Chất Formaldehyde ẩn mình trong nhiều sản phẩm quanh nhà có thể gây ngộ độc, ung thư
Chất Formaldehyde là chất không màu, nó có mùi ga rất nồng. Chất này thường được tìm thấy trong nhiều sản phẩm, đồ dùng trong nhà gây độc hại cho đường hô hấp.
Trong thực tiễn chất Formaldehyde thường được dùng làm thuốc bảo quản sử dụng trong phòng thí nghiệm hoặc nhà xác. Ngoài ra chất formaldehyde còn được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm hoá chất, sản phẩm gia dụng, keo, vải chống nhăn (permanent press fabrics), chất tráng giấy (paper product coating). Chất này cũng rất phổ biến trong công nghiệp thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng và thuốc diệt trùng.
Đặc biệt, trong những căn nhà mới, môi trường ô nhiễm có thể xuất hiện sự tồn tại của chất Formaldehyd qua các sản phẩm gỗ ép công nghiệp. Chất này có thể gây độc hại lớn cho đường hô hấp bởi phạm vi ô nhiễm rộng và quá trình giải phóng chậm và liên tục. Nó sẽ đi vào cơ thể qua đường hô hấp và gây ra một số tác động độc hại cho hệ hô hấp.
Liên quan tới vấn đề này, các chuyên gia thuộc Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, ở Việt Nam, bên cạnh cửa gỗ tự nhiên và các nội thất đóng từ gỗ tự nhiên thì khi nhắc đến sản phẩm từ gỗ công nghiệp chỉ có một số ít sản phẩm đạt chuẩn, đa số các loại ván công nghiệp trên thị trường nội địa có tỷ trọng keo trong ván quá cao.
Nhiều sản phẩm trong các gia đình ẩn chứa chất Formaldehyde vô cùng độc hại
Để sản xuất một mét khối ván MDF hay HDF, các nhà máy thường sử dụng khoảng 150kg keo trộn. Tùy từng loại keo và tùy loại ván mà hàm lượng Formaldehyde trong sản phẩm cao hay thấp, nhưng đều vượt xa các ngưỡng đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, tất cả các loại ván công nghiệp đều chứa Formaldehyde, do trong quá trình sản xuất phải sử dụng các loại keo như UF, PF… Các loại keo này tan trong nước, có tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo nên độ bền, giữ hình thái, khiến tấm ván rắn chắc.
Hợp chất Formaldehyde trong keo có khả năng phóng thích trong không khí nên có thể gây viêm da, xâm nhập vào đường hô hấp. Khi vào cơ thể, Formaldehyde phản ứng với các amin tạo ra hóa chất độc, gây viêm da, viêm niêm mạc phổi, làm tổn thương những cơ quan này.
Do phân tử của Formaldehyde rất nhỏ nên có thể len lỏi vào da, vào đường máu khiến máu tạo ra hợp chất độc, tích tụ lâu ngày sẽ gây nguy hại cho tế bào, gây ung thư. Điều đáng nói là cơ thể người không có cơ chế đào thải Formaldehyde.
Formaldehyd có thể gây kích thích nhất định cho đường hô hấp, gây khó chịu ở cổ họng của bệnh nhân, từ đó dẫn đến ho, hắt hơi, và thậm chí co thắt phế quản và viêm họng.
Ngoài ra, nó cũng sẽ làm tăng các dấu hiệu nặng hơn của các triệu chứng hô hấp trên như ho, đau ngực, tăng nguy cơ bị viêm mũi họng và viêm phế quản, và tăng tỷ lệ bất thường của chức năng phổi.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Formaldehyd cũng có khả năng gây ung thư nhất định, có thể gây ung thư phổi, ung thư vòm họng và ung thư xoang. Formaldehyd đi vào cơ thể qua đường hô hấp nhanh chóng hòa tan trong chất nhầy trên bề mặt niêm mạc của đường hô hấp và nhanh chóng đi vào máu, theo sự lưu thông của máu đến các mô và hệ thống khác nhau trên cơ thể.
Ngộ độc chất này cũng có thể gây phù ở cổ họng, có thể dẫn đến khó thở, kèm theo mồ hôi lạnh liên tục, mặt tái nhợt hoặc thái độ cáu gắt, nóng nảy.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe, chủ nhà không nên chạy theo mẫu mã hay giá rẻ mà hãy chọn hàng của những doanh nghiệp xuất khẩu, có công bố cụ thể các chỉ tiêu độc hại hoặc mua tại các cửa hàng có uy tín, nhân viên tư vấn rõ ràng hoặc tốt nhất nếu có điều kiện hãy dùng các sản phẩm cửa gỗ tự nhiên hay các đồ nội thất từ gỗ tự nhiên khác.
Với đồ dùng cho trẻ em, nên đầu tư sắm các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên hoặc ván chất lượng cao của các nhà sản xuất uy tín.
Ngoài cách trên, chủ nhà cũng nên thông gió thường xuyên cho ngôi nhà, trồng nhiều cây xanh. Cây xanh có thể làm sạch Formaldehyd vì thực vật có khả năng hấp phụ các chất độc hại nhất định trong môi trường sống. Đặc biệt, một số bề mặt của cây có thể hấp thụ và xử lý các phân tử khí và các hạt rắn.
Một số thực vật cũng có thể hấp thụ trực tiếp các chất ô nhiễm không khí trong nhà làm chất dinh dưỡng cho chúng, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của chính nó, đồng thời giảm ô nhiễm trong không khí.
An Dương
Theo vietQ
Thực phẩm giúp chữa tắc nghẽn ngực
Một số thực phẩm có thể giảm tiết dịch nhầy của hệ hô hấp, là nguyên nhân gây tắc nghẽn ngực, rất công hiệu.
Thực phẩm chữa tắc nghẽn ngực rất đa dạng - Ảnh: minh họa
Nước, đồ uống lỏng
Nước và đồ uống không có caffein giúp giảm tiết dịch nhầy. Nước ngọt, trà, đồ uống chứa cồn sẽ gây mất nước cơ thể, làm tắc nghẽn trầm trọng hơn.
Xúp gà nóng
Theo Trung tâm y tế Trường đại học Maryland (Mỹ), khi ăn xúp gà, hơi nóng của xúp làm loãng dịch nhầy, để dễ thoát ra ngoài mỗi khi bạn ho. Trước khi ăn, có thể làm thông các xoang và ống phế quản, bằng cách cúi mũi lên trên chén xúp để hít hơi nóng của xúp.
Ăn xúp gà nóng làm loãng dịch nhầy - Ảnh minh họa
Đồ ăn cay
Ăn ớt cayenne, ớt bột làm thông các xoang, ống phế quản. Ớt cayenne có tính kháng viêm, kháng khuẩn và giảm tắc nghẽn ngực. Nghiên cứu còn phát hiện, chất capsaicin của ớt có tác dụng giảm tắc nghẽn do viêm mũi, dùng để trị đau và kháng viêm.
Mật ong
Mật ong chống nhiễm trùng gây tắc nghẽn ngực rất hiệu quả. Hãy trộn 1 thìa mật ong với nước chanh để uống 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Cam thảo
Cam thảo làm loãng dịch nhầy, giúp ho ra đờm và dịch nhầy. Hơn nữa, cam thảo còn ngừa co thắt phế quản, làm dịu cổ họng, và ngăn ngừa tiết dịch nhầy.
Có thể pha trà cam thảo, bằng cách đun sôi 120 đến 240ml nước trong một cái bình, thêm vào 1 thìa rễ cam thảo khô. Tắt bếp, chờ trong 5 phút. Lọc lấy nước, thêm 1 thìa mật ong để uống. Chỉ nên uống trà cam thảo trong vòng một tuần, không bảo quản trà quá lâu. Không cho trẻ nhỏ uống trà cam thảo.
Dùng cam thảo để chữa tắc nghẽn ngực - Ảnh minh họa
Giấm táo
Giấm táo làm loãng dịch nhầy, giảm tắc nghẽn, để dễ thở, và tăng sức khỏe miễn dịch. Hãy trộn 2 thìa giấm táo hữu cơ, 1 thìa mật ong nguyên chất. Uống 2 đến 3 lần mỗi ngày, trong một tuần.
Bột nghệ
Hợp chất curcumin của nghệ loại bỏ dịch nhầy. Nhờ tính kháng viêm, bột nghệ còn trị ho, đau và triệu chứng khác của tắc nghẽn. Trộn ít bột nghệ vào ly nước ấm, súc miệng vài lần trong ngày. Hoặc trộn 2 thìa mật ong với 2 thìa giấm táo, uống 2 lần mỗi ngày. Người bị sỏi mật, dạ dày nhiều a xít, loét bao tử, tuyệt đối không dùng nghệ.
Bột nghệ rất hữu dụng để kháng viêm, khi tắc nghẽn ngực - Ảnh minh họa
Chanh tươi
Chanh là cách chữa tắc nghẽn tự nhiên. A xít citric có trong chanh làm loãng dịch nhầy. Vitamin C của chanh cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch. Cho 1 thìa nước chanh vào ly nước ấm, ít mật ong, uống nhiều lần trong ngày. Hoặc cho 1 thìa vỏ chanh bào vào ly nước nóng, để 5 đến 10 phút. Lọc lấy nước, uống hoặc súc miệng, 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Tỏi
Tỏi ngừa nhiễm trùng hô hấp, nhờ có tính kháng viêm và kháng khuẩn. Nghiền nát 2 đến 3 củ tỏi, đun sôi tỏi với thìa mật ong, 1 chén nước hay chén sữa. Lọc lấy nước, uống 2 lần mỗi ngày. Có thể ăn tỏi tươi.
Thùy Như
Theo motthegioi
Dễ đổ bệnh khi dùng thớt không sạch chế biến thức ăn Sử dụng thớt sai cách khiến các vi khuẩn, vi sinh vật có hại trên thớt gia tăng gấp nhiều lần, và gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Thớt là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên giống như bất cứ các sản phẩm khác, thớt cũng có những quy định và hạn sử dụng nhất định....