“Chất” như Amazon: Mỗi nhân viên được “cho không” 7.000 USD để học kỹ năng mới, không bắt buộc phải ở lại Amazon
Hôm qua, nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới vừa thông báo kế hoạch chi 700 triệu USD trong 6 năm tới để đào tạo lại 1/3 số lao động tại Mỹ.
Vì các công nghệ mới đang khiến môi trường làm việc thay đổi hoàn toàn và ngày càng khó tuyển được nhân tài khi mà thị trường việc làm đang ở trong tình trạng nóng nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây với tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, các công ty Mỹ ngày càng phải chú trọng hơn đến việc đào tạo lại nhân viên.
Amazon chính là ví dụ điển hình. Hôm qua, nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới vừa thông báo kế hoạch chi 700 triệu USD trong 6 năm tới để đào tạo lại 1/3 số lao động tại Mỹ vì các công nghệ như tự động hóa hay máy học (machine learning) khiến nhiều lao động phải thay đổi cách làm việc.
Mấy năm gần đây, hàng loạt công ty từ AT&T, Walmart đến ngân hàng JPMorgan Chase đã nỗ lực trang bị cho người lao động những kỹ năng mới để có thể thích ứng với vai trò mới. Tuy nhiên chương trình của Amazon là lớn nhất từ trước đến nay, khi chia trung bình đầu người thì Amazon sẽ tiêu tốn khoảng 7.000 USD cho mỗi người lao động, tương đương 1.200 USD mỗi năm từ nay cho đến 2025. Đặt trong tương quan so sánh, số liệu thống kê cho thấy những công ty có 10.000 nhân viên trở lên chi trả trung bình 500 USD trên mỗi lao động để đào tạo họ trong năm 2017.
Amazon cho biết công ty sẽ đào tạo lại 100.000 lao động bằng cách mở rộng các chương trình đào tạo sẵn có và bổ sung các chương trình mới nhằm giúp nhân viên có thể chuyển sang những công việc phức tạp hơn dù là ở ngay tại Amazon hay ở công ty mới. Chương trình đào tạo này là tự nguyện và gần như miễn phí, và cũng không yêu cầu nhân viên bắt buộc phải ở lại Amazon.
Công nhân làm việc tại các kho hàng có thể được đào tạo thêm về công nghệ, ví dụ như học cách điều khiển các máy móc hoạt động trong kho. Đối với những nhân viên không tiếp xúc với công nghệ, đây là 1 cơ hội thực sự tuyệt vời khi mà họ được đào tạo giống như những kỹ sư phần mềm trong vài năm mà không phải quay trở lại trường đại học.
Trường đại học chuyên ngành máy học của Amazon sẽ mở cửa cho hàng nghìn kỹ sư phần mềm có những kiến thức cơ bản về khoa học máy tính, cho phép họ tham gia những khóa học về công nghệ máy học ở trình độ sau đại học. Một số nhân viên của Amazon trước đây từng là giáo sư đại học sẽ đứng lớp.
Chương trình Amazon Career Choice dành cho các nhân viên làm việc tại kho – trong đó Amazon chi trả 95% học phí – được mở rộng sang cả những ngành có nhu cầu nhân sự cao như y tá và cơ khí máy bay, những lĩnh vực mà thực ra Amazon chưa có nhu cầu tuyển dụng.
Một thách thức mà các công ty thường gặp phải khi đào tạo lại nhân viên là phải dự đoán chính xác họ cần những kỹ năng nào trong vài năm tới. Theo Jeff Wilke, một lãnh đạo của Amazon, gần đây công ty khó có thể tuyển đủ các lao động giỏi về công nghệ, trong khi nhu cầu về những lao động như vậy ngày càng tăng lên.
Hiện Amazon có hơn 20.000 vị trí cần tuyển người tại Mỹ, hơn một nửa trong số đó là tại trụ sở ở Seattle. Mới đây công ty vừa chọn 1 vùng ngoại ô Washington D.C để mở thêm trụ sở, và dự đoán đây sẽ là nơi làm việc của 25.000 người với mức thu nhập bình quân hàng năm đạt 150.000 USD.
Tổng cộng Amazon có 630.000 nhân viên (cả bán thời gian và toàn thời gian) trên khắp thế giới, tính đến hết quý I vừa qua. Riêng ở Mỹ có khoảng 275.000 nhân viên toàn thời gian.
Từng nhiều lần bị chỉ trích về điều kiện làm việc nhưng Amazon cho biết trong những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường làm việc như tăng lương và trao cho người lao động nhiều cơ hội học tập. Năm ngoái Amazon vừa tăng mức lương tối thiểu cho nhân viên Mỹ lên 15 USD/giờ.
(Theo WSJ)
Thánh địa cho vẹt trong lòng ngôi chùa tại Mỹ
Những tiếng kêu ồn ã tại Garuda Aviary này như đưa bạn lạc vào những khu rừng rậm Châu Phi hay rừng nhiệt đới Amazon.
Tuy nhiên, nó lại nằm ngay tại tiểu bang Maryland, giữa các khu dân cư và trang trại, trong khuôn viên của ngôi chùa mang tên Kunzang Palyul Choling. Đây có thể được coi là "thánh đường" của các chú vẹt bị bỏ rơi.
Theo voa
Cuộc chạy đua giao hàng giữa Amazon và các chuỗi siêu thị Trước đây, Amazon từng có lợi thế vượt trội để bóp nghẹt bán lẻ truyền thống, nhờ vào cam kết giao hàng nhanh, chỉ trong 1 ngày. Nhưng giờ thì các chuỗi siêu thị lớn dường như đã tìm ra được hướng đi riêng cho mình để lật ngược thế cờ trong cuộc đua. Theo vtv24