Chất thải của hành khách trên máy bay sẽ ‘đi’ về đâu?
Đi vệ sinh trên m áy bay, chúng ta đôi lúc sẽ tự hỏi rằng không biết khi xả nước rồi, ’sản phẩm’ của mình sẽ đi đâu về đâu?
Đi máy bay, không thể tránh khỏi những trường hợp khi bụng dạ biểu tình đòi quyền làm chủ. Và tới lúc ấy, người ta buộ phải nghe theo tiếng vẫy gọi của tự nhiên mà tiến vào buồng vệ sinh để “giải quyết”.
Nếu có dịp đi vệ sinh trên máy bay, bạn sẽ thấy rằng cấu tạo bồn cầu của máy bay thật là kỳ lạ. Như ở nhà, chúng ta sử dụng bồn cầu nước, sử dụng sức ép từ dòng nước để đẩy các loại chất thải xuống ông cống. Tuy nhiên trên máy bay thì không có hệ thống ống cống hay bể phốt, thế thì các thứ “sản phẩm” mà con người để lại trong buồng vệ sinh rốt cục sẽ trôi đi đâu? Chẳng nhẽ là xuống khoang hàng!?
Đầu tiên, hãy để ý rằng, bồn cầu trên máy bay không hề ngập nước như các loại bồn cầu thông dụng mà chúng ta đang dùng hiện nay. Một khi bạn “xong việc” và bấm xả, hệ thống sẽ kích hoạt chức năng hút “sản phẩm” để làm sạch bồn cầu.
Đáng nói là lực hút của hệ thống này cực mạnh. Bởi vậy người ta khuyến cáo rằng hành khách nên đậy nắp bồn cầu trước khi giật nước để tránh trường hợp các đồ vật khác vướng víu bị bồn cầu hút vào.
“Sản phẩm” của chúng ta khi đi vệ sinh trên máy bay sẽ đi đâu về đâu?
Video đang HOT
Mặt khác, quý vị sẽ tiếp tục hỏi rằng, nếu chỉ hút không như vậy thì bồn cầu có sạch sẽ hay không, hay còn vương lại chút “dư vị” của con người. Xin thưa là bên trong bồn cầu đã được tráng trước nhựa Teflon, một loại nhựa thường được dùng để tráng chảo chống dính trong bếp nhà bạn. Bởi thế, một khi giật nước xong, mọi thứ sẽ lại tươm tất gọn gàng.
Quay trở lại với quy trình hút chất thải. Sau khi bị hút với vận tốc còn nhanh hơn cả đua xe F-1, các thứ chất thải của người sẽ được chuyển vào thùng lớn, đặt đâu đó khu gầm máy bay.
Khi hạ cánh, đã đến lúc người ta làm sạch cái đống kinh khủng được trữ trên máy bay suốt chặng bay vừa rồi. Có một phương tiện chuyên dụng để đảm đương nhiệm vụ này, đó chính là xe tải mang tên “honey truck”, cái tên quá mĩ miều cho công việc nhuốm mùi xú uế ấy.
Chiếc xe tải làm nhiệm vụ hút chất thải trên máy bay “honey truck”.
Từ chiếc xe tải này, người ta sẽ nối ống bơm vào phần thùng chứa chất thải bên trong để tiếp tục hút hết phần “nội dung” bên trong những chiếc thùng ấy. Hút xong xuôi, kỹ thuật viên tiếp tục nối một ống nữa vào thùng chứa của máy bay để làm sạch, khử trùng chúng.
Mỗi lần hút như vậy, nhân viên làm vệ sinh “thu hoạch” được hàng trăm đến hàng nghìn lít chất thải trước khi máy bay tiếp tục sẵn sàng để cất cánh cho chặng bay tiếp theo.
Nhân viên làm sạch thùng chứa chất thải của máy bay.
Và đây, nếu bạn còn đang ấm ức với công việc hiện tại của mình. Hãy nhớ rằng đâu đó trên thế giới, vẫn còn những con người phải làm công việc hút “sản phẩm” của thiên hạ như thế này. Thế nhé!
Theo Yan News
Cựu quan chức cấp cao Trung Quốc tự sát sau thảm họa lở đất
Một cựu quan chức cấp cao Trung Quốc, người điều hành cơ quan kiểm soát chất thải xây dựng - nguyên nhân gây ra thảm họa lở đất khiến hơn 70 người mất tích ở TP Thâm Quyến hồi tuần trước, đã tự tử.
Trong một bài blog đăng sáng 28-12, Công an quận Quang Minh, thuộc TP Thâm Quyến cho biết cựu giám đốc Văn phòng Quản lý đô thị quận Quang Minh, một người họ Xu, đã tự tử. Đồng thời, họ đã nhận một số báo cáo cho hay có một người đã rơi từ một tòa nhà cao tầng vào cuối ngày 27-12.
Cảnh sát hiện không có bằng chứng nào liên kết giữa cái chết của ông Xu và vụ thảm họa. Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo rằng những người chịu trách nhiệm sẽ bị "trừng phạt nghiêm khắc theo pháp luật".
Nhật báo Southern Metropolis xác định vị này tên đầy đủ là Xu Yuanan.
Hiện chưa rõ ông Xu đã bị phế truất chức danh giám đốc Văn phòng Quản lý đô thị Quang Minh khi nào nhưng chính quyền quận báo cáo trên trang web của mình rằng một người khác đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan này hồi tháng 7.
Hiện trường vụ lở đất ở Thâm Quyến hôm 20-12. Ảnh: Reuters
Hãng tin Reuters cho biết chính phủ Trung Quốc không đổ lỗi cho bất cứ ai vì thảm họa hôm 20-12, khi vụ lở đất nhấn chìm 33 tòa nhà ở khu công nghiệp Hằng Thái Dụ, thuộc TP Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Tuy nhiên, hôm 26-12, chính quyền nước này lại nói rằng vụ việc là do hành vi vi phạm các nguyên tắc an toàn xây dựng. Trước đó một ngày, nhóm điều tra của chính phủ Trung Quốc về vụ lở đất tại Thâm Quyến cho hay thảm họa xảy ra do chất thải xây dựng tại bãi chứa ở khu công nghiệp đổ xuống chứ không phải hoạt động địa chất tự nhiên. Theo ghi nhận, có hai người đã thiệt mạng và hơn 70 người hiện đang mất tích. Thảm họa trên là tai nạn chết người gần đây nhất tại Trung Quốc. Vụ việc đã làm phát sinh câu hỏi về tiêu chuẩn an toàn công nghiệp và thiếu sự giám sát của chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm tăng trưởng kinh tế của nước này.
Bảo Anh (Theo CNA)
Theo_PLO
Trung Quốc: Chất thải xây dựng gây ra vụ lở đất Dưới đây là những hình ảnh tại hiện trường vụ lở đất tại khu công nghiệp Hằng Thái Dụ ở quận Quang Minh (thành phố Thâm Quyến - Trung Quốc). Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, khối lượng bùn đất khổng lồ nhấn chìm 33 tòa nhà trong khu công nghiệp Hằng Thái Dụ ở quận Quang Minh (TP Thâm Quyến...