Chất độc có trong 100% mì tôm trên thị trường có thể gây tử vong
Ở liều cao, acid oxalic (chất có trong 100& mì tôm trên thị trường) có khả năng gây ra ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong với hàm lượng 4-5g.
Acid oxalic là acid hữu cơ có công thức phân tử H2C2O4. Acid oxalic có tính acid khá mạnh (khoảng 10.000 lần acid acetic), ở điều kiện thường, acid oxalic tồn tại ở dạng tinh thể, dễ tan trong nước tạo dung dịch không màu, có vị chua.
100% mì tôm có chứa acid oxalic. (Ảnh minh họa)
Acid oxalic và các muối oxalat có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm và có mức độ tồn dư khác nhau như sắn, rau chân vịt, măng, súp lơ xanh, cải xoong, rau diếp, măng tây, khoai tây, cà tím…
Acid oxalic có thể bị giảm hàm lượng trong quá trình chế biến thực phẩm như: ngâm rửa rau củ, luộc gạn bỏ nước luộc đối với măng, rang đối với một số loại hạt….
Ở liều cao, acid oxalic (muối oxalat) có khả năng gây ra ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong với hàm lượng 4-5g. Liều ngộ độc (LD50) của acid oxalic nguyên chất được ước khoảng 378 mg/kg thể trọng (khoảng 22,68 g/người 60 kg). Sự kết hợp của acid oxalic với canxi tạo ra calci oxalat, có thể gây kết tủa lắng đọng tạo thành sỏi ở các cơ quan tiết niệu, gan mật, tụy…
Theo Luật an toàn thực phẩm và Danh mục chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, acid oxalic sử dụng trong thực phẩm phải đảm bảo độ tinh khiết, đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và đáp ứng các yêu cầu đối với chất hỗ trợ chế biến, phụ gia sử dụng trong chế biến thực phẩm:
- Sản phẩm phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.
- Sử dụng chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất (đúng danh mục, đúng liều lượng, đúng đối tượng thực phẩm…).
Video đang HOT
Khi phát hiện sự có mặt của acid oxalic trong một số sản ph ẩm thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã chủ động yêu cầu các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với các đơn vị kỹ thuật thực hiện giám sát chủ động đối với acid oxalic trong các sản phẩm rau, củ quả tươi; bột mỳ, mỳ gói, mỳ sợi; gạo, bún, bánh phở, bánh canh, bánh hỏi… Kết quả giám sát đến ngày 19/12/2013 trên tổng số 263 mẫu cho thấy:
- 58/263 mẫu phát hiện có acid oxalic (chiếm 22,05%), hàm lượng dao động từ 10,7 đến 1809 mg/kg. Chủ yếu phát hiện trong các sản phẩm rau quả tươi, bột mỳ và một số sản phẩm chế biến từ bột mỳ (mỳ gói, mỳ sợi).
- Phát hiện 08 mẫu mỳ gói có hàm lượng acid oxalic từ 31,9 đến 177 mg/kg trong đó 05 mẫu mỳ gói ngoại của nước ngoài có hàm lượng từ 31,9 đến 71,3 mg/kg.
- 01 mẫu bột mỳ nhập ngoại có hàm lượng acid oxalic là 110 mg/kg.
- Một số mẫu rau củ quả tươi cũng chứa acid oxalic với hàm lượng dao động từ 10,7 – 1809 mg/kg tùy theo chủng loại.
Từ các thông tin trên, có thể thấy rằng acid oxalic (muối oxalat) tồn tại sẵn có trong một số loại thực phẩm, khó khăn để phân biệt giữa acid oxalic tồn tại tự nhiên với acid oxalic chủ động cho vào thực phẩm. Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng, các biện pháp cần thiết để kiểm soát hạn chế cần được tiến hành đồng bộ như sau:
Đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Không được sử dụng acid oxalic công nghiệp trong sản xuất, chế biến thực phẩm (do không đảm bảo độ tinh khiết, an toàn dùng trong thực phẩm). Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng mục đích công nghệ, nếu sử dụng acid oxalic với mục đích là chất hỗ trợ chế biến phải đảm bảo sử dụng ở mức tối thiểu chế phẩm acid oxalic đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Đồng thời phải công bố việc sử dụng với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với người tiêu dùng: Lựa chọn thực phẩm bao gồm cả các loại rau củ quả tươi phù hợp với tình hình sức khỏe, đối với những người có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tạo sỏi trong cơ thể tránh sử dụng các thực phẩm giàu acid oxalic; Khi sử dụng các thực phẩm giàu acid oxalic (muối oxalat), cần chú ý tăng cường uống nước để tăng đào thải; Thực hiện các biện pháp sơ chế, chế biến có tác dụng làm giảm acid oxalic như ngâm, rửa, luộc, rang… phù hợp với đặc tính của từng nguyên liệu thực phẩm cũng như sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao được khuyến cáo.
Theo VNE
10 loại thực phẩm giải trừ chất độc cho cơ thể
Nếu bạn ăn nhiều dầu mỡ hay uống nhiều bia rượu,... cơ thể của bạn cần được giải độc. Hãy làm việc đó tự nhiên và dễ dàng bằng cách bổ sung 10 thực phẩm sau vào chế độ ăn của bạn.
Đôi khi do thói quen ăn uống không đúng cách hằng ngày hay các yếu tố khách quan khác như môi trường ô nhiễm, thực phẩm nhiễm độc, nên cơ thể chúng ta dễ tích tụ nhiều loại độc tố.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng mà hãy thử bổ sung một số loại thực phẩm thông dụng sau đây có tác dụng giải trừ chất độc vào chế độ ăn của mình.
Gừng
Gừng không những có tác dụng giảm buồn nôn hiệu quả, cải thiện tiêu hóa, chữa đầy hơi, mà còn là thực phẩm có khả năng tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch do nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Vì vậy, hãy "tiếp sức" cho hệ tiêu hóa của bạn bằng cách dùng thêm ít trà gừng hoặc đơn giản là bỏ thêm vài lát gừng tươi vào ly nước ép hoa quả của bạn.
Chanh
Chanh được xem là thực phẩm cơ bản trong nhiều chế độ ăn uống giải độc. Nó chứa nhiều vitamin C- tốt cho làn da và giúp phòng chống việc tạo thành các gốc tự do gây nên bệnh tật. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng trung hòa kiềm trong cơ thể tức khả năng giúp cơ thể hồi phục lại độ cân bằng ph - có lợi cho hệ miễn dịch. Vì vậy, đừng quên uống một ly nước nóng thêm vài lát chanh để thanh lọc độc tố và làm sạch hệ miễn dịch khi bạn bắt đầu một ngày mới.
Củ dền
Không những là thực phẩm giàu magiê, sắt và vitamin C, củ dền còn được ví von như là một "siêu thực phẩm" do nó có nhiều chức năng có lợi cho sức khỏe. Ngoài khả năng làm đẹp da, tóc, điều hòa cholesterol, củ dền còn hỗ trợ quá trình giải độc gan, nên được xem là thực phẩm giải độc căn bản. Lần sau khi làm món rau trộn, bạn hãy thử bỏ thêm vài lát củ dền tươi hay đơn giản là dùng ít nước ép củ dền là đã có thể hấp thu tác dụng có lợi của loại thực phẩm này.
Tỏi
Lâu nay, tỏi đã được biết là có lợi cho tim, nhưng loại thực phẩm hăng cay này cũng có tác dụng tốt trong việc giải độc. Ngoài tác dụng chống virút, kháng khuẩn và kháng sinh, tỏi còn chứa allicin hóa, chất có khả năng kích thích việc sản xuất ra tế bào bạch cầu và chống nhiễm độc. Cách sử dụng tỏi tốt nhất vẫn là ở dạng tươi, nên bạn hãy bỏ thêm ít tỏi băm vào nước trộn rau để làm dậy mùi vị cũng như tốt cho sức khỏe.
Trà xanh
Các chất dẫn lưu được xem là yếu tố quan trọng trong việc giúp các cơ quan bên trong khỏe mạnh và bài trừ các độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, uống trà xanh cũng là một biện pháp giúp tăng cường lượng chất dẫn lưu cho cơ thể. Trà xanh không những là thức uống tốt cho những ai muốn giảm cân, mà còn là thức uống giàu chất chống ôxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, uống trà xanh giúp bảo vệ gan khỏi nhiều loại bệnh, gồm cả bệnh gan nhiễm mỡ.
Hoa quả tươi
Hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa, chất xơ mà lại không chứa nhiều calorie nên rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể. Nếu bạn muốn có một làn da đẹp, mái tóc óng mượt hay cải thiện hệ tiêu hóa thì hãy ăn thêm nhiều và đa dạng các loại hoa quả tươi.
Bắp cải
Ngoài lợi ích dùng làm thực phẩm giảm cân hiệu quả, bắp cải còn giúp giải độc. Nguyên nhân là do bắp cải có chứa sulforaphane (hóa chất giúp cơ thể phòng chống nhiễm độc) và glutathione (chất chống ôxy hóa giúp cải thiện chức năng giải độc của lá gan).
Gạo lứt
Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất giải độc quan trọng bao gồm vitamin B, magiê, mangan và phốt-pho. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có chứa nhiều chất xơ - giúp làm sạch ruột, cũng như giàu selen - hoạt chất giúp bảo vệ gan và cải thiện bề mặt da, giúp da luôn khỏe mạnh.
Cải xoong
Lá cải xoong cung cấp nhiều dưỡng chất giải độc quan trọng, bao gồm nhiều loại vitamin (B, E, C), kẽm và kali. Thuộc tính lợi tiểu tự nhiên của loại rau này còn giúp bạn "thải trừ" các chất độc ra khỏi cơ thể.
Atisô
Nếu gần đây bạn lỡ ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ hay dùng nhiều bia rượu, thì việc bỏ thêm ít lá bông atisô đã hấp chín vào thức ăn chính là một cách tuyệt vời để cơ thể bạn cân bằng trở lại. Nguyên do là vì bông atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa và chất xơ, do đó atisô giúp bao tử dễ tiêu hóa chất béo. Đây cũng là loại thực phẩm có khả năng kích thích và cải thiện chức năng của gan - cơ quan chính giúp cơ thể giải trừ độc tố.
Theo TNO
Sữa đậu nành có thể thành chất độc Sữa đậu, đậu phụ, sữa đậu nành... là đồ ăn, thức uống khoái khẩu của hàng triệu người khi hè đến. Tuy nhiên, để món thực phẩm bổ dưỡng này không trở thành chất độc, gây hại thì người dùng cần chú ý các điểm sau: Dùng không đúng cách sẽ biến các sản phẩm từ đậu nành thành chất gây hại. Ảnh...