Chất lượng không khí các thành phố lớn cải thiện rõ rệt nhờ giãn cách xã hội
Trong bối cảnh các quốc gia tích cực áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn ngừa Covid-19 lây lan, chất lượng không khí tại các thành phố lớn của thế giới đã chứng kiến sự cải thiện rõ nét.
Bầu trời London xanh trong khi phần lớn phương tiện giao thông đã dừng hoạt động.
Thông tin trên được nêu ra trong báo cáo mới công bố của công ty Thụy Sĩ IQAir, dẫn dữ liệu từ chính quyền các thành phố New Delhi và Mumbai (Ấn Độ), London (Anh), Los Angeles và New York (Mỹ), Rome và Milan (Italia), Sao Paulo (Brazil), Seoul (Hàn Quốc) và Vũ Hán (Trung Quốc).
Những thành phố thường nằm cuối bảng trên thế giới về chất lượng không khí nói trên đã “lột xác” hoàn toàn, với lượng bụi mịn lơ lửng giảm đáng kể. Theo báo cáo, trong giai đoạn 3 tuần các lệnh giãn cách xã hội được áp dụng, bụi mịn trong không khí tại New Delhi đã giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đối với Seoul là 54%, với Vũ Hán là 44%.
Trong khi đó, bản đồ theo dõi tương tác do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA cung cấp cho thấy lượng nitrogen dioxide (NO2) trong không khí khu vực Tây Bắc nước Mỹ đã giảm tới 30% trong tháng 3. Trong khi đó, hệ thống quan trắc của trường Đại học Columbia cũng cho thấy lượng CO2 và mê tan trong không khí Mahattan – khu thương mại sầm uất nhất của thành phố New York – đã giảm 10%. Đáng chú ý, lượng CO (carbon monoxide) độc hại tại đây cũng giảm tới 50%, do hầu hết ô tô đều ngưng hoạt động. Diễn biến tương tự cũng diễn ra tại Vũ Hán.
Video đang HOT
Trong khi đó, Cơ quan môi trường châu Âu ghi nhận lượng NO2 trong không khí tại Rome (và một số thành phố khác tại Lục địa già) giảm từ 30-60%. NO2 chủ yếu được thải ra từ các phương tiện giao thông và hoạt động công nghiệp.
Hình ảnh vệ tinh của NASA ghi nhận lượng NO2 trong tầng đối lưu (giai đoạn tháng 3-2015 đến tháng 3-2019).
Hình ảnh vệ tinh của NASA ghi nhận lượng NO2 trong tầng đối lưu (tháng 3-2020)
Tuy vậy, Rome cũng là thành phố duy nhất trong 10 cái tên nêu trên không ghi nhận sự cải thiện của mật độ vi hạt carbon (sinh ra từ việc nhiên liệu hóa thạch được đốt không triệt để). Đây được cho là hệ quả của việc nhiều gia đình đã sử dụng hệ thống sưởi trong giai đoạn ở nhà. Hiện nay, thủ đô của Italia vẫn đang trải qua những tháng lạnh nhất trong năm, với nhiệt độ trung bình chỉ từ 3-12 độ C.
“Nhờ” Covid-19, giới chuyên môn kỳ vọng 2020 sẽ là năm chứng kiến sự giảm thiểu khí CO2 lớn nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo chất lượng không khí tốt như vậy chỉ là nhất thời và tình trạng ô nhiễm sẽ tái diễn một khi dịch Covid-19 được kiểm soát, tương tự những gì đã xảy ra trong giai đoạn suy thoái kinh tế năm 2008.
Hoàng Linh
Biến dị di truyền ở hệ miễn dịch tác động đến bệnh nhân COVID-19
Biến dị di truyền ở hệ miễn dịch của con người có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng khi bị nhiễm SARS-CoV-2 - loại virus gây bệnh COVID-19.
Theo nghiên cứu mới trên Tạp chí Virus học - một ấn phẩm của Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ, biến dị di truyền ở từng người có thể là lời giải thích cho sự khác biệt về độ mạnh của các phản ứng miễn dịch. Một số gen cụ thể trong hệ miễn dịch - các gen kháng nguyên bạch cầu ( có liên quan tới việc phát hiện mầm bệnh) - ở mỗi các nhân sẽ khác nhau. Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm và khả năng hệ thống miễn dịch nhận ra một mầm bệnh nhất định. Khả năng phát hiện ra SARS-CoV-2 kém có thể khiến một người dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Theo các tác giả của nghiên cứu mới này, những hiểu biết về biến dị ở HLA (kháng nguyên bạch cầu người - một phần trong hệ miễn dịch có chứa nhiều gen khác nhau) ảnh hưởng như thế nào đến diễn biến của bệnh Covid-19 có thể giúp xác định những người có nguy cơ bị nguy hiểm khi mắc bệnh này.
Nhóm nghiên cứu cho thấy rằng Kháng nguyên bạch cầu (HLA) của mỗi người, kiểu gen đơn bội và biến dị toàn bộ kiểu gen có thể ảnh hưởng đến khả năng phản ứng với SARS-CoV-2, và họ cũng đặc biệt lưu ý rằng một số alen (là dạng cụ thể của một gen) nhất định có thể khiến cho bệnh nặng hơn.
Các tác giả của nghiên cứu - đến từ Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon và Quỹ Nghiên cứu Portland VA (Mỹ) cho rằng đây là nghiên cứu đầu tiên về sự phân bố của các loại Kháng nguyên bạch cầu và kiểu gen đơn bội trên toàn cầu với sự phân nhánh dịch tễ học tiềm năng trong bối cảnh của đại dịch hiện nay.
"Xác định kiểu HLA rất nhanh và không tốn kém. Kết hợp xác định kiểu HLA và xét nghiệm Covid-19 có thể sẽ cải thiện giúp đánh giá chính xác hơn mức độ nghiêm trọng của các ca bệnh trong cộng đồng. Khi phát triển được vắc-xin chống SARS-CoV-2, thì những người có loại HLA có nguy cơ cao sẽ được ưu tiên tiêm phòng.
Ngọc Anh
'Tác dụng phụ' không ngờ của đại dịch với thế giới New Delhi, nơi từng ghi nhận mức ô nhiễm báo động, nay chứng kiến chất lượng không khí trong lành đến khó tin kể từ khi áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại để chống dịch Covid-19. Hình ảnh về bầu trời trong xanh ở New Delhi đã bắt đầu thu hút nhiều bàn tán trên mạng xã hội từ tuần...