Chặt đứt “vòi bạch tuộc” tuồn ma túy từ bên kia biên giới vào Việt Nam
Các lực lượng chức năng, trong đó có công an các tỉnh giáp biên giới 2 nước Việt- Lào, đã căng mình để ngăn chặn, tăng cường đấu tranh, chặt đứt các “vòi bạch tuộc” của tội phạm ma túy.
Thời gian qua, các địa phương thắt chặt công tác quản lý để kiểm soát dịch bệnh nên các loại tội phạm trên địa bàn biên giới, đặc biệt là tội phạm về ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, khi giãn cách xã hội được nới lỏng thì hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy tiếp tục trở lại với những phương thức, thủ đoạn khó lường và táo bạo hơn trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Tội phạm ma túy chuyển đến biên giới Bắc miền Trung
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, khu vực biên giới hai nước Việt Nam – Lào có hàng trăm đường mòn, lối mở, nhiều tụ điểm phức tạp về ma túy. Đây còn là khu vực tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, không có nghề nghiệp ổn định, dựa vào việc mang vác, vận chuyện thuê ma túy để mưu sinh. Sau khi lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai truy quét mạnh tại biên giới Tây Bắc, tội phạm ma túy chuyển đến khu vực biên giới Bắc miền Trung của Việt Nam. Hiện nay, những đối tượng bị truy nã của Việt Nam đang lẩn trốn tại Lào luôn sẵn sàng móc nối với các đối tượng trong nước vận chuyển ma túy về Việt Nam.
Trung tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an.
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội rất tinh vi, chúng thường dựa trên cơ sở quan hệ sẵn có giữa các dân tộc, họ hàng, anh em trong gia đình và sử dụng các phương tiện, kỹ thuật hiện đại, mạng internet, các ứng dụng liên lạc như zalo, facebook… để thực hiện hành vi phạm tội. Trên tuyến này có sự xuất hiện của nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn được thiết lập có sự cấu kết của các đối tượng người Việt Nam với các đối tượng người nước ngoài để vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ hoặc tiếp tục vận chuyển sang các nước khác.
Video đang HOT
“Trong quá trình vận chuyển, ma túy được cất giấu trong các khoảng trống tự nhiên hoặc gia cố thêm của đồ vật và phương tiện giao thông như bình xăng, cốp xe, ghế, cánh cửa, gầm xe, lốp xe hoặc mũ bảo hiểm, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng hóa, thùng loa, gói trà nhãn hiệu Trung Quốc hoặc cất giấu trong cơ thể… nhằm tránh sự kiểm soát của các lực lượng chức năng”, Trung tướng Tô Ân Xô nói.
Trước tình hình tội phạm ma túy đang diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới Việt – Lào, các lực lượng chức năng của Việt Nam và Lào chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác về phòng, chống ma túy trên tinh thần Hiệp định về hợp tác kiểm soát ma túy, chất hướng thần và tiền chất mà Chính phủ hai nước đã ký kết… Trong 2021, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy toàn quốc đã phát hiện hơn 25.000 vụ, bắt giữ hơn 37.000 đối tượng, thu giữ 596 kg heroin; 2,6 tấn và 2,4 triệu viên ma túy tổng hợp; gần một tấn cần sa; 67 khẩu súng quân dụng, 7 lựu đạn và nhiều phương tiện, tài sản liên quan.
Ngăn chặn từ xa
Nhằm tiếp tục đấu tranh với tội phạm ma túy, ngăn chặn từ xa, để ma túy không thẩm lậu qua biên giới Việt – Lào, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết: Lực lượng phòng, chống ma túy của Bộ Công an, công an các tỉnh giáp biên giới hai nước Việt Nam – Lào, cùng các lực lượng chức năng đã nỗ lực, bất kể ngày đêm căng mình để ngăn chặn, tăng cường đấu tranh, chặt đứt những “chiếc vòi bạch tuộc” từ bên kia biên giới. Bộ Công an sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa đấu tranh với tội phạm ma túy, đặc biệt trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào.
Ngoài ra, Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy, nhất là với các nước có chung đường biên giới… đặc biệt là việc trao đổi thông tin về các đối tượng, đường dây cũng như các băng, ổ nhóm để xác lập các chuyên án đấu tranh triệt phá.
Theo Người phát ngôn Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã nhiều lần nhấn mạnh, tội phạm ma túy là “tội phạm của các loại tội phạm”. Do đó, việc tập trung đấu tranh, trấn áp mạnh với tội phạm ma túy, không để xuất hiện, hình thành các đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam để tiêu thụ và vận chuyển đi nước thứ ba, lợi dụng Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma túy của quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác công an.
Các cơ quan chức năng, công an các địa phương có chung đường biên giới tăng cường tuần tra, kiểm soát các đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới vào nước ta… Mặt khác, Bộ Công an, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy sẽ tiếp tục phối hợp cùng với các bộ, ban ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tố giác, cung cấp thông tin về các loại tội phạm, trọng điểm là tội phạm ma túy cho cơ quan chức năng, không để bị lợi dụng, lôi kéo, tham gia vào các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy.
Trung tướng Tô Ân Xô – cho biết, tháng 8/2021, tại Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Bộ trưởng Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã ký kết văn bản bổ sung kế hoạch hợp tác giữa Bộ Công an hai nước với nhiều nội dung quan trọng… Đây là chủ trương rất có ý nghĩa, thể hiện tình cảm đặc biệt và sự chia ngọt sẻ bùi giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào, nhất là trong điều kiện Việt Nam cũng đang còn nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội do đại dịch Covid-19 tác động. Đặc biệt, ngày 12/11/2021 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng diện lãnh đạo Bộ Công an Lào dự Lễ khởi công xây dựng Trụ sở làm việc của công an bản Na Thon, huyện Khảm Cợt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Với việc xây dựng trụ sở công an các bản biên giới theo thỏa thuận giữa Bộ Công an hai nước, hai bên sẽ phối hợp thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực biên giới, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia lợi dụng địa bàn Lào và Việt Nam để hoạt động.
Đến nay, công an các đơn vị, địa phương giáp biên giới Việt – Lào (Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Kon Tum, Sơn La…) đã tổ chức khởi công xây dựng 90 trụ sở công an các bản, cụm bản giáp biên… Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tích cực phối hợp, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để hoàn thành chủ trương xây dựng trụ sở công an các bản, cụm bản giáp biên đảm bảo theo tiến độ đề ra trong thời gian nhanh nhất.
“Kết quả trên là sự phối hợp, giúp đỡ thắm tình hữu nghị mà Bộ Công an Việt Nam dành tặng cho Bộ Công an Lào, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, nâng cao đời sống của nhân dân sống dọc biên giới. Đồng thời, sự hợp tác này còn nhằm giúp lực lượng công an và an ninh hai nước đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy”, Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh.
Theo kế hoạch, ngày 25/12/2021, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an sẽ cùng diện lãnh đạo Bộ Công an Lào dự Lễ khánh thành trụ sở Công an bản Nọong Hét Tạy, huyện Nọong Hét, tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Đặc nhiệm biên phòng mật phục phá đường dây buôn bán người qua biên giới
Sau nhiều ngày mật phục, rạng sáng ngày 21/12 lực lượng đặc nhiệm của bộ đội biên phòng phối hợp với biên phòng tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang phá thành công chuyên án A1221.
Sau nhiều ngày mật phục, rạng sáng ngày 21/12 lực lượng đặc nhiệm của bộ đội biên phòng phối hợp với biên phòng tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang phá thành công chuyên án A1221.
Ba đối tượng trong chuyên án A1221 buôn bán người bị lực lượng đặc nhiệm biên phòng phát hiện bắt giữ rạng sáng ngày 21/12/2021 (Ảnh biên phòng tỉnh Lào Cai)
Theo thông tin từ Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai, vào hồi 3h sáng ngày 21/12 tại thôn Hồ Sán Chải, xã Chí Cà, huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang) lực lượng đặc nhiệm bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và biên phòng tỉnh Hà Giang đã kịp thời bắt quả tang 3 đối tượng và giải cứu một nạn nhân trong chuyên án mang bí số A1221.
Đây là đường dây tuyển mộ, dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, nhất là những phụ nữ người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn từ tỉnh Lào Cai và Hà Giang để bán sang bên kia biên giới.
Các đối tượng hoạt động tinh vi, chuyên nghiệp, tổ chức chặt chẽ giữa các đối tượng ở nội địa, đối tượng ở khu vực biên giới và đối tượng ở phía bên kia biên giới.
Thành công của chuyên án này thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt, nhạy bén, kịp thời của Ban Chuyên án, sự mưu trí, đặc biệt của các trinh sát bộ đội biên phòng đã dũng cảm, hoạt động rất vất vả dài ngày trên địa bàn rộng, điều kiện địa hình đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt để bám nắm đối tượng nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Đây là thành tích thiết thực kỷ niệm ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12).
Hiện nay chuyên án đang tiếp tục được bộ đội biên phòng phối hợp cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.
Phạt tù các đối tượng buôn lậu khẩu trang y tế TAND tỉnh Tây Ninh vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt mức án 10 năm tù đối với bị cáo Lê Trần Hữu Linh (SN 1994), Nguyễn Võ Thanh Đức (SN 1974) 9 năm tù và Danh Bảnh (SN 1987, ngụ Kiên Giang) 8 năm tù cùng về tội "Buôn lậu". Theo nội dung cáo trạng, lúc 8h ngày...