“Chất” như trâu ngố Tuyên Quang: Thương hiệu có một không hai
Xây dựng thành công thương hiệu “ Trâu ngố Tuyên Quang”, tỉnh Tuyên Quang không chỉ góp phần bảo tồn, phát triển một giống gia súc bản địa quý hiếm mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng, đe dọa đàn lợn trong cả nước, việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi để cung cấp đủ sản lượng thịt cho thị trường cũng là điều cần thiết.
Thương hiệu có một không hai
Cuối tháng 9/2018, lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang công bố nhãn hiệu tập thể “Trâu ngố Tuyên Quang”. Để có được thương hiệu này là cả quá trình phấn đấu của những nông dân chăn nuôi xứ Tuyên trong việc xây dựng chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học với sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh và Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành.
Ông Lương Hải Tuyên chăm sóc đàn trâu ngố của gia đình ở thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ảnh: Đăng Quang
Nhờ tham gia mô hình nuôi trâu ngố vỗ béo theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thông qua HTX, hàng trăm hộ dân ở Tuyên Quang không chỉ có đầu ra ổn định mà thu nhập cũng được nâng cao rõ rệt.
Lão n ông Lương Hải Tuyên (thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa) gắn bó với con trâu kéo cày đã gần 30 năm nay, nhưng chưa bao giờ ông nghĩ sẽ làm giàu được từ vật nuôi này. Ông Tuyên bảo, trước đây gia đình chỉ chăn nuôi theo kiểu truyền thống, chăn thả tự nhiên, việc chăn nuôi cũng chủ yếu để lấy sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, đàn trâu trong gia đình không mấy khi vượt quá 3-4 con.
Đã có thời điểm, khi việc cày kéo được thay bằng máy móc, gia đình ông bỏ việc chăn nuôi, phần vì diện tích đồng cỏ bị thu hẹp phần vì có năm mùa đông khắc nghiệt, đàn trâu không có thức ăn xanh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tăng trưởng của đàn.
Thời điểm mới tham gia chuỗi liên kết, ông Tuyên nhận nuôi thử 5 con. Từ việc chỉ quen tận dụng đồng cỏ tự nhiên, ông học cách ủ rơm rạ, trồng cây vụ đông, tận dụng cây ngô, lá mía để làm thức ăn cho đàn trâu. Chỉ sau hơn 2 tháng chăn nuôi theo hình thức này, mỗi con trâu của gia đình ông Tuyên khi xuất bán lãi hơn 5 triệu đồng.
Thừa thắng xông lên, đầu năm 2018, lão nông Lương Hải Tuyên nhân đàn, từ 5 con nuôi thử nghiệm, lứa thứ 2 ông Tuyên nuôi 7 con, lứa thứ 3 tăng lên 14 con. Để có vốn chăn nuôi quy mô lớn, ông Tuyên thành lập trang trại chăn nuôi và được ngân hàng cho vay 200 triệu đồng. “Đến nay, nhờ nghề này gia đình tôi đã có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm” – ông Tuyên khoe.
Video đang HOT
Hiện, HTX Tiến Thành đã xây dựng được nhiều cơ sở chế biến, đóng gói sản phẩm trâu ngố Tuyên Quang đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành trong cả nước. Ảnh: Đăng Quang
Cùng niềm vui ấy, ông Ma Văn Va (ở thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ) cho biết, trâu ngố là giống trâu quý, được bà con Tuyên Quang gìn giữ và bảo tồn, hiện giờ giống trâu đặc sản này được người dân tại nhiều huyện nuôi để làm giàu. Hiện, Tổ hợp tác chăn nuôi trâu vỗ béo theo hướng an toàn sinh học xã Hùng Mỹ có 15 thành viên, hoạt động theo nhóm hộ, cùng sở thích, có nguồn nhân lực, mặt bằng làm chuồng trại theo tiêu chuẩn nuôi nhốt, có diện tích đất trồng cỏ…
Liên kết làm giàu
Theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang” Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp ngày 24/5/2018 cho Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang, nhãn hiệu tập thể này đã bảo hộ độc quyền cho 3 nhóm sản phẩm bao gồm: Nhóm thịt trâu đã qua chế biến; nhóm trâu giống, trâu thịt (còn sống); nhóm mua bán trâu giống, trâu thịt (còn sống và thịt trâu đã chế biến).
Với mục đích xây dựng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị, HTX Tiến Thành đã ký hợp đồng với một số HTX và tổ hợp tác để liên kết chăn nuôi, đồng thời xây dựng cơ sở tự phối trộn thức ăn chăn nuôi an toàn sinh học, nguồn nguyên liệu địa phương tại phường Nông Tiến, TP.Tuyên Quang cung cấp thức ăn chăn nuôi theo công thức riêng phân phối nội bộ cho các hộ dân tham gia chuỗi.
Thông qua đó, các hộ gia đình tham gia chuỗi được cung ứng con giống, cung cấp các sản phẩm cám tổng hợp từ ngô, sắn, cám gạo, một số khoáng chất phục vụ chăn nuôi trâu, bò; ngoài ra các hộ dân còn được tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng bệnh theo quy trình, tiêu chuẩn để cung ứng thức ăn cho chuỗi liên kết chăn nuôi an toàn sinh học.
Sau khoảng thời gian chăn nuôi, chăm sóc từ 2 – 3 tháng, đàn trâu trong mô hình theo chuỗi liên kết khỏe mạnh, đạt sản lượng thịt và trọng lượng cân theo quy định sẽ được HTX Tiến Thành thu mua mới giá đã cam kết với nông dân.
Ông Hoàng Văn Oanh – Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành cho hay: Với quy trình liên kết theo chuỗi từ khâu cung ứng con giống – cung cấp thức ăn – chăn nuôi – giết mổ tập trung tại lò mổ – chế biến sản phẩm – bao tiêu toàn bộ sản phẩm, HTX đã hình thành được mô hình liên kết theo chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học. Theo đó, các sản phẩm từ thịt trâu đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, được đóng gói, có bao bì, nhãn mác, mã truy xuất nguồn gốc, mã vạch đảm bảo an toàn trước khi đưa ra thị trường bán cho người tiêu dùng.
Ông Oanh cho biết thêm, mô hình liên kết chăn nuôi trâu, bò, đặc biệt là giống trâu ngố thịt an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được triển khai thực hiện từ tháng 9/2017. Đến nay, đã có 10 HTX, tổ hợp tác tham gia mô hình với tổng số trâu, bò là 703 con, đã xuất bán 265 con trâu, 249 con bò; số trâu, bò hiện đang nuôi là 189 con. Sau thời gian chăn nuôi từ 2,5 – 3 tháng trừ chi phí 1 con trâu cho lãi bình quân khoảng 5 triệu đồng.
Mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, thay đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi đại gia súc theo lối truyền thống sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có bao tiêu sản phẩm.
Ông Oanh cho biết thêm, hiện nay HTX Tiến Thành đã đầu tư và hỗ trợ cho 2 cơ sở giết mổ và chế biến, đóng gói trâu, bò với công suất khoảng 5 tạ thịt/mẻ/24 giờ tại địa phương.
Ông Trương Xuân Quý – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang cho biết, từ nay đến năm 2020, Hội Nông dân tỉnh sẽ phối hợp với HTX Tiến Thành tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt vỗ béo an toàn sinh học; chăn nuôi trâu bò sinh sản gắn với tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển, mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi với quy mô từ 1.000 con trâu thịt, 2.000 con bò thịt/năm.
“Hiện, chúng tôi đang rất thiếu mặt bằng và vốn để đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô chăn nuôi, nhà xưởng chế biến, giới thiệu sản phẩm. Trong thời gian tới rất mong, UBND tỉnh và các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để HTX vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiến nghị địa phương, các ngành hỗ trợ quảng bá sản phẩm, thương hiệu trâu ngố của tỉnh Tuyên Quang đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế” – ông Oanh nói.
Theo Danviet
Kiên Giang: Lan tỏa mô hình dân vận khéo giúp dân tăng thu nhập
Thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo", các cấp, ngành, trong đó có Hội Nông dân huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống hội viên, nông dân.
Phát triển kinh tế, tăng thu nhập
Trong tổng số 67 mô hình "Dân vận khéo" được Ban Chỉ đạo huyện Kiên Lương công nhận giai đoạn 2016 - 2018, có 14 mô hình, điển hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực kinh tế, chiếm hơn 20% tổng số mô hình, điển hình được công nhận.
Nuôi cá lồng bè trên biển - nghề mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ nông dân xã Hòn Nghệ. Ảnh: Dân Việt.
Nhiều mô hình "Dân vận khéo" trong lĩnh vực kinh tế đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. Các mô hình đã gắn việc tuyên truyền, vận động, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội với hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...
Điển hình của phong trào thi đua "Dân vận khéo" trên địa bàn huyện Kiên Lương những năm qua là mô hình "Xoay vòng vốn công đoàn, giúp đỡ đoàn viên khó khăn" của Công đoàn cơ sở Nông dân - Phụ nữ huyện Kiên Lương...
Ông Vương Minh Mẫn - Huyện ủy viên, Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Kiên Lương cho biết: "Đây là những mô hình "Dân vận khéo" trong thời gian qua hoạt động hiệu quả giúp cán bộ, đoàn, hội viên khó khăn phát triển kinh tế gia đình. Cán bộ Hội Nông dân, Phụ nữ đã tuyên truyền, vận động nhân dân mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất từ độc canh sang đa canh, xen kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là mô hình góp phần tận dụng, khai thác tối đa lợi thế của nguồn tài nguyên đất để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho đoàn viên, hội viên và người dân...".
Mô hình "Khéo vận động hội viên, nông dân góp vốn xoay vòng theo mùa vụ" của Chi hội nông dân ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương cũng là một trong nhũng điển hình. Mô hình có 11 thành viên, mỗi năm 2 lần theo mùa vụ sản xuất, chi hội đã xoay vòng vốn không tính lãi với số tiền 110 triệu đồng cho 1 hội viên đầu tư mua phân bón, thuốc trừ sâu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đầu tư mua bán, mua sắm thiết bị gia đình.
Hiện mô hình xoay vòng vốn theo mùa vụ không tính lãi đã được triển khai xây dựng thêm 1 mô hình nữa với 11 thành viên khác với số tiền góp vốn là 5 triệu đồng/mùa vụ.
"Hiệu quả của mô hình này đã giúp cho nhiều anh em hội viên như chúng tôi có được cuộc sống ổn định, vươn lên khá giả và có thêm nguồn vốn để tái đầu tư, sản xuất. Ở nông thôn, việc một lúc có nhiều tiền mặt để trang trải việc mua phân bón, giống cây trồng, máy móc nông nghiệp không phải là dễ dàng. Việc quy tụ được nhóm hộ cùng chí hướng, đồng lòng đã giải quyết khó khăn vốn ngắn hạn của hội viên, thành viên..." - ông Bùi Văn Hạnh, ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương cho biết.
Tăng tình đoàn kết, gắn bó
Vùng nuôi cá lồng bè của nông dân xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Trong hơn 2 năm thực hiện phong trào "Dân vận khéo", các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Kiên Lương đã có nhiều cách làm hay để gắn phong trào này với các hoạt động của Hội, nhất là hoạt động hỗ trợ, dịch vụ, tư vấn và dạy nghề.
Tiêu biểu như mô hình "Khéo vận động hội viên giúp vốn phát triển nuôi cá lồng bè" của Hội Nông dân xã Hòn Nghệ. Triển khai thực hiện từ tháng 3/2016 đến nay, mô hình hội viên giúp vốn phát triển nghề nuôi cá lồng bè đã giúp 37 hộ nuôi cá. Thông qua mô hình, các hộ thành viên đã đầu tư mua 270.000 con cá giống các loại với tổng số tiền trên 8,6 tỷ đồng. Không chỉ tạo thêm nhiều việc làm, mô hình nuôi cá lồng bè còn giúp nâng cao thu nhập của các hộ thành viên. Hiện, các hộ thành viên của mô hình có mức thu nhập trừ chi phí từ 100 - 150 triệu đồng/hộ/năm với nghề nuôi cá lồng bè.
"Ngoài hiệu quả về kinh tế mang lại, mô hình nuôi cá lồng bè đã giúp cho hội viên chúng tôi có thêm điều kiện trao đổi, thông tin với nhau về những kinh nghiệm trong nghề nuôi cá lồng bè, từ đó góp phần giúp cho nghề nuôi ngày càng ổn định và bền vững hơn..." - ông Nguyễn Đức Minh - Chủ tịch Hội Nông dân, xã Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương) chia sẻ.
Theo Danviet
Vùng đất cây sầu riêng thấp tè trái đầy cành, cứ 1 cây thu 1 triệu Những năm qua, nhiều nông dân xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã chủ động chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái như: Sầu riêng, na, chôm chôm thái... đem lại nguồn thu nhập ổn định Vùng đất xã Ia Tô trước đây chỉ có cây cà phê và cao su, giờ người dân đã...