Chất lượng chế tác ảnh hưởng thế nào đến giá trị của viên kim cương?
Vẻ đẹp tinh khiết và ý nghĩa đặc biệt của kim cương khiến nó trở thành vật phẩm quý giá. Chính vì thế, người dùng chẳng tiếc nuối khi bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu món đồ xa xỉ.
Từ xa xưa, các món đồ trang sức chủ yếu được làm bằng vàng hay bạc để phục vụ mục đích tích trữ hoặc quy đổi thành hiện kim. Hiện nay, việc sử dụng trang sức phải đáp ứng nhu cầu thể hiện phong cách nhằm chứng tỏ sự khác biệt của bản thân.
Chính vì vậy kim cương dần lên ngôi với những ưu điểm riêng. Chỉ những người đẳng cấp cùng trình độ nhận thức sành sỏi trong nghệ thuật, mới có thể hiểu được giá trị thật sự của những món đồ đắt tiền này.
Điều này khiến kim cương sử dụng làm trang sức có giá trị cao hơn các loại hàng hóa dùng trong ngành công nghiệp khác. Với thời đại công nghệ thông tin, nhiều người còn sử dụng kim như cách để chứng minh đẳng cấp, dựa trên thiết kế và quá trình chế tác nên món trang sức tuyệt vời này.
Kim cương là món đồ trang sức xa xỉ nhất trên thế giới.
Thiết kế kim cương ảnh hưởng thế nào đến giá trị?
Kim cương cũng giống như thời trang, tất cả đều mang đến cho người sử dụng vẻ ngoài thu hút, một đẳng cấp riêng và đặc biệt khiến người đối diện không bao giờ quên. Khái niệm về thời trang cao cấp được đánh giá thông qua chất liệu, cách dựng phom và kiểu dáng.
Bạn hãy hình dung, một chiếc áo đến từ nhà mốt nổi tiếng với đường cắt khác biệt cùng kiểu dáng hợp thời chắc chắn sẽ có giá trị cao hơn nhiều lần so với hàng bình dân. Đôi lúc bạn sẽ bỏ ra hàng chục triệu đồng chỉ để sở hữu một thiết kế với kiểu dáng giúp bản thân trở nên khác biệt.
Giá trị của một viên kim cương cũng được đánh giá qua nhiều thứ khác, trong đó phải kể đến những bản vẽ thiết kế. Mẫu kim cương có giá trị càng đắt sẽ càng thể hiện tính thẩm mỹ, cá tính của người sử dụng.
Việc sử dụng viên kim cương với thiết kế đẳng cấp cũng thể hiện tính thẩm mỹ và tư duy của người dùng.
Video đang HOT
Kỹ thuật chế tác, độ tinh xảo của món đồ trang sức
Nếu là một trong những tín đồ đam mê trang sức thì chắc chắc bạn không thể quên tuyệt tác như chiếc vòng cổ “Heart of the ocean” (Trái tim của đại dương) được chế tác từ viên kim cương xanh hiếm có bậc nhất trên thế giới với thiết kế tinh tế đến từng chi tiết.
Giá trị của chiếc vòng cổ này hay những mẫu trang sức Majestic nặng 30.31 carat với gần 300 viên kim cương nhỏ được cắt gọt thành hình quả lê, hình hoa, hoặc hình tròn được gia công tinh xảo và kỹ lưỡng.
Tất cả đều là sản phẩm minh chứng cho sự tinh tế của những người thợ tài hoa khéo léo và đó là lý do món trang sức này có giá trị cao hơn rất nhiều lần so với giá gốc.
Kỹ thuật chế tác ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị một viên kim cương.
Thấu hiểu được nhu cầu thể hiện vẻ đẹp tinh tế và thời thượng của phái đẹp, DOJI đã cho ra mắt bộ sưu tập kim cương 8 HEART & 8 ARROW với thông điệp đại diện cho hạnh phúc và thành công.
Có thiết kế cách điệu từ hình dáng kết hợp từ 8 trái tim và 8 mũi tên, các lựa chọn mới về hoa tai, mặt dây chuyền và nhẫn sẽ là điểm nhấn tô đậm thêm vẻ đẹp trang nhã cho chị em phụ nữ.
Việc sở hữu món trang sức cao cấp là niềm khao khát của bất cứ ai. Giá trị mà bạn nhận được không còn đơn giản là sự sang trọng mà là sở hữu những tuyệt tác nghệ thuật, món đồ trường tồn với thời gian.
Bộ sưu tập mới của DOJI mang đến cho bạn nhiều chọn lựa, tôn vinh vẻ đẹp của phái nữ.
Theo news.zing.vn
Những yếu tố quyết định giá trị của một viên kim cương
Nhắc đến kim cương, chúng ta nghĩ ngay đến những trang sức sang trọng, đắt giá, giúp nâng tầm phong cách. Nhưng liệu nhiều người đã biết giá trị đích thực của kim cương nằm ở đâu.
Theo ý kiến chuyên môn của nghệ nhân đến từ DOJI, giá trị của một viên kim cương được quyết định dựa trên tiêu chuẩn 4C (clarity, color, cut, carat weight). Đây là tiêu chuẩn được xây dựng bởi Viện Ngọc học Mỹ (GIA), được coi như ngôn ngữ toàn cầu trong phân cấp chất lượng kim cương.
Dấu hiệu màu càng ít, giá trị càng cao
Về yếu tố màu sắc (color): Đánh giá sự thiếu vắng màu trong một viên kim cương. Nếu dấu hiệu màu càng ít, giá trị càng cao. Thang màu bắt đầu từ ký hiệu D (không màu) và tiếp tục xuống thang E, F, G, H, I, J,..., Z.
Về độ tinh khiết (clarity): Đánh giá số lượng, kích thước, độ tương phản và vị trí của bao thể bên trong và tỳ vết bên ngoài. Theo đó, giá trị viên kim cương càng cao khi càng ít khuyết điểm. Độ trong suốt được chia thành nhiều cấp độ như FL (flawless - không có khuyết điểm), IF(internally flawless - không có bao thể bên trong, chỉ có bao thể bên ngoài)...
Trọng lượng (carat weight): Khi kim cương có cùng cấp chất lượng, viên càng lớn sẽ càng có giá trị cao. Ngoài ra, giá trị tăng theo cấp số nhân vì những viên kim cương lớn hiếm có hơn.
Chế tác (cut): Đây là yếu tố quan trọng quyết định giá trị của kim cương, bao gồm độ cân đối, độ đối xứng và độ bóng. Chính cách cắt mới thực sự làm tôn lên vẻ đẹp lấp lánh của kim cương. Nếu cắt chuẩn, viên kim cương sẽ lấp lánh, rực rỡ hơn vì tất cả ánh sáng chiếu vào đều được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra mặt trên.
Các cấp chất lượng trong chế tác kim cương thường được chia thành excellent (xuất sắc), very good (rất đẹp), good (đẹp).
Với công nghệ ngày càng tiên tiến, cách cắt có thể đạt tới trình độ tinh xảo, gọi là super ideal. Đẳng cấp này được kiểm nghiệm với hiệu ứng ánh sáng "mũi tên và trái tim" của Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI. Khi nhìn vào mặt trên viên kim cương bàng một loại kính chuyên dụng, bạn sẽ thấy 8 mũi tên cân đối chính xác tuyệt đối. Và tương tự, 8 trái tim sẽ hiện ra khi bạn quan sát mặt sau viên kim cương.
Nếu cắt chuẩn và tinh tế, kim cương sẽ lấp lánh hơn.
Bên cạnh đó, những kỹ thuật chế tác đặc biệt hay ý nghĩa đằng sau mỗi sản phẩm trang sức cũng góp phần quyết định giá trị của kim cương. Chẳng hạn, trong kỹ thuật cluster setting, khi ghép các viên kim cương nhỏ với nhau, người nghệ nhân phải thực hiện khéo léo, tỉ mỉ sao cho những viên kim cương được lắp ghép chắc chắn, không lộ chấu và vẫn đảm bảo độ sáng rực rỡ nhất.
Những đặc điểm cơ bản để phân biệt kim cương và các đá thay thế
Thứ nhất, kim cương có khả năng dẫn nhiệt cao hơn hẳn cubic zirconia (CZ), topaz, saphir, beryl... Bạn có thể dùng bút thử kim cương để kiểm tra.
Thứ hai, kim cương và CZ thường được chế tác kiểu tròn tiêu chuẩn (57 hoặc 58 giác). Nhưng với một viên cùng kích thước, CZ có thể nặng gấp gần hai lần kim cương, do tỷ trọng cao hơn.
Thứ ba, kim cương có độ bóng rất tốt, canh giác sắc nét, thắt lưng nhám hoặc được mài giác. Trong khi đó, độ bóng của CZ kém hơn.
Trang sức DOJI với độ bóng tốt được Shark Linh tin tưởng lựa chọn.
Thứ tư, kim cương thường được gắn trên kim loại quý như vàng, bạch kim. Còn CZ thường được gắn trên bạc, hợp kim thường.
Trên thị trường trang sức đá quý hiện nay, nhiều khách hàng nhầm lẫn giữa khái niệm moissanite và kim cương tổng hợp. Có thể người tiêu dùng chưa tìm hiểu kỹ hoặc bị những cơ sở kinh doanh che đậy thông tin với mục đích bán hàng không trung thực.
Moissanite tự nhiên là một khoáng vật cực kỳ hiếm. Hầu hết moissanite trên thị trường đều là đá tổng hợp, nên không thể gọi bằng cái tên kim cương tổng hợp. Moissanite khác biệt hoàn toàn với kim cương, từ tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất quang học...
Phân biệt moissanite và kim cương.
Theo news.zing.vn
BST trang sức cao cấp Tinh hoa sáng tạo của các nhà mốt lớn Hòa nhịp cùng mùa Haute Couture, các thương hiệu thời trang liên tục ra mắt bộ sưu tập trang sức cao cấp, gói trọn tinh hoa sáng tạo và tư duy thẩm mỹ đáng ngưỡng mộ. Cùng với tuần lễ thời trang dành cho các BST Haute Couture mùa Đông tại Paris, tháng 6 cũng là thời điểm cao trào để các thương...