Chất vấn tại Quốc hội: Vì sao hàng giả, độc hại tràn lan?
Các vấn đề được đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương ngày 12.11, đúng như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu, đều là “không mới” như điều hành xăng dầu, buôn lậu, tồn kho sản phẩm lớn… Dù trả lời khá chi tiết, nhưng Bộ trưởng vẫn chưa thuyết phục được người hỏi.
Dẫn ra các số liệu về hàng tồn kho lớn như 40 triệu m2 gạch ốp lát, 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 300 tấn thép, gần 100.000 tấn kính, hàng chục triệu tấn xi măng và nhiều loại sản phẩm khác, đại biểu (ĐB) Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đặt vấn đề ngoài lý do lãi suất cao, còn là yếu kém trong khâu quy hoạch, cập nhật và dự báo tình hình, để dư thừa sản phẩm ở mức cao tham nhũng thất thoát lãng phí trong quá trình đầu tư, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại nhập ngoại… và ông yêu cầu làm rõ trách nhiệm cũng như nêu lộ trình giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn – Ảnh: Ngọc Thắng
“Đây là một điểm yếu…”
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, từ kỳ họp Quốc hội (QH) thứ 3 tới nay, tình hình giải quyết hàng tồn kho, ứ đọng trong doanh nghiệp (DN) đã có chuyển biến.
Hàng hóa đưa vào nội địa VN qua hàng nghìn km và các địa phương mà vẫn trót lọt, lực lượng chức năng chính là QLTT gần như tê liệt. Đây là khóa thứ 2 làm Bộ trưởng, xin Bộ trưởng xác định rõ trách nhiệm của Bộ Công thương khi để tình trạng lũng đoạn như thế?
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận)
Video đang HOT
Thời điểm 1.6.2012, chỉ số hàng tồn kho trong lĩnh vực chế biến, chế tạo là 26% thì đến ngày 1.10 giảm xuống còn 20%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010 và 2011. Tồn kho lớn hiện nay tập trung vào vật liệu xây dựng, sắt thép, một số chủng loại phân bón và than đá, và đều đã có hướng xử lý. Cụ thể, than đá tồn kho đến ngày 1.10 khoảng 6,5 triệu tấn than quy chuẩn (chỉ số tồn kho khoảng 19%), với các giải pháp như giảm giá than cho một số hộ tiêu thụ, quyết định giảm thuế xuất khẩu từ 20% xuống 10%, cuối năm sẽ đưa mức tồn kho than trở lại bình thường (khoảng 15%). “Với các biện pháp như tăng cường đẩy nhanh các dự án đầu tư công và tháo gỡ từng bước khó khăn trong kinh doanh bất động sản, tôi tin rằng thời gian tới vướng mắc, tồn kho lớn về vật liệu xây dựng trong lĩnh vực BĐS, xây dựng sẽ từng bước được tháo gỡ”, Bộ trưởng nói.
Khi Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhắc cần tập trung làm rõ nguyên nhân tồn kho về quy hoạch, dự báo, quản lý nhà nước và giá thành đắt, Bộ trưởng Công thương nhìn nhận quy hoạch với một số sản phẩm còn bất cập giữa nhu cầu và bố trí sản xuất, dẫn đến dư thừa, như sắt thép xây dựng. “Đây là một điểm yếu trong công tác quản lý nhà nước và kiểm tra thực hiện quy hoạch. Dự báo còn hạn chế, thậm chí yếu kém, cũng có vai trò của quản lý nhà nước”, Bộ trưởng nói. Ngoài ra, ông cho rằng bản thân DN cũng thiếu chủ động trong xem xét, cân nhắc phân tích thị trường để kịp thời điều chỉnh sản xuất.
Cố hết sức nhưng hàng lậu vẫn hoành hành
ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (TP.Hà Nội) yêu cầu có giải pháp với tình trạng hàng hóa có vấn đề như thực phẩm, rau quả, gia cầm, hàng tiêu dùng, đồ chơi trẻ em… vẫn nhập khẩu lưu thông tràn lan trên thị trường. Nhưng Bộ trưởng Công thương nói: “Dù đã hết sức cố gắng, nhưng còn nhiều bất cập và hạn chế trong vấn đề quản lý thị trường (QLTT), dẫn đến hàng kém chất lượng, hàng giả, độc hại vẫn còn lưu thông trên thị trường”.
QLTT cần phối hợp đồng bộ giữa lực lượng trên tuyến biên giới, trước hết là hải quan, biên phòng, sau mới là lực lượng QLTT. Thời gian tới phải tăng cường phối hợp trong mô hình Ban 127, với nòng cốt là lực lượng QLTT
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng cho rằng, các loại sản phẩm này chủ yếu nhập lậu, trong khi công tác kiểm soát của Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu hàng giả (Ban 127) T.Ư và địa phương “vẫn còn hạn chế”. Ngoài giải pháp phối hợp đồng bộ trong Ban 127, Bộ trưởng nói thái độ người tiêu dùng nên hết sức quan trọng, cần kiên quyết nói không với hàng kém chất lượng.
Chưa hài lòng với phần trả lời này, ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà truy: “Cử tri đã nghe quá nhiều về khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, nhưng người tiêu dùng bình thường không thể phân biệt được hàng hóa kém chất lượng, mà cần tới khuyến cáo rõ ràng, đích danh của cơ quan quản lý”.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) thì nói thẳng: “Bộ trưởng trả lời chưa thỏa đáng”. Dẫn lại câu chuyện buôn lậu điện thoại, ĐB Cương cho rằng riêng cửa khẩu Móng Cái một ngày có 20.000 chiếc điện thoại thẩm lậu vào VN, việc mang đồ lậu từ Trung Quốc vào VN cũng quá dễ dàng, tiền làm luật chỉ mất 1,2 – 1,3 triệu đồng/kg… “Hàng hóa đưa vào nội địa VN qua hàng nghìn km và các địa phương mà vẫn trót lọt, lực lượng chức năng chính là QLTT gần như tê liệt. Đây là khóa thứ 2 làm Bộ trưởng, xin Bộ trưởng xác định rõ trách nhiệm của Bộ Công thương khi để tình trạng lũng đoạn như thế?”, ông Cương hỏi.
Không trả lời thẳng vào câu hỏi này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói QLTT cần phối hợp đồng bộ giữa lực lượng trên tuyến biên giới, trước hết là hải quan, biên phòng, sau mới là lực lượng QLTT. Thời gian tới phải tăng cường phối hợp trong mô hình Ban 127, với nòng cốt là lực lượng QLTT.
“Chắc nó mới…”
Báo cáo QH, Tổng kiểm toán nhà nước (KTNN) cho biết, năm 2011 Petrolimex lỗ 1.423 tỉ đồng, riêng khối kinh doanh xăng dầu lỗ 2.358 tỉ đồng. Tiền lương bình quân tập đoàn trên 6 triệu đồng/tháng. Năm 2011 lương chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc là 58 triệu đồng/tháng, ủy viên HĐQT từ 40 – 42 triệu đồng. Năm 2010, lương chủ tịch là 70,7 triệu đồng/tháng, ủy viên HĐQT là 54,9 triệu đồng/tháng. Được hai ĐB đặt câu hỏi tại sao lỗ lớn mà lương lãnh đạo cao ngất như vậy, Bộ trưởng Công thương khẳng định: “Cho đến giờ phút này, chúng tôi chưa nhận được, chưa có thông tin chính thức về kết quả kiểm toán này. Chúng tôi cũng như ĐBQH chỉ được đọc trên báo chí, xin phép trao đổi với các đồng chí bên KTNN và báo cáo lại QH”.
Tuy nhiên, Tổng KTNN Đinh Tiến Dũng cho biết: “Chúng tôi đã phát hành báo cáo kiểm toán và đã gửi đến Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, báo cáo với Thủ tướng và đã có văn bản chỉ đạo hai Bộ thực hiện kết luận của KTNN. Chắc nó mới thành ra anh Hoàng chưa nhận được”.
Quốc hội họp thì… xăng giảm giá
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nhận xét, “mới tối hôm qua giá xăng dầu giảm 500 đồng/lít. Đây có phải sự trùng hợp ngẫu nhiên hay biện pháp linh hoạt của Bộ trưởng Công thương, Tài chính trước thềm chất vấn hôm nay”. Ông Đương cũng đề nghị làm rõ việc liên Bộ hứa sửa Nghị định 84 nhiều lần, nhưng tới nay tại sao vẫn chưa sửa được?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng “có sự trùng hợp ngẫu nhiên” giữa việc giảm giá trước kỳ chất vấn. Bổ sung thêm, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói, hai Bộ đã làm đúng quy định. “Có vẻ như QH họp thì giá xăng dầu thế giới giảm. Kỳ họp đầu năm chúng ta giảm giá 3 lần trong 1 tháng QH họp. Từ tháng 10 đã phải dùng 1.200 đồng để bình ổn giá, đến hôm 11.11, có dư địa nên giảm giá xăng 500 đồng/lít. Vấn đề này rất minh bạch”, ông Huệ nói.
Dự án Đồng Nai 6 và 6A chưa được phê duyệt
ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) yêu cầu làm rõ tính pháp lý của chủ trương cho lập dự án Đồng Nai 6 và 6A “có tuân thủ Nghị quyết 49 của QH, Nghị quyết T.Ư 6 về sử dụng đất rừng, có vi phạm quyết định của Chính phủ về công nhận rừng quốc gia Cát Tiên không?”.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: “Dự án Đồng Nai 6 và 6A chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đang được xây dựng dự án và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), nên chưa trình QH xem xét về chủ trương. Sau khi Bộ TN-MT xem xét báo cáo ĐTM mới báo cáo Chính phủ, nếu thấy ảnh hưởng lớn đến môi trường rừng, Bộ Công thương sẽ kiến nghị xem xét không triển khai dự án”.
Theo TNO
Trái cây Trung Quốc tràn về Cà Mau
Mấy ngày qua, nhiều loại trái cây như lựu, nho, quýt Trung Quốc đã tràn về Cà Mau được bày bán dọc theo các tuyến đường liên huyện, QL1A... với giá rẻ bất ngờ. Lựu, quýt 20.000 đồng/kg, nho 25.000 đồng/kg cam 10.000 đồng/kg... Cứ vào buổi tan tầm, những điểm bán trái cây này có khá đông người mua.
Điểm bán trái cây Trung Quốc luôn nườm nượp khách - Ảnh: Gia Bách
Ban đầu chỉ có vài điểm bán, nhưng đến nay thì số lượng người bán tăng khá nhiều. Ngày 11.11, trao đổi với PV Thanh Niên, chủ một điểm bán trái cây Trung Quốc cho biết đã bán 2 ngày qua nhưng chưa thấy cơ quan nào đến kiểm tra.
Theo TNO
Điện thoại dỏm tràn lan thị trường Rất nhiều điện thoại di động (ĐTDĐ) dỏm, nhái thương hiệu của các hãng nổi tiếng, nhập lậu từ Trung Quốc đang bày bán tràn lan quanh các KCN Bình Dương. Theo phản ánh của nhiều công nhân, trong khi mua hàng, chủ tiệm điện thoại có ghi phiếu bảo hành từ 1-6 tháng. Thế nhưng trong thời gian này, nếu ĐTDĐ bị...