Chất lượng ứng dụng trên Android vẫn thua kém iOS sau nhiều năm
Mặc dù chiếm tới 80% thị phần smartphone, tuy nhiên Android vẫn đứng sau iOS khi nói đến chất lượng các ứng dụng mà chúng ta sử dụng, tại sao vậy?
Bạn có thể cài đặt một số hoặc rất nhiều ứng dụng trên smartphone của bạn. Ứng dụng là một phần quan trọng không thể thiếu và nó khiến cho smartphone trở nên “thông minh” hơn.
Cho dù là kinh doanh hay giải trí, một cửa hàng ứng dụng là thứ giúp cho hệ điều hành tồn tại. Ai đã từng dùng hệ điều hành Windows Phone sẽ thấy rằng nhận định trên là hoàn toàn chính xác.
Chất lượng ứng dụng trên Android vẫn thua kém iOS sau nhiều năm.
Một hệ điều hành sẽ trở nên lỗi thời, “héo mòn” khi không có sự hỗ trợ của những nhà phát triển ứng dụng.
Một trong những điều tuyệt vời trên Android là bất kỳ ai cũng có thể phát triển một ứng dụng miễn phí và xuất bản nó lên Google Play Store chỉ với 5 USD.
Bạn không cần bất kỳ thiết bị cụ thể nào để kiểm tra và thậm chí ứng dụng đó có thể được duyệt qua các dịch vụ thử nghiệm.
Nhờ vậy mà có một số nhà phát triển đơn lẻ đã tạo ra một số ứng dụng tuyệt vời cho Android. Nếu bạn không tin, bạn có thể duyệt qua diễn đàn phát triển ứng dụng tại XDA và bạn sẽ thích những điều mà bạn thấy trên đó.
Mặt khác, nếu bạn để ý kỹ, một số ứng dụng trên Android phổ biến hiện nay đều cảm thấy “thua thiệt” khi so sánh chúng trên iOS. Các ứng dụng Android có hàng triệu người dùng như Instagram, Snapchat, Facebook… đều cho cảm giác nó không được tốt như trên iOS, hoặc nó có các tính năng tương tự như trên iOS nhưng hoạt động không ổn định như trên nền tảng này.
Không chỉ các ứng dụng giải trí hay mạng xã hội, các ứng dụng cho công việc, tài chính, đặt vé hay ứng dụng để điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà…, chúng đều không tốt như trên nền tảng iOS.
Có những lý do giải thích cho thực tế này. Khi nói đến những thứ sử dụng tín hiệu không dây như Bluetooth hoặc Wi-Fi, việc phát triển ứng dụng trên iOS sẽ dễ dàng hơn bởi bạn đã biết chính xác những gì có thể làm được.
Nhưng khi trên nền tảng Android, những ứng dụng đó có thể hoạt động tốt trên những smartphone Samsung nhưng chưa chắc đã ổn trên các smartphone khác.
Android đa dạng hơn và các ứng dụng sẽ khó mà có thể hoạt động tốt trên tất cả các model smartphone từ nhiều hãng điện thoại như vậy.
Tôi (người viết bài này trên Androidcentral) đã không sử dụng iPhone một khoảng thời gian khá dài, vì vậy tôi tưởng rằng các ứng dụng trên Android đã trở nên tốt hơn.
Nhưng tôi đã sai. Tôi đã so sánh một số ứng dụng phổ biến trên Android với trên iOS (chiếc iPhone 8 mà vợ tôi đang sử dụng), tôi thấy rằng trên iOS, chúng tốt hơn so với khi chạy trên Android.
Android có hơn 80% thị phần smartphone, nhưng tại sao các công ty phát triển lại không thể làm cho các ứng dụng chạy trên Android tốt như trên iOS?
Video đang HOT
Tôi mong đợi một số ứng dụng đang cài đặt trên Galaxy S9 mà tôi đang sử dụng (hoặc Pixel) sẽ tốt như trên iPhone 8 của cô ấy, nhưng phần nhiều đều không.
Tôi đã biết và sử dụng các công cụ phát triển của Google cho các ứng dụng Android, tôi thấy chúng ổn. Mặc dù tôi ghét làm việc trên Java nhưng nó là một ngôn ngữ phát triển và tôi biết nó có thể tạo ra các ứng dụng tuyệt vời cho Android.
Tôi chỉ không thể hiểu tại sao lại có sự chệnh lệch như vậy khi nói đến chất lượng các ứng dụng. Tôi không phải là nhà phát triển ứng dụng chuyên nghiệp, nhưng tôi nghĩ rằng phải có nhiều lý do đằng sau nó.
Theo Androidcentral
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Nokia 3.1 Plus: Giá rẻ, bền, tốt và có đáng mua?
So với các đối thủ trong phân khúc khúc giá rẻ có thể Nokia 3.1 Plus không đẹp bằng. Nhưng liệu smartphone của Nokia có đáng để lựa chọn cho người dùng phổ thông?
Có thể nói ở thời điểm này thiết kế của Nokia 3.1 Plus là không thật sự hấp dẫn và thua xa các đối thủ trong cùng phân khúc giá về mức độ sang trọng và thời trang. Tuy nhiên điện thoại của Nokia vẫn sở hữu thế mạnh riêng đó là sự cứng cáp và khung kim loại bền bỉ.
Mặt lưng của Nokia 3.1 Plus mặc dù sử dụng chất liệu nhựa như các đối thủ nhưng bề mặt không được sơn bóng, giả kính hay thay đổi màu sắc theo xu thế, thay vào đó nó có bề mặt được xử lý mịn với khả năng chống dính bám dấu vân tay rất tốt.
Kết hợp với khung viền camera kép cũng như cảm biến vân tay được mạ bằng crôm tạo điểm nhấn nổi bật cho mặt sau của máy.
Trong khi nhiều smartphone đã chuyển sang sử dụng thiết kế màn hình tai thỏ hoặc giọt nước mới, đáng ngạc nhiên khi Nokia 3.1 Plus vẫn đứng ngoài cuộc đua này, nhưng đó dường như không phải là một vấn đề lớn, vì rõ ràng màn hình truyền thống vẫn còn tương đối phổ biến.
Mặt trước Nokia 3.1 Plus là kính với các góc bo cong 2.5D, cho cảm giác vuốt chạm trơn mượt, mép trên dưới màn hình vẫn khá dày là đặc trưng của máy giá rẻ. Máy hỗ trợ khe cắm thẻ SIM kép cùng với khe cắm thẻ nhớ microSD riêng, giúp người dùng sử dụng rất thuận tiện.
Nokia 3.1 Plus sở hữu màn hình IPS LCD lớn với kích thước 6 inch, tỷ lệ khung hình 18:9, mang đến không gian hiển thị rộng rãi và phù hợp để hiển thị nhiều thông tin trong các ứng dụng như Facebook, lướt web... Nhưng do màn hình dài nên khi xem video trên YouTube hay xem phim không tràn màn hình.
Màn hình Nokia 3.1 Plus có mật độ điểm ảnh đạt 268 ppi, độ phân giải HD là phù hợp với phân khúc giá. Tấm nền IPS LCD giúp cho hình ảnh hiển thị màu sắc sống động, độ tương phản cân bằng và độ chi tiết ở mức trung bình. Hình ảnh thiên về tông màu ấm hơn và điều tiếc là người dùng không có tùy chọn để thay đổi cài đặt màu sắc hiển thị.
Góc nhìn màn hình khá rộng và độ sáng đủ cao để sử dụng trong nhà nhưng khi sử dụng trực tiếp ngoài trời nắng vẫn bị lóa và mờ. Nhìn chung chất lượng màn hình Nokia 3.1 Plus không quá nổi bật nhưng là phù hợp với phân khúc giá.
Nokia 3.1 Plus được trang bị con chip Mediatek MT6762 Helio P22 tám nhân tốc độ 2.0GHz, RAM 3GB và bộ nhớ trong 32GB, có hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD tối đa 400GB. Phần cứng của máy là tương đương các đối thủ, đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng smartphone cơ bản của người dùng như: xem YouTube, lướt web, duyệt ảnh và chơi Facebook ...
Chip đồ họa PowerVR GE8320 đi kèm đủ để chơi các game giải trí phổ biến trên Android như Subway Surfers hoặc Temple Run một cách dễ dàng. Các game nặng như PUBG mobile và Asphalt 9: Legends vẫn có thể chạy nhưng hiện tượng trễ, lag, tải chậm làm ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng.
Bộ nhớ RAM 3GB trên Nokia 3.1 Plus đảm bảo khả năng đa nhiệm hoặc chuyển đổi giữa các ứng dụng phù hợp. Tuy nhiên, các ứng dụng sẽ mất vài giây để khởi động. Máy cũng có khả năng duy trì mức nhiệt độ khá tốt khi chơi game lâu hoặc chạy các ứng dụng sử dụng tài nguyên nhiều.
Nokia 3.1 Plus cũng hỗ trợ mở khóa bằng khuôn mặt dựa trên phần mềm và bảo mật vân tay. Mặc dù cả hai công nghệ bảo mật này hoạt động hoàn hảo, nhưng không nhanh như trên các mẫu điện thoại khác.
Nhìn chung hiệu năng của máy là phù hợp với các đối tượng người dùng là học sinh, sinh viên, người dùng phổ thông không có nhu cầu cao hay chuyển từ điện thoại tính năng sang.
Nokia 3.1 Plus được cài sẵn Android 8.1 Oreo và sẽ sớm nhận được bản cập nhật Android 9 Pie với giao diện người dùng sạch, tối ưu hóa, không có bloatware và trải nghiệm Android đơn giản, mượt mà và chỉ có các ứng dụng Google cơ bản được cài sẵn.
Mặc dù hiệu năng không phải là điểm mạnh của Nokia 3.1 Plus, nhưng camera là nơi mà điện thoại của Nokia tỏa sáng. Máy sở hữu cụm camera kép ở mặt sau, bao gồm camera chính độ phân giải 13MP khẩu độ f/2.0, hỗ trợ tính năng tự động lấy nét theo pha và camera phụ độ phân giải 5MP để hỗ trợ chụp ảnh xóa phông.
Camera Nokia 3.1 Plus hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ với chất lượng ảnh hài lòng, hình ảnh có màu sắc sống động, độ tương phản tốt, mức độ chi chi tiết và độ sắc nét vừa phải. Camera có tốc độ khóa lấy nét tự động và tốc độ màn trập đủ nhanh để lưu lại ngay những khoảnh khắc của cuộc sống.
Trong khi ảnh chụp thiếu sáng mặc dù có được sự hỗ trợ từ đèn flash LED nhưng chất lượng ảnh chụp chỉ ở mức trung bình và phù hợp với các thiết bị giá rẻ. Ảnh chụp thường bị nhiễu khá nhiều, độ chi tiết giảm và màu sắc nhạt.
Camera phụ trên Nokia 3.1 Plus với sự hỗ trợ của chế độ xóa phông chủ động (Live Bokeh) có khả năng mang đến những bức hình xóa phông với chất lượng khá, phông nền xóa mịn nhưng phần chuyển tiếp giữa chủ thể và phông nền vẫn chưa được mịn màng, đây cũng là nhược điểm chung của các máy giá rẻ có camera kép.
Đáng chú ý, camera của Nokia 3.1 Plus cũng có sẵn tùy chọn để điều chỉnh hiệu ứng làm mờ phông nền thông qua một thanh trượt và kết quả áp dụng được hiển thị trực tiếp. Ngoài chế độ Live Bokeh, máy còn có cả chế độ Slow Motion và Time Lapse, hoạt động khá tốt.
Camera selfie độ phân giải 8MP khẩu độ f/2.2 trên Nokia 3.1 Plus cũng hỗ trợ chế độ chụp xóa phông với sự hỗ trợ của công nghệ AI nhưng thiếu đèn flash. Ảnh chụp selfie khá đẹp với đủ chi tiết và độ sắc nét, miễn là điều kiện ánh sáng xung quanh tốt.
Viên pin dung lượng 3.500mAh đi kèm Nokia 3.1 Plus đủ tốt để đáp ứng một ngày với nhu cầu sử dụng trung bình. Ngoài ra nhờ màn hình độ phân giải thấp và chipset tiết kiệm năng lượng, người dùng có thể tiết kiệm được pin nhiều hơn khi cần thiết.
Với mức giá dưới 4 triệu đồng, Nokia 3.1 Plus có thiết kế bền, tốt hơn các đối thủ, màn hình đủ dùng, camera chụp ảnh tốt, hiệu năng như mong đợi và là lựa chọn phù hợp cho đa số người dùng phổ thông với các nhu cầu sử dụng cơ bản.
Theo XHTT
Bằng sáng chế smartphone OPPO với màn hình "đục lỗ" kề cạnh dải ứng dụng Gần đây, OPPO đã nộp đơn xin cấp hai bằng sáng chế smartphone có màn hình "đục lỗ" vừa đủ chứa camera selfie và dải phím tắt ứng dụng nằm sát bên, lên Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Phần "đục lỗ" nằm ở góc trên bên trái màn hình, sau đó ứng dụng camera chồng lên cụm camera selfie...