Chặt cây xanh trái phép ở các thành phố lớn trên thế giới sẽ bị xử lý ra sao?
Ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, cây xanh được coi là tài sản quốc gia và có những quy định rất chặt chẽ trong việc đốn hạ hoặc tỉa cây xanh. Thậm chí, người chặt cây trái phép còn bị pháp luật truy tố và xử phạt nặng.
Tại các thành phố lớn trên thế giới, nhà chức trách đều xác định cây xanh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, tạo không gian xanh cho đô thị. Do đó, công tác bảo vệ, trồng mới và thay thế cây xanh luôn được chú trọng và được quy định rất chặt chẽ.
Sydney, Australia: Chặt cây trái phép bị phạt tiền tới 1,1 triệu USD
Tại thành phố Sydney của Australia, các loại cây xanh trồng dọc đường phố đều được coi là tài sản của thành phố và được bảo vệ chặt chẽ theo chương trình bảo tồn cây xanh. Các nhà quản lý cùng các chuyên gia về thực vật học luôn phối hợp chặt chẽ với người dân để trồng và bảo vệ cây xanh đường phố.
Chính quyền Sydney luôn quan tâm bảo vệ cây xanh trong thành phố
Thành phố Sydney cũng ra những quy định rất chặt chẽ trong việc đốn hạ hoặc tỉa cây xanh. Đối với những cây xanh này, người dân và chính quyền chỉ được tỉa bớt cành lá để loại bỏ những cành sâu mục, chết hoặc gây nguy hiểm cho người đi đường, hoặc để tạo không gian cho những cành lá phía dưới cũng như để đảm bảo cây cối không che khuất các biển báo giao thông.
Cây xanh trên đường phố Sydney chỉ bị đốn hạ khi không còn giải pháp nào khác để giữ lại, và thường là những cây quá già, bị mục ruỗng và chết khô, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Còn người dân Sydney khi muốn loại bỏ cây xanh trong vườn nhà mình cũng phải xin giấy phép của thành phố, nếu những cây này có chiều cao từ 5 mét trở lên, có tán lá phủ hơn 5 mét, hoặc đường kính thân hơn 30 cm.
Ngoài ra, Sydney cũng quy định các biện pháp trừng phạt rất nghiêm khắc đối với những người vi phạm quy định trên. Những người chặt hạ cây trái phép ở mức độ nghiêm trọng có thể bị Tòa án Môi trường và Đất đai phạt tiền tới 1,1 triệu USD.
Malacca, Malaysia: Chặt cây trái phép sẽ bị pháp luật truy tố
Một góc thành phố Malacca, Malaysia
Video đang HOT
Mới đây, một nhà phát triển bất động sản ở bang Malacca đã đốn hạ 17 cây cọ và đinh hương, trong đó có một số cây khoảng 30 tuổi.
Thống đốc bang Malacca Idris Haron đã bày tỏ thái độ kiên quyết với hành động tùy tiện của nhà bất động sản trên, cho biết sẽ có những biện pháp cứng rắn đối với người này do đã hành động vì tư lợi mà không lưu tâm đến tầm nhìn chính quyền bang về Thành phố công nghệ xanh Malacca.
Tại bang Malacca, cây được đốn chặt phải được Chính quyền bang hoặc Hội đồng quản trị của bang phê duyệt về loại cây, kích thước và số lượng.
Ông Idris cho biết hành động trên đã vi phạm luật của chính quyền địa phương và có thể bị liệt vào danh sách đen nếu bị kết tội. Hình phạt cao nhất sẽ được áp dụng đối với người phạm tội và nhà kinh doanh bất động sản sẽ phải trồng lại cây con vào những chỗ đã bị đốn chặt.
Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Malacca Zainal Hussin cho biết, hành động của nhà kinh doanh bất động sản đã gây thiệt hại cho thành phố 450.000 RM (hơn 120.000 USD) và ông ta sẽ bị bị truy tố và phải trồng lại cây tại những nơi quy định.
Singapore: Nghiêm cấm mọi hoạt động phá hoại các cây xanh
Nhân viên môi trường chăm sóc cây xanh ở Singapore
Tại Singapore, đất nước được coi là sạch nhất Đông Nam Á, chính phủ lập nên các Khu vực Bảo tồn Cây xanh bao phủ một diện tích rộng lớn của quốc đảo này, và nghiêm cấm mọi hoạt động phá hoại các cây xanh có đường kính trên một mét trong các khu vực đó.
Năm 2002, một công ty bất động sản đã tự ý chặt hạ một cây xanh cổ thụ có đường kính 3,4 mét trong khu đất của mình. Ngay lập tức, dư luận Singapore nổi sóng phẫn nộ, và tòa án đã ra mức phạt 8.000 USD đối với công ty này, ngoài số tiền 76.035 USD mà công ty phải bồi thường cho nhà nước vì đã đốn hạ cây trên.
Trâm Anh (Theo Kinh Doanh)
Những "chiêu độc" khuyến khích trồng và bảo vệ cây xanh ở Hàn Quốc
Khoảng 1.220 người Hàn Quốc vừa tham gia sự kiện ôm cây trong một phút để thể hiện tình yêu cây cối và nâng cao ý thức bảo vệ cây. Trong những năm gần đây, với chủ trương "tăng trường xanh", chính phủ Hàn Quốc liên tục phát động các chiến dịch quốc gia nhằm khuyến khích trồng và bảo vệ cây xanh.
Trong khi kế hoạch thay thế hơn 6.700 cây xanh trên đường phố Hà Nội đang gây tranh cãi trong dư luận Việt Nam thì người dân nhiều nơi trên thế giới tổ chức một loạt hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu cây cối nhân ngày Ngày Quốc tế Rừng (21.3), trong đó đặc biệt nhất là sự kiện 1.220 người Hàn Quốc ôm cây trong một phút để thể hiện tình yêu đối với cây cối. Sự kiện này còn nhằm mục đích biểu dương sự thành công của Hàn Quốc trong việc bảo vệ cây cối đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ cây trong cộng đồng.
Theo đó, hàng nghìn người Hàn Quốc đăng ký tham gia sự kiện, đã tập trung tại một khu rừng ở phía Bắc Seoul vào chiều 21.3. Một thành viên của ban tổ chức sự kiện bắt đầu đếm ngược và tất cả mọi người bắt đầu vòng tay ôm cây.
Hàng nghìn người Hàn Quốc, từ trẻ em đến người lớn đều vui vẻ tham gia sự kiện ôm cây hôm 21.3.
Những người tham gia sự kiện "say đắm" ôm cây tới 10 phút để thể hiện tình yêu cây cối và nâng cao ý thức bảo vệ cây.
Những sự kiện ôm cây tương tự từng được tổ chức ở nhiều nơi trên thế gới. Năm 2013, 936 người ở thành phố Portland, bang Oregon (Mỹ) lần đầu tiên lập kỷ lục về số lượng người ôm cây trong vòng một phút lớn nhất thế giới.
Năm ngoái, hơn 2.000 người Nepal ở mọi tầng lớp từ học sinh, nghị sĩ, nhân viên văn phòng và các nhà sư đã tập trung tại thủ đô Kathmandu để tham gia sự kiện ôm cây và phá vỡ kỷ lục về số lượng người ôm cây lớn nhất thế giới.
Ông Thaneswor Guragai, một trong những người tổ chức sự kiện nhấn mạnh,họ muốn thông qua sự kiện này để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của cây xanh đối với con người nhân ngày Môi trường Thế giới (4.6.2014): "Chúng tôi không chỉ muốn lập nên kỷ lục thế giới mới mà còn muốn gửi tới mọi người thông điệp về tầm quan trọng của cây xanh". Hơn 2.000 người Nepal đã ôm thân cây khoảng 2 phút tại vườn quốc gia Hòa bình, phía đông bắc thủ đô Kathmandu.
Sự kiện ôm cây ở Nepal
Mặc dù không vượt qua Nepal về số lượng người ôm cây nhưng Vườn ươm quốc gia Hàn Quốc - đơn vị đứng ra tổ chức sự kiện này cho biết, mọi người tham gia sự kiện ôm cây hôm 21.3 đều rất tự hào và vui vẻ vì họ đã ôm cây tới tận 10 phút, thay vì một phút như dự kiến.
Hàn Quốc được biết đến là quốc gia thành công trong việc cải tạo môi trường. Cách đây nhiều thập kỷ, Hàn Quốc, khi bắt đầu bước vào "guồng quay" công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã phải đối mặt với nhiều hệ lụy về môi trường. Đất nước được xem là một trung tâm công nghiệp bụi bặm, xấu xí, không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Nhiều khu rừng bị tàn phá bởi các hoạt động khai thác mỏ, khai thác gỗ không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa.Những trung tâm công nghiệp như Seoul và Ulsan xuất hiện những dòng sông chết và bầu trời bị màn khói bụi che kín. "Tăng trưởng đen" từng là thuật ngữ được sử dụng để mô tả về thời kỳ phát triển công nghiệp nhưng song song với hủy hoại môi trường ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Hàn Quốc đã chủ trương thúc đẩy "tăng trường xanh" với nhiều chiến dịch quốc gia do chính phủ phát động. Người dân Hàn Quốc được khuyến khích trồng càng nhiều cây càng tốt, đặc biệt là những cây dễ trồng, tăng trưởng nhanh, tán rộng để phủ xanh các đô thị càng sớm càng tốt.
Thủ đô Seoul, Hàn Quốc xanh mướt nhìn từ trên cao.
Những chiến dịch quốc gia như vậy đã đem lại hiệu quả đáng kể. Đất rừng của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi kể từ năm 1950 và khoảng 2/3 diện tích đất nước này đã được bao phủ trong tán cây xanh. Bảo vệ môi trường thực tế đã trở thành khẩu hiệu quốc gia của Hàn Quốc.
Những hình thức khuyến khích trồng cây "độc nhất vô nhị"
Tree Planet được biết đến là một tổ chức xã hội đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc. Giám đốc điều hành của Tree Planet, Kim Hyoung Soo cho biết, tổ chức này được thành lập để thúc đẩy mọi người, mọi nhà trồng cây và ngăn chặn việc phá hoại cây cối, ảnh hưởng đến môi trường.
Tree Planet đã tạo ra trò chơi trồng cây độc đáo cũng được gọi là Tree Planet. Cụ thể, nếu người chơi (trò chơi Tree Planet) trồng và chăm sóc cây của họ đến khi cây trưởng thành đầy đủ, tổ chức này sẽ giúp họ trồng cây này ngoài đời thực. Tree Planet giải thích rằng, trong một xã hội hiện đại, sẽ có nhiều người Hàn Quốc quá bận rộn để có thể trồng và chăm sóc cây cối thực sự. Do đó, thông qua trò chơi Tree Planet, tổ chức này muốn giúp những người này trồng cây. Đặc biệt, không chỉ trồng cây ở Hàn Quốc, Tree Planet đã trồng cây ở 8 quốc gia. Tổng cộng, tổ chức này đã trồng khoảng 470.000 cây trong 4 năm.
Một con phố rợp bóng cây xanh ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Ngoài ra, Tree Planet còn nghĩ ra dự án độc đáo và rất thú vị "Star Forest - khu rừng ngôi sao" - dự án trồng rừng và đặt tên theo tên của các nghệ sĩ, người nổi tiếng.
Chia sẻ về dự án này, CEO Kim Hyoung Soo nói, ông phát hiện ra rằng, có rất nhiều người chơi trò chơi trồng cây đặt tên cây của họ theo tên của người nổi tiếng. Lúc đó, ông nảy ra ý tưởng về việc khuyến khích trồng những khu rừng được đặt tên theo tên của nghệ sĩ, người nổi tiếng. Theo đó, Star Forest khuyến khích, vận động người hâm mộ của các nghệ sĩ, ngôi sao, người nổi tiếng góp quỹ để trồng những khu rừng mang tên người mà họ yêu mến, ủng hộ.
Tree Planet năm ngoái đã hợp tác với người hâm mộ của nữ ca sĩ, diễn viên nổi tiếng của Hàn Quốc YoonA trong dự án "Star Forest" để trồng một khu rừng mang tên "YoonA forest" nhờ đóng góp từ fan hâm mộ cô ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dự án Star Forest của Tree Planet hiện trồng được tổng cộng 34 "khu rừng ngôi sao".
Phương Đăng (Theo Dân Việt)
Malaysia: Chính quyền bang Malacca gắn biển bảo vệ cây xanh Chính quyền bang Malacca, Malaysia, sẽ gắn biển tương tự như thẻ nhận dạng "MyKad" trên tất cả các cây xanh nằm trong phạm vi thẩm quyền của chính quyền địa phương nhằm mục đích bảo vệ. Chủ tịch Ủy ban Nhà ở, Chính quyền và Môi trường của bang, ông Ismail Othman cho biết các hội đồng của bang đang hoàn tất...