Chất cấm vẫn dùng phổ biến trong chăn nuôi, trồng trọt
Chăn nuôi vẫn sử dụng chất cấm; rau củ, quả vẫn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật… Đó là đánh giá của Bộ NNPTNT về tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua.
Vi phạm ở mức báo động
Tại cuộc họp bàn diễn ra ngày 6.2 tại Hà Nội về tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết: “Trong đợt thanh, kiểm tra từ đầu năm đến nay, dù mới chỉ có 22 tỉnh, thành báo cáo, song số cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản vi phạm nghiêm trọng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đáng báo động.
Nhiều người vẫn dùng chất cấm để nuôi lợn (ảnh minh họa).
Theo đó, qua kiểm tra 2.629 cơ sở sản xuất, kinh doanh, có 702 cơ sở vi phạm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), chiếm 21%; lấy 207 mẫu nông lâm thủy sản kiểm tra, phát hiện 38 mẫu vi phạm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất. Tuy nhiên, số tiền xử phạt chỉ dừng lại ở mức còn khiêm tốn, gần 80 triệu đồng”.
Cũng theo thống kê, hiện có khoảng 1.523 cơ sở giết, mổ gia súc, gia cầm tại 21 tỉnh, thành, nhưng số cơ sở vi phạm nghiêm trọng, không đảm bảo vệ sinh thú y chiếm đến 55%, số cơ sở chế biến rau, quả vi phạm chiếm 56%.
Video đang HOT
Đánh giá về thực trạng này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Số cơ sở vi phạm nghiêm trọng vẫn chiếm một tỷ lệ quá lớn. Trong 12 nhóm vật tư, nông lâm thủy sản chủ lực của ngành nông nghiệp, số cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm nghiêm trọng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao như vậy, thì không thể có chất lượng nông sản đảm bảo được. Vì thế, trong tháng 2, cần phải siết chặt, chấn chỉnh, để giảm tỷ lệ vi phạm. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn trên bàn ăn của người dân”.
Rau củ, thịt phải an toàn
Lĩnh vực cần tập trung chấn chỉnh trong thời gian tới, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát là thịt và rau, củ quả, trong đó trọng tâm là các cơ sở giết, mổ. Bởi phần lớn thịt nhiễm vi sinh, vi khuẩn phần lớn đều do quy trình giết, mổ không an toàn. Tuy nhiên, từ trước tới nay, việc kiểm tra chỉ mới dừng lại ở phát hiện và xử lý vi phạm, như vậy, chỉ là giải quyết phần ngọn, nửa vời.
Bộ trưởng Phát đặt câu hỏi: “Tại sao thời gian qua, các địa phương lấy mẫu xét nghiệm, phân tích, phát hiện các lô hàng rau, củ, quả, thịt không đảm bảo chất lượng nhưng không thấy báo cáo. Hiện, khâu kiểm soát của chúng ta còn yếu, không truy ngược cơ sở sản xuất, thành thử, tất cả chỉ là… hớt ngọn”.
Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật cho biết, kết quả giám sát trong tháng 1.2012 trên rau, quả phát hiện 10% số mẫu vượt ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép. Song, để truy nguồn gốc, số lô hàng vi phạm đó từ cơ sở sản xuất nào, vùng nào thì cơ quan chức năng… chịu.
Chỉ trong 20 ngày của tháng 1 vừa qua, Thanh tra Bộ NNPTNT đã ban hành gần 1.600 quyết định xử phạt. Trung bình một ngày, Chánh Thanh tra Bộ này phải ký 80 quyết định xử phạt.
Đối với vi phạm trong chăn nuôi, theo Cục Chăn nuôi, trong tháng 1 vừa qua, cơ quan này phối hợp với Công an Đồng Nai đã phát hiện, bắt giữ 1 đối tượng đang vận chuyển 5kg Salbutamol hàm lượng 98% trên đường đi tiêu thụ. Là loại thuốc dùng cắt cơn hen, dãn phế quản, dãn cơ trơn, Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có Salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu. Việt Nam đã cấm sử dụng chất này trong chăn nuôi từ năm 2002. Tuy nhiên, đến nay, nguồn gốc lô hàng trên vẫn chưa được xác định.
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an cùng vào cuộc kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng, buôn bán chất cấm, đặc biệt trong chăn nuôi.
Theo Dân Việt
Báo động tội phạm điều chế ma túy tổng hợp: Thêm nhiều chất cấm biến ảo tinh vi
Ba năm trở lại đây, cảnh sát đã phát hiện các đối tượng sản xuất, điều chế ma túy tổng hợp (MTTH) tại Việt Nam. Hiện mới nhỏ lẻ, thủ công, nhưng tương lai không xa, MTTH có thể sản xuất theo quy mô phòng thí nghiệm - Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTP, Bộ Công an cho biết tại Hội thảo tổng kết kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả phòng chống MTTH, vừa tổ chức tại Hà Nội.
Các dụng cụ sản xuất MTTH được lực lượng công an thu giữ
Người nghiện MTTH đang gia tăng
Thiếu tướng Vũ Hùng Vương dẫn chứng: Số liệu thống kê của Văn phòng thường trực phòng chống ma túy cho thấy, 20% "con nghiện" ở Việt Nam sử dụng MTTH. Những năm 1990 ở các nước châu Âu, châu Mỹ, người nghiện dùng ma túy truyền thống cũng nhiều như nước ta hiện nay. Tuy nhiên "con nghiện" các nước này nhận thấy, dùng heroin độc hại, gây nghiện cao, có thể lây nhiễm HIV/AIDS, nên chuyển dần sang MTTH. Thiếu tướng Vũ Hùng Vương dự báo: trong 5-10 năm nữa, tội phạm mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng MTTH sẽ lấn át tội phạm ma túy truyền thống. Người nghiện loại ma túy này vì thế cũng gia tăng.
Trên thế giới có khoảng 200 loại MTTH. Tại Việt Nam hiện đã xuất hiện 30 loại, tập trung ở 2 chất methamphetamine (hồng phiến, ice) và MDMA (ecstasy, thuốc lắc). So với các loại ma túy khác, MTTH có đặc điểm là gây kích thích, ảo giác, kích dục, tạo sự hưng phấn, sung mãn, hoang tưởng, khiến người sử dụng có thể làm những điều bình thường họ không dám làm như lái xe, đâm chém, nhảy nhót, thác loạn... MTTH "nhập" vào Việt Nam chủ yếu từ tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, đường hàng không và tuyến bưu điện, có vụ vận chuyển lên đến 1 triệu viên. Tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào, MTTH có giá bán từ 15.000 - 20.000 đồng/viên. Vận chuyển trót lọt vào nội địa, giá bán được đẩy lên vài chục lần. Khoản "siêu lợi nhuận" đó khiến tội phạm mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng MTTH ngày càng gia tăng. Số đối tượng vận chuyển MTTH tổ chức thành từng toán, nhóm có trang bị vũ khí, sẵn sàng chống trả lực lượng làm nhiệm vụ - Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy thông tin.
Việc phát hiện số đối tượng mua bán, vận chuyển MTTH rất khó khăn. MTTH sau khi vận chuyển về khu vực biên giới, sẽ được các đối tượng nghiền nát ra, cho thêm một số tiền chất để tăng trọng lượng, rồi dập lại giống dạng thuốc tân dược nên lực lượng chức năng khó nhận biết. Một vướng mắc hiện nay là quá trình bắt giữ đối tượng mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng MTTH, dù lực lượng công an biết chắc "hàng" các đối tượng mang theo là ma túy, nhưng do một số chủng loại MTTH chưa được "cập nhật" trong danh mục các chất cấm sử dụng tại Việt Nam, nên không thể xử lý hình sự.
Nhức nhối tội phạm sản xuất MTTH
Thiếu tướng Vũ Hùng Vương cảnh báo: Từ đầu năm 2011 đến nay, lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy công an toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ 12 vụ sản xuất MTTH dạng tinh thể ("hàng đá") với công nghệ thủ công, nhỏ lẻ ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, TP.HCM... Số đối tượng này thu mua các loại thuốc tân dược có chất gây nghiện như: thuốc cảm cúm, thuốc ho, thuốc viêm họng... đun nóng ở nhiệt độ 60-80 độ C, tách lấy chất gây nghiện rồi đưa thêm tiền chất vào để điều chế MTTH. Hiện, các đối tượng sản xuất MTTH ở dạng thủ công, nhưng tương lai không xa MTTH sẽ được sản xuất quy mô phòng thí nghiệm.
Từ đầu năm 2011 đến nay, tại Hà Nội đã phát hiện 6 điểm sản xuất MTTH, nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Đáng chú ý, các đối tượng "hành nghề" trong nước, đang được số đối tượng nước ngoài giúp sức, hướng dẫn công thức, cách điều chế qua các mạng xã hội - Đại tá Trần Đức Long, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy CATP Hà Nội khẳng định. Lưu ý những dấu hiệu nhận biết "cơ sở" sản xuất MTTH, Đại tá Long chỉ rõ: Những nhà dân, cơ sở sản xuất xuất những mùi khó ngửi, gây đau đầu, phát sinh rác số lượng lớn bất thường (trong đó có vỏ thuốc tân dược), động vật ăn vào chết - chính là nghi vấn điểm tổ chức sản xuất MTTH.
Chia sẻ kinh nghiệm phát hiện, triệt xóa quán bar, karaoke, cà phê... tổ chức sử dụng MTTH, người đứng đầu lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy Công an Thủ đô chỉ rõ: Hà Nội hiện có trên 30.000 cơ sở kinh doanh có điều kiện, nhạy cảm về ANTT. Trong đó, có 137 điểm nguy cơ cao đối tượng tổ chức sử dụng MTTH. Từ đầu năm 2011 đến nay, Công an Hà Nội phối hợp với lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an, đã triệt xóa 7 điểm tổ chức trái phép MTTH tại các địa điểm trên. Chủ cơ sở tổ chức cho các đối tượng "bay lắc" đều chuẩn bị kỹ lưỡng từ khi xây dựng. Họ dựng sàn nhảy, lắp hệ thống âm thanh, cách âm, ánh sáng công suất lớn. Cán bộ công an quản lý địa bàn nếu tinh ý có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường này ngay từ khi cơ sở xây dựng...
Theo ANTD
Những tác dụng phụ của thuốc cảm Bạn có thể mua các loại thuốc cảm từ mọi tiệm thuốc mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà coi thường những tác dụng phụ của chúng. Tác dụng của chất kháng histamine Đây là chất thường gặp trong các loại thuốc cảm. Chất này giúp giảm ngứa họng, khiến bạn ho ít hơn. Đồng thời nó...