Chặt, chém vào tương lai
Chúng ta được tiếng là quốc gia an toàn nhưng cũng bị mang tiếng là đất nước có lắm điều gây bực mình.
Nạn chặt chém du khách ở Việt Nam là rất nhức nhối
Từ việc bắt chẹt khách, đòi tiền “boa” một cách trắng trợn, gian lận trong thanh toán và gần đây là nạn “chặt”, “chém” du khách ở mức độ trên cả dã man… đến nạn cò mồi, ép khách chấp nhận dịch vụ họ không lựa chọn, thậm chí cả cái cách mời mua hàng theo kiều “đỉa bám, kiến bâu, ruồi bu”…khiến khách “vãi linh hồn”, chạy mất dép để sau đó nghĩ sai, thậm chí ác cảm về người Việt. Tất cả những hành động ấy, là cách chúng ta chặt, chém, bôi đen không thương xót vào chính tương lai của mình và cộng đồng.
Du lịch là nhu cầu văn hoá của con người. Người ta đi du lịch, dù dưới hình thức nào, đều nhằm tìm sự thoải mái, thư thái trong cảm giác tự do. Nó kỵ nhất những thứ gây khó chịu, làm phiền, quấy rầy… Vì thế các dịch vụ du lịch, trước tiên phải cho khách thấy họ là sứ giả, được nồng nhiệt chào đón ở bất cứ đâu; bởi vì họ bỏ tiền ra để được phục vụ. Mặt khác, chính họ cũng đang “phục vụ” lại đất nước mà họ đến -xét theo một nghĩa nào đó. Nhưng liệu những nguyên tắc tối thiểu đó có được thoả mãn khi du lịch ở Việt Nam?
Chỉ cần cứ căn cứ vào hàng loạt vụ việc “chặt” “chém” khách như báo chí đang rộ lên, thì câu trả lời đã là không toàn phần. Hẳn nhiều người là nạn nhân của những vụ tống tiền trá hình ấy còn chết khiếp Việt Nam khi đã “tim đập, chân run, gan nóng” mau mau cuốn gói trở về tới đất nước của họ. Không biết họ sẽ nói với bao nhiêu người, bằng thái độ và những mô tả có thể đoán được, để những người nghe kể lại cũng chết khiếp theo và “cạch” ý định đến thăm Việt Nam. Quy luật lan truyền sẽ không để sự việc dừng lại, mà tiếp tục phát triển theo cấp số nhân. Đó chính là dấu hiệu căn bệnh thiểu năng của ngành công nghiệp không khói Việt Nam. Thế là mục đích thu lợi nhuận mà nghe nói có nước khoản tiền này chiếm tới hơn 20 % GDP, cứ dần xa vời vợi với nền kinh tế nước nhà. Trong khi không những mất luôn cơ hội vàng để quảng bá cái hay cái tốt của mình ra thế giới, chúng ta cũng sẽ phải chịu mang tiếng xấu khó rũ bỏ về một quốc gia tối mắt vì tiền, bất chấp mọi tiêu chuẩn văn hoá để cho ra thứ văn hoá chợ búa, bắt chẹt. Xấu hổ lắm thay cho bất cứ ai có trách nhiệm, có lòng tự trọng dân tộc.
Chúng ta luôn sẵn một tiềm năng du lịch to lớn, về mọi khía cạnh. Đất nước trải dài, hệ sinh thái phong phú và nền văn hoá đa dạng, nhiều tầng vỉa bí ẩn. Tức là chúng ta có đầy đủ sự hấp dẫn về địa lý, phong cảnh thiên nhiên và con người để mời gọi và giữ chân du khách. Hơn thế nữa, chúng ta có một lịch sử độc đáo, rất hấp dẫn, trong đó nhiều thứ không ai mong muốn nhưng khi đã xảy ra rồi thì lại thành một thứ tài sản tinh thần đặc biệt. Có khá nhiều người nước ngoài đến Việt Nam chỉ vì nhu cầu muốn tận mắt thấy một đất nước đã chiến đấu ròng rã hàng trăm năm như thế nào; tận mắt thấy những điều rất khó tin khi nghe kể và để xem sau chiến tranh, thiên tai như vậy họ sống và phát triển ra sao…Vì thế nhiều dấu tích đau buồn trong chiến tranh thì nay trở thành điểm thu hút khách thập phương. Đây có lẽ là sự bù đắp của trời đất và chúng ta cũng phải biết khai thác, kiếm tiền một cách có văn hoá, ở mức cao. Nhưng vì sao cho đến nay, so với các cường quốc du lịch trong khu vực, tầm vóc Việt Nam vẫn quá lép vế toàn diện và xem ra còn lép vế lâu dài? Trong khi Singapore dân số bằng 5% Việt Nam hàng năm đón hơn chục triệu du khách ngoại, thì nước ta đang mơ con số 5-6 triệu? Chỉ một vùng biển của Thái Lan mỗi năm đón tới 11 triệu lượt khách đến nghỉ ngơi, trong khi thử hỏi xem Hạ Long “kỳ quan thế giới” con số đó là bao nhiêu? Cái gì cũng có nguyên nhân của nó.
Video đang HOT
Ở Singapore người dân bảo nhau cười nhiều hơn nữa với khách, còn tại Thái Lan thì người ta làm mọi cách để du khách hiểu rằng, dù bạn là ai, có nhu cầu gì, hễ đã đặt chân đến nước Thái là bạn sẽ được hài lòng. Còn ở Việt Nam ta, cứ suy từ thực tế, có thể “đọc vị” ra thứ triết lý “bóc ngắn, cắn dài” đang được tôn thờ. Bóc không thương xót, cắn tàn bạo! Nhân nào thì quả ấy. Chúng ta được trời cho những bãi biển, vùng thắng cảnh mà các nước mơ cũng không thấy. Nhưng có thiên nhiên đẹp chỉ là một phần nhỏ trong cái “hộp xanh mầu nhiệm” chứa những thứ hấp dẫn du khách. Phần lớn còn lại là những thứ gắn với con người. Nói đến du lịch là nói đến hệ thống dịch vụ. Hệ thống dịch vụ cần được hiểu như là khả năng đáp ứng tối đa một cách hài lòng nhất mọi nhu cầu chính đáng và do đó nó góp phần đáng kể trong việc tạo tính hấp dẫn với khách. Nó bao gồm các đạo luật, chính sách, quy định, quy chế, hệ thống tiện nghi, những ưu đãi, sự đa dạng trong giải trí, mua sắm… Có thể khẳng định hệ thống này ở ta vừa lạc hậu, vừa tuỳ tiện, thiếu một cái nhìn thực sự chiến lược. Trong khi chúng ta mời chào khách bằng những quảng cáo tốn kém; trong khi bản chất của kinh doanh du lịch là tạo cho khách mọi cơ hội để họ tiêu tiền… thì dường như các chính sách của chúng ta lại làm điều trái ngược.
Đó là thủ tục rườm rà, sách nhiễu vô lối, nói một đằng, thực hiện một nẻo… Nó không chỉ làm khách cụt hứng mà còn khiến họ thấy đi chơi lại mệt hơn cả đi làm ở đất nước họ. Hậu quả này vô cùng tệ hại. Nhưng sự tệ hại vừa nêu cho dù rất đáng bàn, thì vẫn thua xa sự tệ hại, đến mức có thể dùng cụm từ đốn mạt, gây nên bởi một bộ phận cư dân kiếm chác bằng các dịch vụ du lịch. Họ không quan tâm đến danh dự quốc gia, bỏ qua mọi liêm sỉ tối thiểu, chỉ cốt sao thủ lợi cho mình bằng những cách gọi thẳng ra là cướp giật. Những công dân thiểu năng văn hoá ấy quên rằng, nhân tố cư dân bản địa, với những nét truyền thống độc đáo, lối sống khác lạ không chỉ gây tò mò thú vị, mà còn cho du khách cảm hứng sống, cảm hứng sáng tạo sau mỗi chuyến đi. Họ bỏ tiền ra vì điều đó. Vì thế đáng lẽ người dân phải cùng chính quyền tìm mọi cách để làm đẹp hình ảnh đất nước trong con mắt người ngoại quốc, thì những gì đang tiếp tục xảy ra cho thấy người Việt Nam làm du lịch theo quy trình ngược lại, tức là tìm mọi cách để xua đuổi du khách. Trên thực tế, khi chưa rộ lên tệ nạn “chặt”, “chém” thì nhiều du khách nước ngoài đã rất sợ gặp người Việt Nam vì họ biết thể nào cũng bị quấy rầy. Không cười cợt vô duyên hay nhìn họ như nhìn khủng long tái sinh, thì cũng buông ra vài câu tiếng Anh bồi, nhiều khi tục tĩu vô ý do không hiểu, rất mếch lòng khách. Rồi ở nhà hàng nào cũng oang oang vừa ăn uống vừa làm điếc tai người chung quanh, phun cả nước bọt vào khách.
Một khách du lịch ngoại quốc chỉ vì kinh sợ kiểu đi xe đánh võng trên đường Hà Nội mà viết thư cho người thân ở Pháp mô tả Việt Nam là “một quốc gia thiếu luật lệ, bán khai, giao thông ngoài đường nguy hiểm hơn vào cõi chết”. Không biết với những ông Tây, bà Đầm từng bị lái xe taxi, xe ôm, chủ nhà hàng… bắt nạt và bắt chẹt theo kiểu trấn lột chỉ xảy ra trong xã hội đen thì họ sẽ còn mô tả Việt Nam xấu xí, luật rừng, con buôn…như thế nào? Không ai có thể biết tường tận nhưng ai cũng biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với ngành du lịch và cao hơn, với hình ảnh Việt Nam.
Liệu có cách nào để không phải gọi trắng ra rằng, căn bệnh thiểu năng văn hoá ấy, thảm hoạ nhân tai ấy, là một nỗi quốc nhục?
Theo Xahoi
Bộ trưởng: Có nạn "chặt chém" du khách
Bộ trưởng VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh thừa nhận, thời gian qua, tình trạng đeo bám, chặt chém khách du lịch đã ảnh hưởng xấu tới ấn tượng của khách du lịch nước ngoài về Việt Nam.
Tại phiên chất vấn sáng 13/6, nhiều đại biểu QH chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hoàng Tuấn Anh về tình trạng đeo bám, chặt chém khách du lịch.
Đại biểu Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh) đặt vấn đề: Một số địa phương có biểu hiện chèo kéo, đeo bám, "chặt chém" khách du lịch. Đại biểu Đào Xuân Yên (Thanh Hóa) cũng cho rằng, hiện tượng này làm xấu hình ảnh du lịch Việt Nam.
Bộ trưởng VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thừa nhận đây là tình trạng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian qua, hiện tượng đeo bám, chặt chém khách du lịch cũng như giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch quá cao so với thực tế đã gây ấn tượng xấu trong mắt du khách nước ngoài. Nguyên nhân là do sự phối hợp liên ngành, kiểm tra giám sát các điểm có nguy cơ "chặt chém" chưa tốt; các văn bản liên quan để xử lý chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn nhẹ...
Để khắc phục tình trạng trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa chỉ đạo giải quyết những vấn đề ảnh hưởng lớn tới hình ảnh du lịch Việt Nam.
Bộ trưởng VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh cho biết, tình trạng đeo bám, "chặt chém" khách du lịch phải được loại bỏ. Sản phẩm, đồ ăn uống du lịch phải được niêm yết giá công khai. Các địa phương sẽ phải tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân đối với các hoạt động du lịch.
Đội quân bán hàng rong ở Hồ Gươm luôn đeo bám khách Tây để "chặt chém"
Đại biểu Nguyễn Hoài Phương hỏi Bộ trưởng: "Một số ý kiến cho rằng nên lập cảnh sát du lịch. Bộ trưởng nghĩ sao?".
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh xin ghi nhận ý kiến này. Ông cũng cho biết thêm, ông đã gặp Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang. Đại tướng cho biết sẽ suy nghĩ việc này và xin ý kiến Thủ tướng.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, trong lúc chưa có, tôi đề nghị cảnh sát trật tự cùng tham gia bảo vệ du khách. Ở TP Hồ Chí Minh có lực lượng thanh niên xung phong tham gia bảo vệ trong 30 điểm nóng về du lịch. Ngoài ra, các tỉnh nên đầu tư lắp hệ thống camera để giám sát hoạt động du lịch.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, một số nước như: Campuchia, Malaysia, Thái lan, Indonesia, Ai cập... đã thành lập cảnh sát du lịch tập trung ở các điểm du lịch trọng điểm.
Theo 24h
Bệnh nhân choáng vì bác sĩ 'tập' nói cám ơn Trái ngược với thái độ khó chịu, cáu gắt, quát tháo bệnh nhân, gần đây, bác sỹ, y tá tại Viện Huyết học Truyền máu T.Ư đã thay đổi 180 độ, cởi mở, nhiệt tình và nói lời cám ơn, khiếnbệnh nhân đến khám không khỏi bàng hoàng. Thầy thuốc nói lời cám ơn Nguyên nhân của sự thay đổi này xuất phát...