, Thanh tra Chính phủ (TTCP) và bản thân ông "luôn thực hiện công việc thanh tra theo đúng pháp luật, không chịu bất cứ áp lực nào, không né tránh va chạm". "Chưa có sự can thiệp nào nhằm làm thay đổi kết luận thanh tra" - ông khẳng định. Trong thực tế, số vụ việc tham nhũng chuyển cơ quan điều tra ít có nguyên nhân chủ quan là năng lực phát hiện của cơ quan thanh tra còn hạn chế, trong quá trình thanh tra chưa phối hợp chặt chẽ với cơ quan tố tụng. Tổng TTCP phân trần: "Có trường hợp xin ý kiến cơ quan chức năng tới 2 tháng mà chưa được trả lời".
Liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành trong vụ Vinalines, Tổng TTCP cho biết, khi thực hiện thanh tra các tập đoàn, kết luận thanh tra thường chỉ nêu ra các đơn vị có liên quan và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Ông giải thích: "Ở vụ việc này, có 3 bộ, gồm Bộ GT-VT, Nội vụ và Tài chính có trách nhiệm xem xét lại các quy định về quản lý vốn và điều động, đề bạt cán bộ".
Chưa hài lòng với thông tin được cung cấp, ĐB Lê Thị Nga chất vấn tiếp: "Tôi đề nghị Tổng TTCP xác định trách nhiệm của các bộ theo quy định của Luật Thanh tra chứ không phải theo thông lệ, thông thường!". Tương tự, ĐB Lê Như Tiến cũng đứng lên: "Tổng TTCP cần làm rõ có hay không xu hướng hành chính hóa trong xử lý các vụ vi phạm pháp luật? Dư luận phản ánh, khi nhận được thông báo thanh tra, họ rất lo lắng. Bởi ngoài việc chuẩn bị báo cáo, còn phải lo "ứng xử" thế nào với thanh tra viên. Đây có phải nguyên nhân của hàng trăm cuộc thanh tra mà không phát hiện được gì hay không?". ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) tiếp lời: "Tôi buồn vì phần báo cáo về phòng, chống tham nhũng chỉ có 2,5 trang và rất chung chung. Đây là việc hệ trọng, được nhân dân và cử tri rất quan tâm, nhưng chưa được báo cáo rõ ràng. Chung chung kiểu này thì không thấy tham nhũng ở đâu cả!". ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cũng tỏ ra thất vọng vì "báo cáo kết quả thanh tra tập đoàn, tổng công ty nêu phát hiện sai phạm hàng chục nghìn tỷ đồng, hàng nghìn hecta đất, thế mà không có một từ nào về tham nhũng. Tham nhũng "chìm" ở đâu?".
Một số ĐBQH cho rằng, ngành thanh tra ra quyết định thanh tra chậm chạp đã ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng. Công nhận việc này xảy ra ở một số vụ việc, Tổng TTCP cho biết, để khắc phục, ngành ban hành quy chế để ra quyết định kịp thời. ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) băn khoăn, có lợi ích nhóm hay không, có bao che không khi mà lực lượng Thanh tra ngày càng được kiện toàn, nhưng số lượng vụ việc tham nhũng được phát hiện năm sau ít hơn năm trước. Tổng TTCP thừa nhận thời gian qua thực hiện kết luận thanh tra chưa tốt. Ông giãi bày: "Kiểm điểm lại trong khoảng thời gian 2007-2011, thanh tra nhiều vụ nhưng thực hiện kết luận thấp. Điều này là không tốt. Tới đây, phải rút kinh nghiệm làm sao kết luận khách quan, khoa học. Chúng tôi đang kiến nghị thành lập Vụ Theo dõi, giám sát kết luận thanh tra để xử lý vấn đề này".
Chia sẻ với Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh về việc khó phát hiện hành vi tham nhũng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhận định: Đặc thù tội phạm về tham nhũng là có trình độ, chức quyền cao và có kinh nghiệm để che giấu nên việc thanh tra thực sự khó khăn.
Qua thanh tra tại 7 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, TTCP đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi gần 3.930 tỷ đồng (đã thu hồi 2.137 tỷ đồng) kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 29,8 nghìn tỷ đồng (đã xử lý 17.079 tỷ đồng) chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 3 vụ việc.
Theo VNE
Phát hiện tham nhũng, chuyển ngay sang cơ quan điều tra Trước ý kiến về việc có dấu hiệu "hành chính hóa" các vụ tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết cơ quan thanh tra sẽ chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra nếu phát hiện vi phạm hình sự mà không chờ kết luận thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời...