Chất liệu denim: khác biệt nào giữa “cha đẻ” Mỹ và “người thừa kế” Nhật Bản?
Mỹ và Nhật nổi tiếng “cân tài cân sức” với việc sản xuất chất liệu denim thời thượng. Hãy cùng ELLE tìm hiểu sự khác biệt giữa chất liệu denim đến từ hai quốc gia này.
Chất liệu denim đã trở thành lựa chọn không thể thiếu trong các thiết kế dành cho phái đẹp. Để sản xuất ra loại vải này, mỗi nơi đều có một phương pháp rất riêng đem lại những sản phẩm mang dấu ấn đặc trưng của mỗi vùng.
Bắt nguồn từ Mỹ và được tiếp nhận bởi những người yêu thời trang Nhật Bản, chất liệu denim đã đưa hai quốc gia này trở thành những cái tên đứng đầu trong cộng đồng denim thế giới với sự độc đáo và dấu ấn đầy khác biệt.
Chất liệu denim được Nhật Bản kế thừa có nhiều khác biệt cho với nguyên bản từ Mỹ. (Ảnh: Becca Tapert / Unsplash)
CHẤT LIỆU DENIM VÀ HÀNH TRÌNH HƯỚNG VỀ PHÍA ĐÔNG
Từ “denim” được bắt nguồn từ tiếng Pháp, với nguyên gốc là “de Nmes” với ý nghĩa “của Nmes” – đề cập đến một thành phố của Pháp, nơi sản phẩm dệt được sản xuất lần đầu tiên. Chất liệu denim từng được gọi là “serge de Nmes” khi nó lần đầu tiên ra đời từ khung dệt của thợ may Pháp. Quần jeans và quần yếm chất liệu denim lần đầu được sản xuất ở Mỹ vào những năm 1800, khi Taylor Jacob W. Davis chế tạo một chiếc quần bằng một loại vải cứng mà ông đã nhập về từ Genoa, Ý.
Thuật ngữ “jeans” đã xuất hiện trong thời gian này, với Genoa trong tiếng Pháp là “Gênes”. Davis đã tìm cách để tạo ra những loại vải bền hơn và đảm bảo chúng không dễ bị bung chỉ. Ông tạo ra mẫu quần đầu tiên với loại vải nhuộm xanh có chất liệu bền và thiết kế chắc chắn với nút đồng dập trên túi. Thiết kế này được đón nhận nhiệt liệt vì tính ứng dụng và thời trang.
Chất liệu denim với độ bền chắc đặc trưng nhanh chóng được ưa thích tại Mỹ. (Ảnh: makersrow)
Quần áo với chất liệu denim là một trợ thủ đắc lực cho người lao động và công nhân ở Tây Mỹ vào cuối những năm 1800 nhờ độ bền chắc của chúng. Đây là thời gian vàng cho nhà thiết kế để bán những trang phục chất liệu denim. Nhưng với những phương tiện khiêm tốn của mình, Davis không thể đáp ứng kịp cho lượng nhu cầu quá lớn. Ông liên hệ với thương hiệu Levi Strauss & Company và đôi bên đã trở thành đối tác cùng khai thác “mỏ vàng” thời trang. Những thiết kế với chất liệu denim xanh huyền thoại nhanh chóng “phủ sóng” khắp nơi, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho giới thời trang trong nhiều thập kỷ sau đó.
Cuốn theo làn sóng Mỹ, gia nhập vào Nhật Bản những năm 1950, denim nhanh chóng tạo nên một cơn sốt tại Nhật bởi tiện dụng của chúng. Nhu cầu về loại quần này tại Nhật Bản tăng cao và họ bắt đầu sản xuất mẫu quần tương tự cho riêng mình.
Đầu tiên, người dân tại đây sao chép những chiếc quần của Mỹ. Sau đó, họ đã có thể sáng tạo ra mẫu quần mang dấu ấn riêng của Nhật Bản. Thời gian trôi qua, những khác biệt giữa denim Nhật và Mỹ ngày càng rõ ràng, đem đến những lựa chọn đầy khác biệt cho các tín đồ thời trang ưa thích chất liệu denim.
Theo thời gian, những khác biệt của chất liệu denim giữa Mỹ và Nhật ngày càng rõ rệt. (Ảnh: hiconsumption)
SỰ KHÁC BIỆT TỪ CHẤT LIỆU DENIM QUEN THUỘC
Chất liệu denim của Mỹ và Nhật đều được xem là những loại vải tốt nhất. Denim Mỹ đem đến sự “nguyên bản” trong các sản phẩm với phong cách phương Tây đặc trưng. Trong khi Nhật Bản tạo nên sản phẩm thời trang mang hình dáng của văn hóa và lịch sử dựa trên nền tảng học hỏi và sáng tạo từ Hoa Kỳ. Kết quả của sự đổi mới trong sản xuất chất liệu denim của Nhật Bản đã đem lại hai phong cách denim khác biệt.
Video đang HOT
Chất liệu denim Mỹ
Việc sản xuất chất liệu denim tại Mỹ thường được gọi là “ selvedge”, đến từ thuật ngữ “self-edge” là một kỹ thuật tự thắt mép trong dệt vải, những phần chỉ nằm ở cuối cuộn vải sẽ được gút lại chỉn chu và không bị bung chỉ kéo theo như các mẫu khác.
Selvedge denim được đánh giá cao về chất lượng hơn so với các loại denim khác không sử dụng kỹ thuật dệt chéo sợi. Kỹ thuật này khiến chất liệu denim này có sợi vải dày hơn, dệt chặt hơn, tạo nên sự riêng biệt cho từng sản phẩm.
Selvedge denim được đánh giá cao về chất lượng hơn so với các loại denim khác không sử dụng kỹ thuật dệt chéo sợi. (Ảnh: americanclassicslondon)
Các thiết kế denim của Mỹ “ linh hoạt” hơn với kết cấu vải mềm mại cũng như các đường viền phù hợp cho nhiều phom dáng của người mặc, trong khi quần jeans chất liệu denim của Nhật Bản cần một số “trợ giúp” cho từng dáng người của khách hàng.
Các thiết kế denim Mỹ còn có các ký hiệu thông báo về việc hao mòn và phai màu nhanh hơn so với chất liệu denim Nhật Bản. Đây là một trong những tính năng thời trang được nhiều người yêu thích vì sự thay đổi độc đáo trong quá trình sử dụng. Quá trình dệt đặc trưng của dòng máy X3 Draper Looms được các nhà sản xuất Mỹ như Cone Mills sử dụng đem lại nhiều sợi ngang màu trắng hơn so với denim Nhật Bản, tạo nên sắc tối đồng đều.
Tính năng bạc màu nhanh chóng của denim Mỹ được các “tay chơi” denim yêu thích. (Ảnh: Levi’s)
Chất liêu denim Nhật Bản
Người Nhật có cách làm việc riêng của họ, khác với người Mỹ, nhưng có dấu ấn riêng và không hề thua kém. Hầu hết các nhà sản xuất quần jeans chất liệu denim tại Nhật đều sử dụng khung dệt trong nước để tạo ra sản phẩm thay vì dùng khung dệt denim nhập từ Mỹ. Mặc dù chiếc quần jeans được người Nhật tiếp nhận từ cảm hứng văn hóa Mỹ, nhưng những khung dệt và phương thức tạo ra chất liệu denim là duy nhất và chỉ có tại đây.
Việc sử dụng các loại khung dệt khác nhau đã tạo nên kết cấu chất liệu denim riêng biệt – bề mặt vải thô hoặc có nhiều lông, khá cứng và ít ôm dáng hơn so với sản phẩm từ Mỹ. Tùy theo phong cách nhà sản xuất hướng đến, trong quá trình dệt, họ sẽ quyết định điều chỉnh khung dệt theo bí quyết riêng để cho ra dòng vải denim có kết cấu đặc trưng.
Các nhà sản xuất denim Nhật Bản có bí quyết riêng để tạo nên loại vải mang dấu ấn đặc trưng của thương hiệu. (Ảnh: hiconsumption)
Quá trình nhuộm vải thủ công của Nhật Bản cũng đem lại nhiều khác biệt hơn về màu sắc so với chất liệu denim của Mỹ. Phương pháp nhuộm này là tiêu chuẩn cho các nhà mốt Nhật Bản, như một cách để tôn vinh truyền thống nhuộm vải lâu đời của đất nước này. Nhuộm chàm giúp giữ cho vải denim của Nhật giữ được màu sắc lâu dài và không phai mờ theo thời gian. Ngược lại, denim Mỹ vốn được biết đến với tốc độ và đặc tính dễ phai màu.
Các dấu hiệu hao mòn cũng không dễ dàng xuất hiện trên denim của Nhật Bản do độ thô của bề mặt vải, ngược lại với loại vải chất liệu denim do Mỹ sản xuất, những dấu hiệu này xuất hiện khá dễ dàng. Tuy nhiên, khi denim Nhật Bản mòn đi, màu sắc trên vải sẽ có độ tương phản khá cao giữa những vùng còn mới và những vùng đã phai màu, chủ yếu sẽ xảy ra ở phần đầu gối trong các thiết kế quần jeans.
Chất liệu denim tại Nhật Bản mang dấu ấn riêng nhờ sự kết hợp với những quy trình sản xuất truyền thống. (Ảnh: hypebeast)
Theo elle.vn
Thời trang dạo phố không bao giờ sợ "đụng hàng"
Đây là những mốt thời trang bá đạo không bao giờ sợ "đụng hàng" khi đi dạo trên phố.
Đầu không có tóc thì mình "cấy" thêm cho nó.
Dù trời không nắng nhưng anh vẫn thích "tỏa sáng".
Không quan trọng bạn dùng gì, quan trọng là nó khác biệt.
Đeo túi này chắc không bao giờ sợ đi làm muộn.
Giày cũng phải "đồng bộ" với váy mới chất.
Quần này chắc đang may dở thì hết vải đây mà.
Hóa ra đầu "tổ quạ" là có thật các thím ạ.
Tóc cũng phải đủ "bảy sắc cầu vồng" mới chịu.
Đồ mới mua phải "bảo vệ" cho mới chứ.
"Người ngựa, ngựa người" có thật sao?
Hãy thể hiện mình là một người yêu cá.
Không ngờ cái áo lại có tác dụng này.
Bộ râu theo phong cách "ruộng bậc thang".
"Chị xinh" chị có quyền tỏa sáng nha mấy cưng.
Cái balo khiến người ta phải "chết khiếp".
Theo Dân Việt
Sau 72 năm, người phụ nữ mới biết vì sao mình lạc loài trong nhà Ở tuổi xế chiều, người phụ nữ Mỹ mới hiểu tại sao cả nhà tóc đen và giỏi thể thao trong khi mình tóc vàng, chẳng biết chơi môn gì. Bà Denice Juneski, ở tiểu bang Minnesota, đã gửi mẫu xét nghiệm ADN của mình lên trang phả hệ 23andMe chỉ để xem tiền sử bệnh tật gia đình và nhận kết quả...