Chất gây rối loạn nội tiết từ nhựa rất nguy hiểm
Nhựa có thể chứa các chất hóa học độc hại và gây rò rỉ trong môi trường, trong đó có các chất gây rối loạn nội tiết (EDC).
Báo cáo “Nhựa, EDC và Sức khỏe” của Hiệp hội Nội tiết và IPEN đã chỉ ra những tác động sức khỏe đáng báo động của ô nhiễm EDC trong các sản phẩm bằng nhựa.
Tại sao EDC lại nguy hiểm?
EDC là các chất hóa học làm rối loạn hệ thống hormon của cơ thể, có thể gây ung thư, đái tháo đường, rối loạn sinh sản, suy giảm thần kinh của thai nhi và trẻ em đang phát triển. Báo cáo mô tả các bằng chứng chứng minh mối liên hệ nhân – quả trực tiếp giữa các chất phụ gia hóa học độc hại trong nhựa và các tác động đến hệ nội tiết.
Ước tính có hơn 1.000 hóa chất đang được sử dụng ngày nay là EDC. Các EDC này có thể bị rò rỉ từ nhựa và đe dọa sức khỏe, bao gồm: bisphenol A và các hóa chất liên quan, chất chống cháy, phthalate, chất per và polyfluoroalkyl (PFAS), dioxin, chất ổn định tia cực tím và các kim loại độc hại (chì và cadmium). Nhựa có chứa EDC được sử dụng nhiều trong đóng gói, xây dựng, ván sàn, sản xuất và đóng gói thực phẩm, đồ nấu nướng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ chơi trẻ em, hàng giải trí, đồ nội thất, đồ điện tử gia dụng, dệt may, ôtô và mỹ phẩm.
Báo cáo của Hiệp hội Nội tiết và IPEN cho thấy, 144 hóa chất, nhóm hóa chất có trong nhựa có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người được sử dụng thường xuyên từ hoạt tính kháng khuẩn đến chất tạo màu, chất chống cháy, dung môi, chất ổn định tia cực tím và chất làm dẻo. Sự tiếp xúc với các hóa chất này có thể xảy ra từ quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa đến tiếp xúc với người tiêu dùng, tái chế, quản lý và xử lý chất thải.
Báo cáo cho hay, tiếp xúc với EDC là một vấn đề phổ biến và thử nghiệm cho thấy gần như tất cả mọi người đều có EDC trong cơ thể. Vi nhựa có chứa các chất phụ gia hóa học, chúng cũng có thể liên kết và tích tụ các hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh. Mặc dù nhựa sinh học/nhựa phân hủy sinh học, được quảng cáo là sinh thái hơn nhựa dẻo, nhưng chứa các chất phụ gia hóa học tương tự như nhựa thông thường và cũng gây rối loạn nội tiết.
Video đang HOT
Cần có những hành động để giảm thiểu, loại bỏ EDC khỏi nhựa.
Cần hành động mạnh mẽ vì sức khỏe con người
TS. Jodi Flaws, Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, tác giả chính của báo cáo cho biết: Nhiều vật dụng bằng nhựa sử dụng hàng ngày ở nhà và nơi làm việc đang khiến chúng ta tiếp xúc với một loại hóa chất gây rối loạn nội tiết. Cần phải có hành động mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Theo Đại sứ Thụy Sĩ về môi trường, Franz Xavier Perrez: EDC trong nhựa là hiểm họa đe dọa sức khỏe cộng đồng và tương lai của chúng ta. Cần ban hành các chính sách để giải quyết triệt để vấn đề này.
Vào tháng 5 năm nay, Chính phủ Thụy Sĩ đã đệ trình đề xuất lên Công ước Stockholm về việc niêm yết chất ổn định tia cực tím (UV), phụ gia nhựa UV-328. Công ước Stockholm, Hiệp ước quốc tế về môi trường là công cụ toàn cầu cuối cùng để đánh giá, xác định và kiểm soát các chất hóa học nguy hiểm nhất trên hành tinh.
Pamela Miller, đồng Chủ tịch IPEN cho hay, trong 6 năm tới dự kiến tốc độ tăng trưởng sản xuất nhựa khoảng 30-36%, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng phơi nhiễm EDC và tăng tỷ lệ mắc các bệnh nội tiết trên toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết, phơi nhiễm hóa chất gây rối loạn nội tiết không chỉ là vấn đề toàn cầu ngày nay mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các thế hệ tương lai.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, EDC có thể gây ra các biến đổi DNA, ảnh hưởng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy, các chính sách giảm thiểu, loại bỏ EDC khỏi nhựa, giảm phơi nhiễm từ tái chế nhựa, chất thải nhựa và đốt rác là cấp thiết.
Nếu không quan hệ tình dục trong thời gian dài, cơ thể phụ nữ có thể phải đối mặt với 4 thay đổi, 2 điều cuối sẽ khiến bạn bất ngờ
Tình dục là "món quà" mà cuộc sống đem lại, không chỉ giúp bạn thỏa mãn về mặt sinh lý mà còn là một cách để gìn giữ sức khỏe.
Quan hệ tình dục không chỉ là một cách để nâng cao cảm xúc, "hâm nóng" mối quan hệ mà còn là một phương pháp cần duy trì để cải thiện sức khỏe. Nghiên cứu công bố trên Psychological Reports cho thấy nếu duy trì quan hệ tình dục 1-2 lần, một người có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngừa bệnh tốt hơn.
Tuy nhiên, nhịp sống hối hả cộng với áp lực công việc ngày càng khiến phụ nữ bỏ bê "chuyện giường chiếu". Điều đó thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều, đôi khi còn khiến cơ thể chị em đối mặt với 4 sự thay đổi dưới đây.
1. Rối loạn nội tiết
Sự cân bằng nội tiết của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống, chế độ tập luyện, giờ giấc sinh hoạt và thậm chí cả tần suất quan hệ tình dục.
Sinh hoạt tình dục đều đặn giúp gia tăng hormone estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố và có tác dụng điều hòa hoạt động của trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng. Nội tiết cân bằng giúp chị em khỏe mạnh, rạng rỡ hơn. Ngược lại, nếu ham muốn tình dục bị kìm hãm trong thời gian dài, sự bài tiết hormone sinh dục bị suy giảm sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết. Từ đó gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, khó chịu, khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt , làn da kém sắc...
Sinh hoạt tình dục đều đặn giúp gia tăng hormone estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố.
2. Kinh nguyệt không đều
Một đời sống "chăn gối" lành mạnh có thể góp phần thúc đẩy sự co bóp của các cơ sàn chậu, đồng thời đem lại lợi ích nhất định cho quá trình lưu thông máu trong xương chậu. Hơn nữa, không quan hệ tình dục trong một thời gian dài cũng có thể gây ra rối loạn nội tiết, có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh giảm...
3. Huyết áp tăng cao
Đời sống "chăn gối" hòa hợp góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp phòng ngừa bệnh rất tốt. Trên thực tế, một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học Tâm sinh lý vào năm 2006 cho thấy những người quan hệ tình dục thường xuyên có mức huyết áp thấp hơn so với những người không quan hệ. Vì vậy, nếu "lười yêu" bạn nên cẩn trọng trước nguy cơ huyết áp của mình tăng cao.
4. Mắc bệnh phụ khoa
Sau một thời gian dài không "ân ái", phụ nữ có thể mắc các bệnh phụ khoa vì dịch tiết âm đạo giảm, dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo. Điều này dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm xương chậu, u xơ tử cung và u nang tử cung... Không những vậy, quá lười "yêu" còn có thể khiến chị em dễ bị viêm tuyến vú, ngực teo nhỏ.
Ngoài 4 vấn đề trên, việc phụ nữ kiêng khem quá lâu cũng sẽ đối mặt với chứng mất ngủ, già nhanh, dễ cáu bẳn, giảm trí nhớ... Có thể nói, tình dục là "món quà" mà cuộc sống đem lại, không chỉ giúp bạn thỏa mãn về mặt sinh lý mà còn là một cách để gìn giữ sức khỏe.
Đến nay, chưa có một quy chuẩn nào về tần suất quan hệ của mỗi người bởi điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, nhu cầu và sức khỏe mỗi người. Thông thường, phụ nữ 20-30 tuổi là thời kỳ khỏe mạnh nhất, có thể quan hệ 3 lần/tuần. Từ 31-40 tuổi có thể ân ái 2 lần/tuần...
3 thủ phạm khiến con gái đau bụng kinh dữ dội, trong số đó có bệnh không hề đơn giản Nhiều bạn nữ đến "mùa rớt dâu" là cảm thấy đau bụng kinh dữ dội, thậm chí đau đến mức ngất đi. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm ra máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo....