Chất vấn điều tra viên về mâu thuẫn trong vụ Hồ Duy Hải
Đại diện VKSND Tối cao nêu ra nhiều mâu thuẫn bất thường trong vụ Hồ Duy Hải bị cáo buộc giết người, cướp tài sản và đề nghị điều tra viên giải thích.
Chiều 6/5, phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải (35 tuổi) kêu oan về cáo buộc giết 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) cướp tài sản, tiếp tục với phần tranh luận của đại diện VKSND Tối cao và các điều tra viên nhằm làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo và các bất thường trong vụ án.
TTXVN đưa tin, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị VKSND Tối cao phân tích rõ các nội dung đã nêu trong kháng nghị.
Đại diện VKS cho rằng, những lời khai về hành động của Hồ Duy Hải sau vụ án có sự mâu thuẫn rất lớn với kết quả khám nghiệm hiện trường và lời khai nhận tội của bị cáo.
Tại biên bản khám nghiệm hiện trường vào sáng ngày 14/1/2008 (một ngày sau án mạng) phản ánh: trên bàn bếp có ly, tô, dĩa đã sử dụng chưa rửa; khu vực nền nhà tắm và bồn rửa mặt khô ráo; mở vòi không có nước chảy. Trong khi Hải có nhiều lời khai về việc sau khi gây án đi ra nhà tắm mở vòi nước rửa tay, dao cho sạch máu; đập đầu, mặt chị Hồng (một trong hai nạn nhân) vào bồn rửa mặt nhưng kết quả khám nghiệm không thể hiện các dấu vết tại đây.
Để làm rõ, đại diện VKSND Tối cao đặt câu hỏi với ông Lê Thành Trung – điều tra viên của vụ án, hiện là Trưởng Công an huyện Đức Hòa, Long An.
Đại diện VKSND Tối cao tại phiên giám đốc thẩm hôm nay. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Trung, trong giai đoạn đầu, do bị can Hồ Duy Hải sợ bị mức án cao nên khai bất nhất có tình tiết thừa, tình tiết thiếu để kéo dài thời gian điều tra. Cho đến các bản hỏi cung ngày 27/6, 7/7 và ngày 11/7/2008 có điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư tham gia Hải đã “khai toàn bộ tình tiết sự thật”.
Trong bản cung ngày 7/7/2008 tại Công an tỉnh Long An, Hải cam kết rằng: “Nếu lời khai hôm nay mâu thuẫn với những lời khai trước thì lời khai hôm nay là lời khai đúng”, ông Trung cho biết. Những biên bản này cũng giải thích về tất cả mâu thuẫn trong các lời khai khác.
Trong bút lục 98 Hải cũng khẳng định không đập đầu nạn nhân vào bồn rửa mặt mà dùng thớt đập đầu ở cầu thang là lời khai đúng.
Cũng trong hôm 7/7/2008 khi được lấy lời khai, Hải trả lời luật sư rằng: “Hiện tại sức khỏe của tôi đủ tỉnh táo để làm việc. Quá trình đưa vào phòng làm việc trước đây tôi không bị ai ép buộc khai báo, cả điều tra viên cũng không ép cung, mà tôi tự khai… Trước đây tôi không yêu cầu luật sư bào chữa, nhưng sau khi điều tra viên, kiểm sát viên giải thích nên tôi đồng ý luật sư tham gia quá trình hỏi cung”.
Hải cũng nói: “Tôi khai là đập đầu nạn nhân vào nắp lavabo trong nhà vệ sinh nhưng thực tế là đập bằng thớt ở chân cầu thang… Tôi chính là thủ phạm gây ra cái chết cho 2 nạn nhân, nhưng quá trình khai báo, do tư tưởng không ổn định, tôi cố tình khai thiếu hoặc thừa tình tiết để kéo dài thời gian điều tra…”.
Được mời phát biểu ý kiến, đại diện cơ quan giám định vụ án cho biết, theo khám nghiệm hiện trường, ở bồn rửa mặt có ghi nhận một số dấu vân tay, chứ không có dấu vết đập đầu vào lavabo.
Video đang HOT
Tiếp đó, đại diện VKSND Tối cao cho rằng, Hải có nhiều lời khai mâu thuẫn về cách thức tấn công nạn nhân nhưng cơ quan điều tra, tòa án các cấp chưa làm rõ và tiếp tục đặt câu hỏi với điều tra viên “ căn cứ vào đâu mà kết luận Hải dùng thớt đập vào đầu nạn nhân chứ không phải đập đầu vào lavabo? Có dấu vết ở nắp lavabo hay không?”.
Ông Trung giải thích, trong bản cung ngày 7/7/2008, bị can khẳng định dùng thớt đập đầu nạn nhân ở chân cầu thang chứ không phải đập đầu vào bồn rửa mặt. Lời khai này phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường. Ngoài ra, biên bản khám nghiệm tử thi thể hiện nạn nhân Hồng vùng đầu có nhiều vết tụ máu, vết rách… chứng tỏ vùng đầu, mặt của nạn nhân đã bị va đập, có vật cứng tác động.
Đại diện VKS tiếp tục chất vấn điều tra viên về lời khai dùng thớt đập vào đầu nạn nhân có khớp với biên bản khám nghiệm hiện trường hay không? Tại sao khám nghiệm hiện trường không thu được vật chứng cái thớt?
Tiếp tục dẫn biên bản lời khai 7/7/2008, điều tra viên vụ án cho rằng, Hải khẳng định lời khai đập đầu vào bồn rửa mặt là sai nên biên bản khám nghiệm hiện trường không có dấu vết va chạm. “Do sơ suất của điều tra viên trong khám nghiệm hiện trường, nhận định của điều tra viên còn hạn chế, chưa xác định rõ dấu vết, nhận định khả năng hung khí gây ra là dao nên trong quá trình khám nghiệm không chú tâm vào hung khí là thớt. Đây là thiếu sót của cơ quan điều tra, xin nhận khuyết điểm này”, ông Trung nói.
Về căn cứ để kết luận điều tra, ông Trung cho biết đã dựa vào biên bản khám nghiệm hiện trường phản ánh có thớt ở vị trí vết máu – phù hợp với lời khai của bị can, phù hợp kết quả giải phẫu tử thi.
Được đề nghị đánh giá sự thay đổi trong lời khai của Hồ Duy Hải, đại diện VKSND tỉnh Long An cùng quan điểm với ông Trung.
Về thời gian gây án, VKSND Tối cao cho rằng Hải không thể có mặt tại bưu điện lúc 19h39 như trong kết luận điều tra. Bởi, nhân chứng Đinh Vũ Thường khai đến đây gọi điện về Cà Mau lúc 19h39, nhìn thấy một thanh niên ngồi trong bưu điện. Nhưng cũng theo kết luận điều tra, vào lúc 19h13, Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ sau đó quay về nhà bà Len (dì ruột) trả xe…
Ngày mai, phiên giám đốc thẩm tiếp tục làm việc.
Theo bản án đã có hiệu lực, tối 13/1/2008, Hải đến Bưu điện Cầu Voi trong phiên trực của chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và em họ tên Vân. Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với Hồng nên đưa tiền cho Vân đi mua trái cây.
Khi chị Hồng chống trả, Hải sát hại. Một lúc sau Vân quay về cũng bị anh ta xuống tay. Gây án xong, Hải lấy điện thoại và một số nữ trang của các nạn nhân mang lên TP HCM bán lấy tiền tiêu xài.
TAND tỉnh Long An và Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM sau đó đều tuyên phạt Hải mức án tử hình. Anh ta có đơn xin Chủ tịch nước ân xá nhưng không được chấp nhận.
Hải và gia đình sau đó đã làm đơn kêu oan gửi nhiều cơ quan xin xem xét lại vụ án. Tháng 11 năm ngoái, VKSND Tối cao đã kháng nghị vụ án đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao giám đốc thẩm hủy hai bản án trước đó do quá trình điều tra, xét xử có nhiều vi phạm, thiếu căn cứ.
Hiện trường vụ án Hồ Duy Hải gây chấn động sau 12 năm giờ ra sao?
Sau 12 năm xảy ra vụ án gây chấn động, Bưu điện Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bây giờ là một ngôi nhà hoang, cỏ mọc um tùm.
Ngày 14/1/2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Hơn hai tháng sau, Hồ Duy Hải bị bắt vì được cho là hung thủ duy nhất gây án. Gia đình Hồ Duy Hải liên tục kêu cứu vì cho rằng con mình bị oan.
Theo quan sát, Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ việc bây giờ là một ngôi nhà bỏ hoang nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A. Xung quanh cỏ mọc um tùm, biển hiệu bưu điện đã được tháo dỡ từ lâu.
Vì lâu không có người qua lại nên cánh cổng sắt đã hoen gỉ, mục mát. Vì nằm ngay con đường lớn nên người qua lại rất dễ quan sát hiện trường, nơi từng xảy ra vụ án mạng gây chấn động dư luận cách đây 12 năm.
Cổng chính đóng cửa im lìm, tuy vụ việc đã xảy ra rất lâu nhưng trong ký ức của những người dân sống quanh Bưu điện Cầu Voi dường như vẫn hiện hữu về vụ án mạng kinh hoàng ở đây. Trong câu chuyện thường ngày, người ta vẫn nhắc tới vụ án đã xảy ra cách đây 12 năm nhưng hiện chưa có hồi kết.
Bên cạnh Bưu điện Cầu Voi là một con hẻm lớn dẫn vào khu dân cư. Nhiều người dân cho biết, họ mong chờ phiên xét xử giám đốc thẩm sắp tới sẽ diễn ra công tâm, khách quan.
Ngay phía trước Bưu điện là điểm dân phòng của công an xã Nhị Thành.
Tháng 12/2008 đến tháng 4/2009, TAND tỉnh Long An và tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Cho rằng con mình không có tội nên gia đình đình Hồ Duy Hải bắt đầu kêu oan và có đơn xin ân giảm hình phạt.
Tháng 10/2011, VKSND Tối cao quyết định không kháng nghị vụ án.
Ngày 5/12/2014, theo kế hoạch, là ngày Hồ Duy Hải sẽ bị tử hình. Tuy nhiên, một ngày trước khi xử tử, gia đình Hải có đơn xin tạm dừng thi hành án để kêu oan và được Văn phòng Chủ tịch nước đồng ý, yêu cầu thẩm tra lại vụ án.
Tháng 7/2018, Văn phòng Chủ tịch nước yêu cầu chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội có văn bản thể hiện quan điểm, cách giải quyết cụ thể để xử lý dứt điểm vụ án.
Cuối năm 2019, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên tử hình đối với Hồ Duy Hải.
VKSND Tối cao cho rằng, tòa hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Việc thu thập dấu vết hiện trường, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ. Nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn.
Những thiếu sót, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo.
Dự kiến từ ngày 6 đến 8/5, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải, 34 tuổi, bị tuyên tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản. Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ làm Chủ tọa phiên tòa.
Số phận của tử tù Hồ Duy Hải sẽ ra sao sau một tuần nữa Đúng một tuần nữa, số phận của tử tù Hồ Duy Hải sẽ được định đoạt khi Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét Kháng nghị của VKSND Tối cao. Vậy số phận của tử tù này sẽ như thế nào? Dự kiến ngày 6/5, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sẽ xét phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy...