Chất lượng không khí nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang ở mức nguy hại
Ngày 11-12, tình trạng ô nhiễm không khí tại TP Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phía Bắc tiếp tục ở mức nguy hại.
Kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường TP Hà Nội công bố cho thấy chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức trên 150 (màu đỏ), với nồng độ bụi mịn PM 2.5 từ 125-193 g/m3. Cùng với đó, các ứng dụng quan trắc chất lượng không khí như Airvisual, PAM Air cũng đưa ra cảnh báo nhiều khu vực ở nội thành Hà Nội có chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe. Tương tự tại các điểm quan trắc bằng ứng dụng online PAM Air đặt tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình cũng cho thấy chỉ số AQI ở ngưỡng màu đỏ (151-200) và màu tím 201-300.
Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc là do thời tiết hanh khô cùng với hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người dân, đặc biệt với nhóm nhạy cảm là người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp nên hạn chế ra đường. Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tập thể dục buổi sáng, ra đường nên đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5, còn ở nhà nên đóng cửa sổ để hạn chế bụi mịn bay vào; các trường học không cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.
Video đang HOT
MINH KHANG
Theo SGGP
Đã lấy mẫu kiểm tra ô nhiễm quanh nhà máy thép Hòa Phát
Ngày 4-12, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, bà Trần Thị Hà Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi), xác nhận:
Đơn vị đã phối hợp với địa phương khảo sát và thấy đúng là có hiện tượng cây chết xung quanh Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất (thuộc Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).
"Huyện Bình Sơn cũng phối hợp với Trung tâm Quan trắc Dung Quất để lấy mẫu kiểm tra nhưng chưa có kết quả. Việc này chúng tôi cũng đã báo cáo Bộ TN&MT và tổng cục" - bà Vũ nói.
Cùng ngày, ông Hồ Đức Thọ, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thép Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát), có buổi tiếp xúc với báo chí xung quanh nhiều thông tin bất an về việc Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất gây ô nhiễm môi trường.
Báo chí đặt câu hỏi có hay không việc khí thải từ nhà máy khiến nhiều cây cối tại xã Bình Thuận héo úa và chết. Ông Thọ cho rằng: "Nếu do khí thải từ nhà máy ra làm cây cối chết thì khu vực nhà máy chắc cũng không có gì sống nổi. Còn nguyên nhân vì sao cây chết thì nhà máy cũng không biết".
Theo ông Thọ, khi nhận phản ánh về cây cối chết, đơn vị đã mời ngành TN&MT địa phương và cảnh sát môi trường của tỉnh Quảng Ngãi xuống kiểm tra để trả lời cho người dân.
Có thông tin cho rằng Hòa Phát chôn ống ngầm xả thải ra biển, theo ông Thọ, công an địa phương và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cũng đã về kiểm tra nhưng không phát hiện ống ngầm nào như đồn đại.
Bà Trần Thị Hà Vũ cho biết thêm đơn vị cũng thường xuyên phối hợp với Tổng cục Môi trường kiểm tra Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất. Qua một số đợt kiểm tra, mới nhất là tháng 10-2019 thì đoàn kiểm tra không phát hiện dấu hiệu bất thường trong các thông số về môi trường.
Được biết Cục Bảo vệ môi trường miền Trung - Tây Nguyên (Tổng cục Môi trường) đang làm việc với huyện Bình Sơn để xác minh thông tin ô nhiễm từ Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất.
TẤN VIỆT
Theo PLO
Tháo dòng chữ 'Đoàn người có uy tín tỉnh Kiên Giang' trên xe của đoàn tham quan và học tập kinh nghiệm Dòng chữ "Đoàn người có uy tín tỉnh Kiên Giang đi tham quan và học tập Hà Nội và các tỉnh phía Bắc" dán trên xe gây sự hiểu nhầm đối với nhiều người. Ngày 18/11, thông tin với báo chí, ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết, ông vừa yêu cầu trưởng đoàn tham quan, học...