Chất lượng không khí ở Hà Nội đang suy thoái
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, chất lượng môi trường không khí của Hà Nội đã có biểu hiện suy thoái.
Đặc biệt là ở khu vực nội thành, các trục đường giao thông chính và các công trường xây dựng. Nồng độ ô nhiễm bụi ở một số nơi tại 1 số thời điểm đã vượt giới hạn cho phép.
Phát biểu tại Hội thảo nâng cao năng lực quan trắc môi trường thành phố Hà Nội sáng 26/6, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho hay, quá trình đô thị hóa kéo theo sự gia tăng dân số, số lượng phương tiện giao thông là những nguyên nhân khiến chất lượng không khí có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở khu vực nội thành.
Người dân gọi đoạn quốc lộ 6A, đoạn qua bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) là đoạn đường “sương mờ” bởi từ nhiều năm nay, bụi luôn là nỗi ám ảnh của người dân khi đi qua đoạn đường dài hơn 500 m này.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường cho rằng, so với những năm từ 2010 trở về trước, chất lượng không khí tại các khu vực dân cư, khu công nghiệp có xu hướng được cải thiện dần theo thời gian.
Tuy nhiên, riêng chỉ tiêu Benzen có xu hướng tăng dần qua các năm do việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng), đặc biệt do sự gia tăng các phương tiện giao thông.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo các hoạt động xây dựng cùng với sự gia tăng dân số cơ học, số lượng phương tiện giao thông cơ giới tăng mạnh… đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn.
Video đang HOT
“Chất lượng môi trường không khí của thành phố đã có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở khu vực nội thành, các trục đường giao thông chính và các công trường xây dựng.
Nồng độ ô nhiễm bụi ở một số nơi tại 1 số thời điểm đã vượt giới hạn cho phép”, ông Đông nói.
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2 trạm quan trắc nước mặt trên lưu vực sông Nhuệ (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) và sông Đáy (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ) mới được đầu tư do Tổng Cục Môi trường quản lý vận hành, đang chuẩn bị tiến hành bàn giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường; có 6 trạm quan trắc không khí cố định.
Trong đó có 4 trạm do Trung ương quản lý (2 trạm do Tổng Cục môi trường quản lý, 2 trạm do Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường quốc gia quản lý), 2 trạm do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, nhưng đến nay chỉ còn 2 trạm quan trắc do Trung ương quản lý là còn hoạt động (Trạm tại 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên và Trạm tại số 8 Pháo Đài Láng, Quận Đống Đa).
Thành phố cũng đã đầu tư xe quan trắc không khí lưu động và trạm quan trắc nước thải tự động tại các Khu xử lý chất thải rắn tập trung của thành phố (Khu Nam Sơn huyện Sóc Sơn và Khu Xuân Sơn thị xã Sơn Tây).
Đang tiến hành các thủ tục tiếp nhận 20 trạm quan trắc không khí tự động cố định do Chính phủ Pháp tài trợ gồm: 2 trạm quan trắc môi trường nền, 9 trạm quan trắc tại các điểm nút giao thông có mật độ giao thông lớn và 9 trạm đặt tại các khu đô thị tập trung đông dân cư…
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện môi trường như trồng 1 triệu cây xanh, làm hồ điều hòa, cơ giới hóa công tác vệ sinh môi trường.
Cùng với đó, thành phố cũng sẽ đưa ra lộ trình giảm phương tiện cá nhân trong khu vực nội đô, cấm sử dụng than tổ ong…
Ông Chung đã đề nghị các chuyên gia Đức nghiên cứu để có đánh giá sát với thực tiễn, đưa ra các số liệu cụ thể về hiện trạng môi trường thành phố đồng thời đề xuất các giải pháp.
Người đứng đầu chính quyền thành phố đặt hàng chuyên gia Đức giới thiệu những thiết bị quan trắc môi trường hiện đại nhất, thế hệ mới nhất thế giới để xây dựng các trạm quan trắc cố định và tự động trên địa bàn thành phố.
Dự kiến trong tháng 7, thành phố Hà Nội sẽ có cuộc hội thảo để nghe các chuyên gia Đức báo cáo kết quả nghiên cứu và đưa ra những đề xuất cho công tác quan trắc môi trường của Thủ đô.
Theo Soha News
Hà Nội: Ô nhiễm không khí vượt giới hạn cho phép ở một số nơi
Ông Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - cho biết, chất lượng môi trường không khí của thành phố đã có biểu hiện suy thoái. Trong khu vực nội thành, các trục đường giao thông chính và các công trường xây dựng... vào một số thời điểm nồng độ ô nhiễm vượt giới hạn cho phép.
Ngày 26/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo nâng cao năng lực quan trắc môi trường. Tại đây, ông Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết, so với những năm từ 2010 trở về trước, chất lượng không khí tại các khu vực dân cư, khu công nghiệp có xu hướng được cải thiện dần theo thời gian.
Trên địa bàn thành phố do việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng), đặc biệt do sự gia tăng các phương tiện giao thông nên chỉ tiêu Benzen có xu hướng tăng dần qua các năm. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo các hoạt động xây dựng cùng với sự gia tăng dân số cơ học... đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn.
Phương tiện giao thông gia tăng quá nhanh ảnh hưởng lớn đến môi trường Hà Nội
Từ những phân tích trên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đưa ra đánh giá, chất lượng môi trường không khí của thành phố đã có biểu hiện suy thoái. Trong khu vực nội thành, các trục đường giao thông chính và các công trường xây dựng có nồng độ ô nhiễm bụi ở một số nơi vào một số thời điểm đã vượt giới hạn cho phép.
Để giám sát chặt chẽ tình hình môi trường trên địa bàn Hà Nội hiện có 6 trạm quan trắc không khí cố định. Trong 6 trạm quan trắc đó có 4 trạm do Trung ương quản lý (2 trạm do Tổng Cục môi trường quản lý, 2 trạm do Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường quốc gia quản lý), 2 trạm do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, nhưng đến nay chỉ còn 2 trạm quan trắc do Trung ương quản lý là còn hoạt động (Trạm tại 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên và Trạm tại số 8 Pháo Đài Láng, Quận Đống Đa).
Hà Nội đã đầu tư xe quan trắc không khí lưu động và trạm quan trắc nước thải tự động và đang làm các thủ tục tiếp nhận 20 trạm quan trắc không khí tự động cố định do Chính phủ Pháp tài trợ gồm: 2 trạm quan trắc môi trường nền, 9 trạm quan trắc tại các điểm nút giao thông có mật độ giao thông lớn và 9 trạm đặt tại các khu đô thị tập trung đông dân cư.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Cộng hòa Liên bang Đức đưa ra đánh giá nguyên nhân dẫn đến bụi ở Hà Nội là do sự gia tăng các nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông và các trang thiết bị phát thải khí vào bầu khí quyển. Đặc biệt trong đó là lượng xe máy ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng gia tăng quá nhanh.
Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường, trong đó có việc trồng 1 triệu cây xanh, làm hồ điều hòa, cơ giới hóa công tác vệ sinh môi trường. Cùng với đó, thành phố cũng sẽ đưa ra lộ trình giảm phương tiện cá nhân trong khu vực nội đô.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội đặt hàng các chuyên gia đến từ Đức nghiên cứu đánh giá sát với thực tiễn, đưa ra các số liệu cụ thể về hiện trạng môi trường thành phố đồng thời đề xuất các giải pháp. Ông Chung cũng đề nghị các chuyên gia Đức giới thiệu các thiết bị quan trắc môi trường hiện đại để Hà Nội đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Quang Phong
Theo Dantri
Người dân chặn đoàn 40 xe 'hổ vồ' vì lo tai nạn Bức xúc vì đoàn xe tải nặng chạy rầm rập qua khu dân cư gây ô nhiễm không khí, làm hư hỏng đường xá, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn... người dân Thanh Hóa đã mang nhiều vật dụng ra chặn lại. Chiều 17/5, hàng chục hộ dân xã Hợp Thành (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã hô hào nhau ra đường, dùng...