Chặt đa xong, nhiều trai làng chết trẻ
Sau khi cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị toán thợ vô tâm chặt “cụt mọi tay chân”, liên tiếp nhiều cái chết trẻ của thanh niên làng xảy ra…
Dân làng đang tìm mọi cách cứu sống “cụ” cây vô tình bị nhóm thợ “làm hại”
Thuê cắt tỉa, cây chỉ còn trơ gốc
Cây đa cổ thụ nói trên nằm ở l àng Mới, xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cao niên trong làng kể lại, cây đa có từ rất lâu đời, nhiều trăm năm nay. Hồi mới lập làng, những vị bô lão đi đầu trong công cuộc khai khẩn đất đai là người trồng cây đa.
Bốn ông tổ lập làng một lần đi buôn bán xa, tình cờ vào một ngôi chùa xin được bốn cây đa con, mang về trồng ở làng để tạo bóng mát. Sau một thời gian thì 3 cây héo chết, chỉ cây đầu làng tươi tốt xanh lá, tán rộng che mát cả một vùng đất rộng.
Trải qua thăng trầm của thời gian, sự tàn phá khốc liệt của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, cây đa vẫn xanh tốt, cành lá sum suê, sừng sững giữa đất trời đầu làng Mới.
“Thời chiến tranh ác liệt, rất nhiều bom đạn rơi xuống mảnh đất này, nhưng tuyệt nhiên không một lần rơi xuống khu vực cây đa”, một cao niên kể. Trước khi bị chặt hạ, cây cổ thụ cao hơn 20m, đường kính gốc cây khoảng 5m.
Mỗi buổi trưa nắng nóng, dân làng thường kéo đến ngồi dưới gốc cây hóng mát. Từ lâu cây đa trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống dân làng. Biết bao thế hệ tuổi thơ được gắn với những kỷ niệm cùng cây đa lúc trưa hè, đêm trăng sáng.
Năm 1944, khi nạn đói hoành hành khắp miền Bắc, có hai mẹ con ăn xin lang bạt đến làng. Khi đến gốc đa, do đói nên hai mẹ con kiệt sức, nằm lả đi rồi tắt thở. Thương tình, người dân nơi đây dù bụng cũng đang cồn cào vì đói nhưng đã dành thời gian và tình cảm đưa thi thể hai mẹ con chôn cất đàng hoàng.
Người mê tín truyền tai nhau, từ đó dưới gốc đa xuất hiện điều kì lạ đêm đêm có bóng người than khóc. Rồi chuyện nhiều cao niên quả quyết: “Cây đa này nằm ở vị trí rất đẹp, là bình phong che chở cho làng”.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, cây đa có biểu hiện già cỗi, nhiều cành lá khô héo rơi xuống nguy hiểm cho người đi đường nhưng chẳng ai dám trèo lên chặt bỏ cành. Một số người đi ngang qua đã bị cành khô rơi trúng, bị thương. Cây lại nằm ngay bên trục đường chính của làng nên lượng người đi lại nhiều.
Để tránh nguy hiểm, vào đầu tháng 6/2013, dân làng họp bàn nhau, đưa ra phương án cắt tỉa những cành khô. Không ai dám nhận làm, phải thuê một nhóm thợ ở địa phương khác đến.
“Ý định của làng là cưa bỏ cành khô thôi, nhưng nhóm thợ lại làm sai ý định, cưa tận gốc cây cổ thụ”, một cao niên thuật lại. Vậy là trong chốc lát, cây đa mấy trăm tuổi bị đốn hạ chỉ còn trơ cái gốc.
Nhiều cành cây đa sau chặt hạ nằm lăn lóc bên đường mà không ai dám lấy về đun nấu.
Giải mã những tai họa nối tiếp
Trước khi xảy ra vụ nhóm thợ cưa tận gốc cây, làng đã thuê nhiều nhóm thợ khác đến. Nhưng điều kì lạ mỗi khi họ cầm cưa lại gần, nhìn thấy cây đa là họ từ chối và bỏ về.
Một người thợ giải thích, nguyên nhân anh ta không dám nhận tỉa cây là vì “khi vừa mới đến đã bị ai đó cứ tìm cách xua đuổi không cho làm”(?). “Do đó mà ngày tỉa cây cứ bị lùi dần cho đến khi một nhóm thợ khác ở xa không biết chuyện, đồng ý chặt cây.
Sự trùng hợp kì lạ là ngày nhóm thợ “làm thịt” cây trùng với ngày giỗ của một trong bốn vị bô lão trước đây đã trồng cây đa này”, một người dân cho biết.
Cũng bắt đầu từ đây, ở làng Mới xảy ra một số vụ tai nạn thương tâm. Cây đa bị chặt vào buổi sáng thì 5h chiều cùng ngày, người dân nhận được tin thông báo một người đàn ông trong làng vốn làm chủ thầu xây dựng bị chết đuối tại huyện Kỳ Anh.
20 ngày sau, người dân lại bàng hoàng trước sự ra đi của một thanh niên làm thuê ở Lào, bị tai nạn lao động chết thảm. “Trong khi đang làm nhiệm vụ kéo đường dây cho công ty truyền tải điện, thì cậu ấy bị cột điện đè xuống, chết tại chỗ”, một người dân kể.
Ít lâu sau, một thanh niên làng Mới ra đồng bắt lươn thì bị sét đánh chết. Ba cái chết trẻ, ba đáng tang liên tiếp nhau ở trong làng khiến không khí trong làng trầm xuống. Những cái chết này dân làng đều cho rằng có liên quan đến việc cây thiêng bị chặt hạ.
Không chỉ có người chết, sau khi cây bị chặt hạ, trong một thời gian ngắn, 3 người trong làng phát hiện bị bệnh ung thư. Thấy tai họa cứ giáng xuống liên tục như vậy khiến mọi người hoang mang.
Nhiều gia đình ở gần cây đa vì quá lo sợ liền soạn lễ vật ra gốc cây cúng bái suốt nhiều ngày trời. Một số người thân của những người gặp nạn, vì quá đau buồn nên cũng “nghi nghi” và… tìm nơi đổ lỗi là cây đa.
Có kẻ mê tín độc miệng cho rằng: “Cây đa là nơi trú ngụ của rất nhiều thần linh, là bình phong che chở cho cả làng. Việc đốn hạ cây cổ thụ đã khiến cho các vị thần trong cây không có nơi trú ngụ, làng không còn được thần cây bảo vệ nên bị ma quỷ hoành hành. Do vậy mà thời gian gần đây người dân làng gặp nhiều tai họa”.
Những bô lão họp bàn nhau khôi phục cây đa. Cả làng gom góp được một số tiền, thuê người chở đất đến bồi đắp quanh gốc, cố gắng cứu cây bằng mọi giá. Hiện nay, cành cây chặt ra trước đây nằm lăn lóc ngoài đường, không một ai dám lấy về vì sợ tai họa.
Ông Nguyên Trọng Đối, Bí thư chi bộ xóm mới chia sẻ: “Ban đầu dân làng chỉ muốn cắt tỉa các cành khô của cây đa để bảo đảm an toàn cho người dân. Nhưng khi thực thi nhóm thợ được thuê lại làm sai ý định của chúng tôi. Rồi sau đó lại xảy ra nhiều cái chết thương tâm của con em trong làng dẫn đến việc xuất hiện nhiều tin đồn dân làng Mới bị trừng phạt.
Chúng tôi đang tìm mọi cách để tôn tạo lại cây đa, cứu sống lại bằng mọi cách, không phải vì mê tín, mà cổ thụ hàng trăm năm gắn bó với lịch sử lập làng, là chứng tích cần lưu giữ”.
Theo Xahoi
Tin đồn 'vợ chồng thần rắn' xuất hiện trên cây ở Nam Định
Chỉ vì sự xuất hiện một cặp rắn chưa rõ nguồn gốc trên cây đa cổ thụ, nhiều người mê tín coi nó là "vợ chồng thần rắn".
Khoảng một tháng qua, hai con rắn lạ bỗng dưng xuất hiện trên cây đa cổ thụ thuộc gia đình ông Vũ Văn Châm (SN 1960), xóm Phố, xã Trung thành, Vụ Bản, Nam Định. Sự việc thu hút rất đông người dân đến khấn vái, tạ lễ, họ còn tự xưng hai con rắn lạ này là "vợ chồng". Theo người dân, cứ mỗi buổi trưa, hai con rắn lạ trên lại lên ngọn cây đa cổ thụ trong ngôi miếu thờ Đức Khổng Tử (phía sau nhà ông Châm) để hóng mát.
Cận cảnh cặp rắn lạ mà người dân cho đó là "vợ chồng rắn thần".
Ông Châm kể, cuối tháng 2, ông đang ngồi hóng mát ở ngay cạnh gốc cây đa, ông giật nảy mình khi nhìn thấy hai con rắn nằm khoanh tròn ở phía sau nhà thờ mẫu. Mặc dù ông tìm cách cố xua đuổi nhưng mãi nó vẫn không chịu bò đi. Sau khi có nhiều người đến, ông Châm chợt nghĩ trong đầu đây "phải chăng là các thần hiển linh", bởi theo ông Châm, việc rắn xuất hiện ở gần những nơi miếu phủ, cây đa thường là rắn linh thiêng, từ đó ông đã bắt đầu khoanh vùng, lập đàn tế "2 vị rắn thần".
"Từ đó đến nay, tôi nào dám đi làm, cứ phải ở nhà chăm sóc hai ông rắn. Điều lạ nữa là khi trong văn miếu mở đĩa hát chầu văn vọng ra thì có vẻ hai "ông rắn" rất hứng thú và say mê nghe, cho dù đang di chuyển nhưng mỗi lần nghe tiếng hát chầu văn là hai ông lại nằm bất động thưởng thức", ông Châm kể lại. Theo ông Châm, cứ vào giờ chính ngọ thì hai con rắn lạ này lại xuất hiện, sau đó biến mất vào cuối buổi chiều.
Ông Vũ Văn Châm đang thuật lại sự việc.
Chuyện cặp rắn lạ trên xuất hiện đã thu hút hàng nghìn người tò mò ra vào đặt lễ khấn vái vào những ngày này, cùng với đó là những câu chuyện thần thánh cũng được người trong cuộc thêu dệt.
Cụ Văn, (89 tuổi) cho biết: "Văn miếu thờ Đức Khổng Tử, phía ngoài miếu có thờ đôi bạch xà. Việc hai "ông rắn" xuất hiện lại đúng vào năm Quý Tỵ, ngay trên cây đa trong khuôn viên ngôi miếu nên dân làng chúng tôi cho đó là điềm lành.
Ban đầu, mọi người đến chiêm ngưỡng đã nhét tiền khắp gốc cây đa, nhìn mất mỹ quan, nên chúng tôi yêu cầu mọi người có hảo tâm thì để vào trong mâm. Sau mỗi buổi các cụ cao tuổi lại kiểm đếm rồi ghi vào sổ cẩn thận. Số tiền này chúng tôi dự định sẽ dùng vào việc tu sửa, nâng cấp văn miếu cho xứng tầm với truyền thống của vùng đất Thiên Bản và văn miếu cổ trước đây".
Rất đông người dân ra vào đặt lễ khấn "thần rắn" ngay dưới gốc đa cổ thụ.
Ông Vũ Văn Tần, trưởng xóm Phố cho hay, đôi rắn xuất hiện trên cây đa, trong khuôn viên văn miếu của làng là có thật. Trong thời gian qua cũng có rất đông người dân hiếu kỳ đến đây, gây nên những cảnh mất trật tự nhất định. Tôi cũng thường xuyên kiểm tra và có nhắc nhở mọi người trong xóm, nhất là gia đình ông Vũ Văn Châm rằng tuyệt đối không được dựa vào sự việc trên để thu bất kỳ một khoản tiền nào của dân. Đây có thể chỉ là một hiện tượng lạ, nên cũng mong mọi người đến đây không nên lợi dụng điều này để đồng cốt rồi biến thành những hoạt động mê tín dị đoan".
Việc có hay không chuyện rắn thần xuất hiện tại địa phương này rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, tránh tình trạng để người dân mê tín thái quá!
Theo vietbao
Bi hài đồng cốt Hầu đồng, vốn là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, gần đây, hầu đồng đã bị biến tướng và mang màu sắc mê tín. Lễ hầu đồng thường rất tốn kém Những người tự xưng là "đồng cô", "đồng cậu" đã biến nó thành một thế giới rộn ràng tiếng nhạc, nỉ non lời...