Chất độc thần kinh cực mạnh khiến điệp viên Nga sống dở chết dở
Chất độc thần kinh có từ thời Liên Xô được sử dụng để mưu sát cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ở Anh hồi tuần trước, Thủ tướng Anh Theresa May nói tại Hạ viện.
Thủ tướng Anh Theresa May nói Novichok là loại chất độc thần kinh dùng để mưu sát cựu điệp viên Nga.
Theo Live Science, tuyên bố của bà May một lần nữa khẳng định mối nghi ngờ rằng Nga có liên quan đến vụ mưu sát cựu điệp viên Sergei Skripal, 66 tuổi và con gái Yulia, 33 tuổi.
Cả hai nạn nhân hiện đều đang trong tình trạng nguy kịch và nhận được sự chăm sóc đặc biệt của đội ngũ y bác sĩ Anh.
Nhưng chất độc Novichok là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến con người?
Chất độc này được gọi là Novichok (tân bình trong tiếng Nga) vì xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với các chất độc thần kinh khác như VX hay sarin.
Novichok thường được dùng ở dạng bột mịn, có khả năng gây chết người cao gấp 5-10 lần so với chất độc VX, đồng thời có thể chống lại các biện pháp chữa trị nhiễm độc thông thường.
Chất độc được Liên Xô chế tạo trong những năm 1970-1980. Chất độc này không có các thành phần hóa học bị cấm trong hiệp ước không phát triển vũ khí hóa học. Novichok khi đó không thể bị phát hiện bởi các thiết bị phát hiện của NATO, xâm nhập qua bộ quần áo bảo hộ và rất dễ sử dụng.
Chuyên viên Anh thu thập dấu vết của chất độc tại hiện trường.
Video đang HOT
Mặc dù có cấu trúc hóa học khác biệt nhưng Novichok gây ra triệu chứng giống như các chất độc thần kinh khác. Sau khi xâm nhập vào cơ thể nạn nhân, Novichok khiến tim đập chậm lại và co rút đường thở, khiến nạn nhân tử vong vì ngạt thở.
Novichok khi xâm nhập vào cơ thể sẽ vô hiệu hóa cholinesterase, loại enzyme giúp hệ thần kinh liên lạc với các cơ.
“Nguyên nhân chết vì chất độc thần kinh khá đơn giản”, Tiến sĩ Lewis Nelson, chuyên gia về hóa học tại đại học y khoa New Jersey, Mỹ nói. “Nếu các cơ không hoạt động thì bạn không thể thở được, và nếu không thở được thì bạn sẽ chết”.
Novichok xâm nhập qua đường thở sẽ có tác dụng chỉ sau 30 giây-2 phút và nạn nhân có thể tử vong vài phút sau đó. Nếu nạn nhân không thiệt mạng, Novichok vẫn có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn, đặc biệt là với não bộ.
Novichok còn nguy hiểm ở chỗ nó được coi là “vũ khí hóa học nhị phân”, nghĩa là nó được kết hợp từ hai thành phần vốn vô hại, nhưng trở thành chất độc chết người khi trộn lẫn vào nhau. Đặc tính này khiến Novichok rất dễ vận chuyển, xử lý và có thời gian bảo quản dài hơn so với các chất độc thần kinh khác.
Andrea Sella, giáo sư ngành hóa vô cơ tại Đại học London, cho rằng việc được tạo thành từ hai hóa chất nông nghiệp hợp pháp khiến Novichok có thể dễ dàng được che giấu và sử dụng.
“Nó được thiết kế để có thể qua mặt bất cứ biện pháp kiểm tra hóa học tiêu chuẩn nào”, đại tá Hamish de Bretton-Gordon nói. “Cựu điệp viên Skripal chỉ cần chạm vào loại bột này là nó đã có thể ngấm vào mạch máu của ông ta”.
Cha con điệp viên Nga hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
Tuy vậy, phương pháp bào chế Novichok hết sức phức tạp và đòi hỏi những biện pháp an toàn đặc biệt. Liên Xô phải mất gần một thập kỷ mới chế tạo thành công chất kịch độc này.
“Những loại hóa chất này nguy hiểm đến mức không nhóm vũ trang nghiệp dư nào có thể chế tạo ra”, giáo sư Sella nói. “Nó chỉ có thể được tạo ra trong các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp”.
Do mạnh hơn tới 10 lần so với chất độc VX, kẻ tấn công chỉ cần một lượng nhỏ Novichok để tạo ra mức phản ứng tương tự như VX. Do đó, trong một số trường hợp, các chuyên gia rất khó có thể xác định chính xác loại chất độc nào đã sát hại nạn nhân.
Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu nghi vấn và Novichok thì các chuyên gia hóa học sẽ dễ dàng tìm ra, Tiến sĩ Nelson nói.
Theo ông Nelson, nếu một ai đó phơi nhiễm chất độc Novichok thì họ cần phải được cách ly, cho thở máy ngay lập tức. Quần áo và da của họ cũng phải được rửa sạch bằng xà phòng và nước.
Novichok là chất độc thần kinh cực mạnh nhưng cũng có thể được giải độc bằng atropine, pralidoxime hay diazepam.
Nhưng ngay cả khi dùng thuốc giải, nạn nhân chưa chắc có thể hồi phục. “Novichok dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn đối với hệ thần kinh. Đó là lý do mà cha con cựu điệp viên Nga đến giờ vẫn chưa tỉnh lại”.
Theo Danviet
Mỹ nói Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang tại Anh
Nhà Trắng ngày 14/3 cho biết Mỹ đồng tình với tuyên bố của chính phủ Anh rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ đầu độc một cựu điệp viên và con gái ông này ở Anh.
Ông Sergei Skripal mua đồ tại một cửa hàng ở Salisbury vài ngày trước khi nghi bị tấn công (Ảnh: AFP)
"Mỹ đồng tình với nhận định của Anh rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công liều lĩnh bằng chất độc thần kinh nhằm vào một công dân Anh cùng con gái của ông này, và chúng tôi ủng hộ quyết định của Anh khi trục xuất các nhà ngoại giao Nga để đáp trả", Sputnik dẫn thông cáo của Nhà Trắng ngày 14/3 cho biết.
Thông cáo của Nhà Trắng được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh Theresa May công bố các lệnh trừng phạt gồm trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga, đồng thời đình chỉ các cuộc hội đàm song phương và đóng băng các tài sản công của Nga ở Anh. Trước đó, Anh ra "tối hậu thư" buộc Nga phải phản hồi về vụ cựu đại tá tình báo Nga Sergei Skripal và con gái Yulia nghi bị đầu độc tại thành phố Salisbury của Anh hôm 4/3.
"Động thái mới nhất của Nga cho thấy cách hành xử coi thường trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc, làm suy yếu chủ quyền và an ninh của các quốc gia trên toàn thế giới, nhằm phá hoại và bôi nhọ các thể chế cũng như tiến trình dân chủ của phương Tây", thông cáo cho biết thêm.
Nhà Trắng khẳng định "Mỹ đang phối hợp với các đồng minh và đối tác để đảm bảo rằng nhưng vụ tấn công tương tự sẽ không xảy ra một lần nữa".
Theo AFP, phát biểu tại phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an hôm 14/3, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cũng tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm về việc nghi sử dụng chất độc thần kinh để hạ độc cha con cựu điệp viên Nga ở Anh. Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Raj Shan nhận định Nga "dường như" đứng sau vụ tấn công, trong khi Tổng thống Donald Trump hối thúc Nga đưa ra câu trả lời, song không nói rõ Moscow có liên quan trực tiếp tới vụ việc này.
Đại sứ Nikki Haley tại phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an do Anh triệu tập về vụ tấn công cựu điệp viên Nga (Ảnh: AFP)
Về phần mình, Nga liên tiếp bác bỏ các cáo buộc của Mỹ và Anh. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia nhiều lần phủ nhận sự liên quan của Moscow trong vụ tấn công cựu điệp viên tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời cho rằng đây có thể là hành động khiêu khích nhằm bôi nhọ hình ảnh của Nga trước thềm bầu cử và giải bóng đá thế giới World Cup - sự kiện thể thao do Nga đăng cai năm nay.
Nga cũng yêu cầu Anh trao các mẫu chất độc thần kinh để Moscow phân tích và cho rằng nếu Anh có thể nhận dạng loại chất hóa học này, London cũng hoàn toàn có khả năng sản xuất chúng. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres khẳng định việc sử dụng chất độc hóa học là "không thể chấp nhận được" và kêu gọi điều tra kỹ lưỡng vụ việc.
Sergei Skripal từng là đại tá phục vụ trong Cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU). Ông này bị bắt vào năm 2004 và kết án 13 năm tù vào năm 2006 vì tội hoạt động gián điệp cho Anh. Theo truyền thông Nga, Skripal đã nhận của tình báo Anh 100.000 USD để đổi lấy thông tin về các điệp viên của GRU đang hoạt động ở các quốc gia châu Âu thời kỳ đó.
Ông Skripal sau đó được phóng thích và được phép tị nạn ở Anh sau cuộc trao đổi gián điệp lớn nhất trong lịch sử giữa Nga và Mỹ vào năm 2010. Ông Skripal (66 tuổi) và con gái Yulia (33 tuổi) bị phát hiện bất tỉnh nhân sự trên ghế băng ở bên ngoài trung tâm mua sắm tại thành phố Salisbury. Giới chức Anh nghi ngờ, cha con ông Skripal là mục tiêu của một vụ sát hại có chủ đích.
Thành Đạt
Theo Dantri
Đoạn video giải mã 40 phút "mất tích" bí ẩn của cựu điệp viên Nga trước khi nguy kịch Cảnh sát Anh đã thu thập được một đoạn video từ camera an ninh cho thấy cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal lái xe hơi riêng tiến về khu vực trung tâm thành phố Salisbury (Anh). Video giúp trả lời câu hỏi Skripal đã ở đâu trong khoảng thời gian ngắn trước khi nghi bị đầu độc. Chiếc xe BMW của...