Chặt chém “khét tiếng” ở Sầm Sơn: Chính quyền vào cuộc
“Thị xã đã thành lập đường dây nóng về xử lý vi phạm; chúng tôi cũng yêu cầu phía công an kiểm tra nếu có sẽ bắt và xử lý hình sự một số vụ để làm gương. Trường hợp có thông tin cụ thể, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm và xin lỗi khách”.
Trước dư luận về tình trạng “chặt chém” khách du lịch tại Sầm Sơn thời gian qua, ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn cho biết: “Tôi vừa xuống nhận nhiệm vụ tại đây mới hơn một tháng, những phản ánh của dư luận chúng tôi đã nắm bắt được. Với cương vị là người đứng đầu cơ quan chính quyền tôi khẳng định sẽ tiếp thu và xác minh làm rõ để có hướng xử lý”
Du khách và người dân địa phương tắm biển tại bãi biển Sầm Sơn.
“Không riêng bản thân tôi mà Đảng bộ, chính quyền cũng đã nhận thức được những thực trạng và đang cố gắng để khắc phục bằng mọi biện pháp. Để chuẩn bị cho mùa du lịch mới, thị xã cũng đã ban hành các văn bản về quản lý các loại hình dịch vụ, trong đó có các dịch vụ nhảy cảm trên cơ sở cụ thể các quy định của pháp luật. Trong đó vấn đề được thực hiện kiên quết là niêm yết và thực hiện niêm yết giá”, ông Triều khẳng định.
Về chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn, theo lãnh đạo thị xã Sầm Sơn đã tổ chức tuyên truyền, vận động, tập huấn trực tiếp cho các đối tượng kinh doanh; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của thị xã, nêu tên các đơn vị, hộ kinh doanh vi phạm; giao cho các đoàn thể chính trị, xã hội ở các phường xã đi ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật cũng như quy chế của thị xã trong các hoạt động dịch vụ du lịch. Đặc biệt là các hội như nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên…phụ trách cụ thể từng công việc; ngoài ra còn tuyên truyền qua hệ thống các báo cáo viên với hơn 200 người và qua các kênh thông tin đại chúng…
Video đang HOT
Những tấm biển này được cắm ngay trên các bãi biển, du khách nào cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng nếu phát hiện có hành vi vi phạm.
Tổ chức quản lý, được giao cụ thể cho các ban ngành chức năng như công an, quản lý thị trường, quy tắc đô thị, biên phòng… các phường, xã thành lập các đội quản lý; đối với những khu vực trọng điểm, nhảy cảm thị xã đã thành lập các đội liên ngành thường trực 24/24 ở các khu vực bãi biển.
“Ngoài ra còn có hai tổ chỉ đạo đi kiểm tra việc thực hiện của các phường xã, đơn vị cũng cơ quan liên ngành nói trên. Thị xã đã thành lập đường dây nóng về xử lý vi phạm; chúng tôi cũng yêu cầu phía công an kiểm tra nếu có sẽ bắt và xử lý hình sự một số vụ để làm gương. Trường hợp có thông tin cụ thể, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm và xin lỗi khách.
Bảng niêm yết giá tại các nhà hàng.
Tinh thần hoạt động của các đơn vị, tổ chức và các đội liên ngành nói là như vậy, nhưng cái quan trọng là hiểu quả nó tùy thuộc vào sự giám sát của chính mình là những người có trách nhiệm trong công tác quản lý và điều hành”, ông Triều thẳng thắn.
Đề cập đến vấn đề xử lý những trường hợp vi phạm, cá nhân Chủ tịch UBND thị xã cũng bày tỏ những trăn trở: “Vấn đề xử lý vi phạm thì quá rõ rồi, pháp luật cũng đã quy định rất rõ ràng và thị xã cũng căn cứ trên cơ sở đó và những quy chế của thị xã đặt ra để xử lý đối với những trường hợp vi phạm. Nhưng những trường hợp nâng giá nhằm mục đích thu lợi bất chính thì theo quy định từ 5 triệu đồng trở lên mới xử lý hình sự. Nếu đơn thuần chỉ chỉ nâng giá để thu lợi bất chính mà chưa quá 5 triệu đồng thì cũng rất khó để xử lý hình sự. Từ đầu mùa đến giờ chúng tôi cũng đã xử lý nhiều vụ vi phạm trong hoạt động kinh doanh, kể cả hàng rong, chèo kéo khách và kể cả việc vi phạm hợp đồng trong vấn đề thuê phòng…”.
Ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn khẳng định sẽ tiếp thu và kiểm tra những vấn đề phản ánh từ dư luận.
“Với tư cách là Chủ tịch thị xã, nghe những thông tin như thế tôi rất buồn và trách nhiệm của tôi là phải làm rõ. Bằng các biện pháp của thị xã, tôi khẳng định rằng trong mùa du lịch này và thời gian tới, du lịch Sầm Sơn sẽ tốt lên”, với khẳng định trên của Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn, hy vọng rằng thời gian tới, Sầm Sơn không phải là “nỗi khiếp đảm” của du khách mỗi khi đến nơi đây.
Theo Dantri
Những "mánh khóe" rút tiền khách du lịch cần đề phòng
Nếu không chú ý khách du lịch sẽ bị móc túi đẹp. Dưới đây là những mánh khóe phổ biến tại các điểm du lịch, khác sạn, công ty du lịch nhỏ mà những người yêu du lịch nên tránh.
Thời gian qua, nhiều công ty du lịch tung ra các gói kích cầu, giảm giá nhằm tạo sức hút với khách du lịch. Tuy nhiên, có nhiều công ty lại lợi dụng tình hình để "móc túi" của du khách.
Chị Nguyễn Thị Dung (Thường Tín, Hà Nội) bức xúc khi tham gia tour Ao vua - Đường Lâm giá 5 triệu cho 30 người với thực đơn bữa ăn có: thịt gà rừng, nước trên đường, hoa quả tráng miệng sau bữa ăn nhưng thực tế lại hoàn toàn đối lập. Chị Dung cho biết: "Bữa trưa nói thịt gà rừng nhưng lại mềm như gà thải Trung Quốc. Ngoài thịt chỉ thêm 2 bìa đậu rán với mấy cọng rau muống, cơm nhão, dịch vụ kiểu này khó lòng chấp".
Không chỉ các Công ty du lịch nhỏ, nhiều khách sạn nhỏ có thói quen chộp giật cũng dùng nhiều chiêu bắt chẹt khiến khách du lịch.
Một góc bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa
Do địa thế gần Hà Nội, Sầm Sơn - Thanh Hóa là địa điểm du lịch được nhiều người lựa chọn làm nơi nghỉ dưỡng trong các đợt nghỉ ngắn ngày. Tuy nhiên, đây cũng là địa điểm gây không ít phiền toái cho du khách.
Theo phản ánh của một số khách du lịch, dịch vụ xe điện có bảng giá ghi trên đầu xe là 10.000 đ/người/ lượt, (hành trình từ đền Độc cước lên Hòn trống mái, chưa đầy 1 km). Nhưng khi đi kêu giá 30.000đ, còn đến nơi lại báo giá 40.000đ. Không dừng lại ở đó, nhà xe còn đưa khách đến điểm gác để nộp phí vệ sinh môi trường 15.000 đồng/ người. Vậy là từ 15 000 đồng/người/ lượt, du khách phải móc túi trả đến 55.000đ.
Du khách cũng chú ý đến tình trạng đánh tráo hàng khi vào nhà hàng gọi cua, ghẹ, ngao, chải.... "Trong một lần đến nhà hàng minh tuyền ăn hải sản, khi vào gọi 4 cua biển, (mỗi con 500g) nhưng khi nhà bếp chế biến xong không hiểu sao mỗi con chỉ còn chưa đầy 250g? Phàn nàn với nhà hàng thì họ biện minh sau chế biến cua, ghẹ hao nhiều" - anh Thắng ở Thanh Hóa bức xúc cho biết.
Du khách đến đây mua nước mắm cũng nên dè chừng với các anh "cò". Mỗi khi hè về tài xế xe điện chủ yếu chở khách đi mua nước mắm, hải sản. Theo phản ánh của người dân, ở Sầm Sơn có quy định "ngầm" nếu tài xế xe điện đưa khách vào hàng mua 1 kg cua, ghẹ được hưởng 40.000đ, 1 lít nước mắm cũng có hoa hồng 20 -30.000đ.
Đây là những mánh khóe "rút tiền" khá phổ biến ở các bãi biển du lịch, nếu các bạn có dự định đi du lịch nên tham khảo ý kiến bạn bè, người thân, những người đã đi nhiều, và cần được tư vấn thêm nếu không sẽ bị ép giá, cắt tour.
Theo Dantri
Kỷ niệm 50 năm huyện Quỳ Hợp: Điểm sáng miền Tây xứ Nghệ Cách đây tròn 50 năm, ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Quyết định số 52 CP, phê chuẩn việc chia huyện Quỳ Châu để thành lập 3 huyện là Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong. Một góc Hồ Thung Mây. Hòa chung không khí của toàn Đảng, toàn dân và toàn dân ta ra...