Chất lượng kiểm sát viên yếu dẫn đến án oan sai
Đánh giá khả quan về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu ngành kiểm sát khi 4/4 chỉ tiêu Quốc hội giao cho ngành đều đạt, nhưng Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hoà Bình cũng thừa nhận hạn chế trong xử lý án tham nhũng, để loạt án oan sai…
Báo cáo về công tác của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình gửi đến Quốc hội cho thấy, năm 2014, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, đã khởi tố 77.913 vụ án, tăng 2% so với năm 2013. Đáng chú ý là tội phạm về tham nhũng vẫn xảy ra nhiều, đã phát hiện nhiều vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt số tài sản lớn tại các ngân hàng, trong thực hiện các dự án lớn của Nhà nước.
Tội phạm có tính chất “ xã hội đen” vẫn diễn ra với thủ đoạn thông qua hoạt động của các doanh nghiệp để phạm tội. Số vụ án về ma túy phát hiện ít hơn nhưng quy mô lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp tuy giảm nhưng có vụ gây bức xúc dư luận.
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hoà Bình.
So với các chỉ tiêu cơ bản ngành kiểm sát đã được Quốc hội giao trong Nghị quyết số 37 về công tác tư pháp, người đừng đầu VKSND tối cao báo cáo đã hoàn thành cả 4 chỉ tiêu. 100% các vụ án hình sự được kiểm soát từ khi khởi tố. Tỷ lệ truy tố đúng thời hạn đạt 99,97%, tăng 0,63% so với năm 2013 và vượt chỉ tiêu 9,97%. Tỷ lệ truy tố đúng tội danh đạt 99,76%, tăng 0,04% và vượt chỉ tiêu 4,76%. Tỷ lệ kháng nghị các loại án được Tòa án chấp nhận đạt 81,2%, vượt chỉ tiêu 11,2%…
Về tội phạm tham nhũng, Viện trưởng Nguyễn Hoà Bình khẳng định, đã chỉ đạo xử lý nghiêm minh các vụ án tham nhũng. Ông Bình cho biết, VKS các cấp thực hiện nghiêm túc nhiều biện pháp nhằm thực hành quyền công tố và kiểm sát tốt việc giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố tội phạm về tham nhũng.
Qua kiểm sát, đã yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố 5 vụ án về tham nhũng. Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phát hiện, khởi tố điều tra 17 vụ án về tham nhũng trong hoạt động tư pháp, chiếm 38,6% số vụ án thụ lý điều tra. Tuy nhiên, ông Bình thừa nhận, việc phát hiện tội phạm về tham nhũng, kinh tế chức vụ còn hạn chế, chất lượng giải quyết chưa cao. Chất lượng tranh tụng tại một số phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Video đang HOT
Nhận định công tác giải quyết các vụ án về tham nhũng có nhiều chuyển biến, Viện trưởng VKSND tối cao thông tin, cơ quan này đã chỉ đạo toàn ngành báo cáo về những trường hợp đề nghị cho bị cáo hưởng án treo, kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ khi xét xử cho bị cáo mức án thấp hơn và kiên quyết kháng nghị đối với các bản án tuyên xử cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ và mức án nhẹ trái quy định của pháp luật…
Vì vậy, số bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án treo giảm 8,2%, số bị cáo phạt cải tạo không giam giữ giảm 66,6% so với năm 2013, qua đó thể hiện sự nghiêm minh và quyết tâm cao của ngành Kiểm sát trong đấu tranh với tội phạm về tham nhũng.
Báo cáo cũng điểm tên một số vụ án do VKSND Tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm, như vụ Dương Chí Dũng, vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Vũ Việt Hùng và vụ Nguyễn Đức Kiên…
Qua đây, Viện trưởng Bình khẳng định, công tác giải quyết các vụ án lớn về tham nhũng, kinh tế chức vụ có nhiều tiến bộ, tiến độ nhanh hơn kết quả xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.
Phần báo cáo về những hạn chế, thiếu sót của Viện trưởng Nguyễn Hoà Bình thể hiện, việc điều tra, xử lý một số vụ án về tham nhũng, kinh tế chức vụ còn chậm. Tại một số phiên tòa, chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, một số địa phương còn để xảy ra oan, sai.
Những hạn chế nêu trên chủ yếu do năng lực trình độ và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; một số đơn vị còn thiếu cán bộ, Kiểm sát viên; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc chưa ứng được yêu cầu công tác; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện,…
P.Thảo
Theo Dantri
Án oan 10 năm: Những ai bị bắt do "chắp bút" sửa hồ sơ?
Liên quan vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, ở tỉnh Bắc Giang, một phó CA huyện Việt Yên và một kiểm sát viên (chức vụ trưởng phòng) Viện KSND Bắc Giang đã bị khởi tố, bắt giam.
Ngày 9-5, CQĐT Viện KSNDTC đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Đặng Thế Vinh, Trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang và ông Trần Nhật Luật, Thượng tá, Phó trưởng CA huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cả hai bị can bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi "Cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án" theo Điều 300 BLHS, gây oan sai khiến ông Chấn phải chịu giam oan 10 năm tù.
Cùng ngày, Đại tá Nguyễn Văn Chức, Chánh văn phòng CA tỉnh Bắc Giang cho biết, khi CQĐT VKSND Tối cao thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Nhật Luật, CQCA chưa có quyết định xử lý về chức vụ và Đảng đối với ông này.
Ông Nguyễn Thanh Chấn ngày được trở về nhà. Ảnh: TL
Đối với bị can Đặng Thế Vinh, theo một lãnh đạo tại VKSND tỉnh Bắc Giang, các quyết định xử lý về chức vụ và Đảng đối với bị can này đã được làm theo đúng quy trình.
Trước đó, năm 2003, ông Nguyễn Thanh Chấn bị bắt giam, truy tố và bị tuyên án tù chung thân về hành vi giết người. Nạn nhân của vụ án là bà Nguyễn Thị Hoan, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Sau 10 năm ngồi tù, ông Chấn được minh oan, tuyên vô tội và hung thủ thực sự của vụ án là Lý Nguyễn Chung, ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã ra đầu thú, khai nhận toàn bộ hành vi giết bà Hoan để cướp tài sản.
Trong đơn kêu oan gửi các cơ quan chức năng, ông Chấn cho biết bị ép cung để nhận tội, mặc dù tại thời điểm xảy ra vụ án vào tối 15-8-2003, ông Chấn có bằng chứng ngoại phạm. Trong lá đơn này, ông Chấn cũng trình bày việc bị đe dọa đánh đập, bị ép buộc không cho ngủ đêm từ ngày 20 đến 28-9-2003. Ông Chấn trình bày: "Do sợ hãi hoảng loạn bị tra tấn đánh đập nên tôi đã phải nhận và làm những gì mà cán bộ CA bắt tôi phải làm theo nhưng thực tế không phải như vậy"...
Tại lá đơn gửi Văn phòng Chính phủ ngày 15-12-2005, ông Chấn cũng trình bày rõ ràng việc bị ép cung và bị những điều tra viên nào ép cung. Ông Chấn viết: "... các cán bộ Nguyễn Văn D, Ngô Đình D, Đào Văn B, Nguyễn Trung T, Trần Nhật L, thay nhau túc trực tôi suốt đêm này sang đêm khác không cho tôi về và không cho ngủ, dọa nạt ép buộc tôi thế này thế nọ... như cán bộ Ngô Đình D bắt tôi bảo để chuôi dao ở đâu...".
Trong đơn ông Chấn còn trình bày rõ việc bị mớm cung: "Cán bộ Ngô Đình D đọc và bắt ép tôi viết đơn tự thú ngày 28-9-2003, thế là đến chiều chuyển tôi về trại kế ở Bắc Giang"...
Sau khi xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, CQĐT VKSNDTC đã khởi tố hai cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ vụ án Nguyễn Thanh Chấn vào thời điểm 2003 là ông Trần Nhật Luật và Đặng Thế Vinh.
Điều 300 BLHS, quy định: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ 1-5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3-10 năm: a) Có tổ chức; b) Gây hậu quả nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 7-15 năm.
(TheoPháp luật Xã hội
Kiểm sát viên phải tuyên thệ Ngày 13-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân sửa đổi và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi. Theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) đã cụ thể...