‘Chất lượng thủy điện Đakrông 3 có vấn đề’
Phó Chánh văn phòng UBND Quảng Trị Trần Anh Tuấn trả lời về vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3 xảy ra ngày 7/10.
Được biết, ông Tuấn cũng là người phụ trách đoàn công tác của UBND tỉnh kiểm tra vụ vỡ đập thủy điện.
Bê tông vỡ từ đập thủy điện Đakrông 3 (Ảnh Tuổi Trẻ)
Ngày 15/10, Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Trần Anh Tuấn nhận định:
Dù nguyên nhân chính dẫn đến vỡ đập là do phía chủ đầu tư tích nước khi chưa hoàn thành công trình, nhưng bằng mắt thường có thể thấy chất lượng công trình này không đảm bảo.
Ba ngày trước khi ông cùng đoàn kiểm tra của UBND tỉnh đến hiện trường vụ vỡ đập thì phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường từ những mảng bê tông vỡ ra.
Video đang HOT
Cụ thể, những mảng bê tông khi bị tác động lớn bởi áp lực của nước vỡ thành từng tấm phẳng chứ không theo hình răng cưa như bình thường.
‘Biểu hiện này cho thấy chắc chắn có vấn đề về kỹ thuật. Bởi khe lạnh giữa các khối bê tông không đồng nhất mới có hiện tượng đó’, ông Tuấn nói.
Khảo sát trước đó tại hiện trường cũng cho thấy:
Bên ngoài những tấm bê tông vỡ ra từ thân đập lòi ra lưa thưa những que sắt, loại lớn nhất có phi 16 không có dấu hiệu bị kéo đứt.
Điều này cho thấy, sắt được kết cấu cho từng khối bê tông riêng rẽ, chúng không được hàn hoặc tổ chức kết cấu cho toàn bộ thân đập.
Tại những nơi bê tông bị bể ra, bằng mắt thường có thể nhìn thấy rất nhiều tạp chất gồm đất, gỗ, củi…, một số nơi có thể dùng tay bẻ, bê tông vẫn rời ra từng cục.
Ông Tuấn còn cho biết, trách nhiệm kiểm tra chất lượng công trình thuộc về Sở Xây dựng tỉnh.
Tuy nhiên, hiện UBND tỉnh chưa có ý định lập đoàn thanh tra xây dựng để lấy mẫu về kiểm nghiệm chất lượng của công trình này.
Trước mắt, tỉnh chỉ mới có phương án rà soát lại độ an toàn của tất cả công trình thủy điện trong toàn tỉnh.
Vị Chánh thanh tra cũng cho hay, có thể chấp nhận nhà máy thủy điện tích nước để vận hành thử nhưng phải thông báo rõ ràng đến từng hộ dân.
Ở đây hồ thủy điện tích nước khi chưa hoàn thành mà lại không thông báo cho dân là coi thường tính mạng và tài sản của nhân dân.
Trước đó, sáng ngày 7/10, đã xảy ra sự cố vỡ đập dâng thủy điện Đakrông 3 (Đakrông, Quảng Trị) gây thiệt hại ít nhất 20 tỷ đồng.
Theo Tinngan
Vỡ đập thủy điện: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm
Việc thẩm định chất lượng và nghiệm thu công trình thủy điện Đakrông 3 đều do chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm.
Ngày 15/10, UBND huyện Đakrông - Quảng Trị đã có báo cáo chính thức về thiệt hại do vỡ đập vai trái công trình thủy điện Đakrông 3. Theo đó, ngoài thiệt hại về sắn người dân xã Tà Long đã thu hoạch, còn gần 1 ha sắn, 0,5 ha hoa màu và 0,2 ha chuối của người dân xã Đakrông cũng bị ngập.
Ông Phạm Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, khẳng định sự cố tuy gây thiệt hại không lớn nhưng rất nguy hiểm và khiến người dân bất an, đặc biệt là nhiều học sinh hằng ngày đều phải đi qua con sông này để đến trường. "Ngày 13/10, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Trường Sơn (chủ đầu tư) đã chấp nhận đền bù cho người dân rồi, nếu giờ nói ngược lại thì chứng tỏ họ trốn tránh trách nhiệm" - ông Hùng nói.
Đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ trong mùa mưa bão khiến người dân lo lắng
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị, khẳng định: "Việc vỡ đập thủy điện gây thiệt hại cho người dân thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường bởi nếu không vội vàng tích nước thì làm sao xảy ra sự cố".
Ông Hoàng Tiến Dũng, Trưởng Phòng Điện năng Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, khẳng định đã nhận được văn bản đề ngày 5/9/2011 từ phía chủ đầu tư thông báo sẽ tích nước vào ngày 12/9/2011 để vận hành thử tổ máy số 1 nhưng họ không triển khai. Đến năm nay họ gửi thông báo tích nước nhưng chúng tôi chưa thể đi kiểm tra vì công trình chưa hoàn thành thi công, việc quyết định tích nước hay không là quyền của họ" - ông Dũng lý giải.
Cũng theo ông Dũng, đây là công trình thủy điện cấp 3 (có công suất từ 3-30 MW) nên không thuộc danh mục buộc cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận bảo đảm chịu lực mà chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm. Vấn đề nghiệm thu chất lượng công trình, bản thiết kế kỹ thuật đều do chủ đầu tư thực hiện, ký duyệt. Chính quyền địa phương chỉ được chủ đầu tư báo cáo về bản thiết kế tổng quát để xem xét có phù hợp với quy hoạch thủy điện hay không.
Còn sau khi hoàn thành và công trình được nghiệm thu, trong vòng 30 ngày, chủ đầu tư mới báo cáo cho Sở Công Thương để theo dõi, đôn đốc việc kiểm tra độ an toàn hồ đập theo định kỳ. Vì vậy, chủ đầu tư phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến an toàn công trình.
Theo 24h
Lãnh đạo Công ty CP thủy điện Trường Sơn: "Dân có gì đâu mà thiệt hại" Để làm rõ nguyên nhân, hậu quả cũng như công tác khắc phục của sự cố vỡ đập chắn thủy điện Đakrông 3 (H.Đakrông, Quảng Trị), ngày 14.10, PV Thanh Niên đã có buổi làm việc với Công ty CP thủy điện Trường Sơn (chủ đầu tư). Dù đã liên hệ từ trước và được sự đồng ý của ông Nguyễn Thanh Hải,...