Chặt 6.700 cây xanh: Ai đã ‘hô biến’ hàng nghìn m3 gỗ?
Theo quan sát của phóng viên, tại địa điểm tập kết gỗ – chính là vườn ươm của công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội nằm trên đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trong số này, riêng loại gỗ xà cừ chỉ toàn những khúc gốc cạnh rễ đến đoạn bằng mặt đất dài chừng 50cm và toàn gốc rễ. Ngoài những khúc gỗ nhỏ được cưa vuông vắn để trên mặt đất, hoàn toàn không thấy những thân cây xà cừ to lớn nào dài từ 3 -7m hoặc chỉ là những cành to dài và không thẳng. Hơn nữa nhiều cành, gốc cũng đã bị mục ruỗng, ruỗng thân không giống với gỗ xà cừ đã được chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh…
Toàn bộ số gỗ trong “kho” chủ yếu là gốc, cành củi, mục ruỗng, thân gỗ hầu như chỉ còn những miếng được cưa nhỏ.
Trao đổi với PV ông Nguyễn Xuân Hanh (Giám đốc xí nghiệp sản xuất Cây xanh – Cây hoa – Cây cảnh) cho biết: “Toàn bộ số gỗ ở đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh và một số tuyến đường khác do công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội chặt hạ được đưa về kho này. Trong kho có khoảng 186m3 gỗ xà cừ, 32m3 gỗ khác và 23m3 củi. Tháng 12/2014 công ty được giao chặt hạ thay thế cây xanh từ khi bắt đầu dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông số gỗ này chưa được công ty đem ra đấu giá lần nào”.
Tuy nhiên, ngay sau đó đại diện đơn vị quản lý cho biết cần phải xem xét số liệu nhập kho, xuất kho thì mới có được con số chính xác.
Theo tìm hiểu, số lượng xà cừ mà Cty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội là khoảng 500 cây trên toàn tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Phố Huế – Hàng Bài… Tuy nhiên, cả dãy xà cừ cổ thụ có chu vi tới 2 người ôm chạy dài từ Ngã Tư Sở (Đống Đa) tới cầu Trắng (Hà Đông) dài gần 3km, song số gỗ hiện còn ở kho này chỉ toàn gốc và cành củi?
Theo một dân buôn gỗ, chỉ cần làm một phép tính đơn giản, nếu là những cây xà cừ cổ thụ có chu vi hai người ôm thì đường kính sẽ khoảng 1m cộng với chiều cao từ 5 – 20m thì mỗi cây nếu chặt hạ sẽ thu được từ 5 đến 20m3 gỗ chưa kể cành, củi. Như vậy, trên đoạn đường dài 3km với hơn 500 cây xà cừ mà công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội chặt hạ tính ra phải nhập kho cả nghìn m3 gỗ.
Những gốc cây xà cừ rất to nhưng không có một đoạn thân nào tương ứng?
Video đang HOT
Vậy, số gỗ này đã đi đâu trong khi tại kho chứa mà công ty này đã đưa phóng viên “kiểm tra” chỉ toàn gốc và cành mục nát do để quá lâu chứ hoàn toàn không phải xà cừ mới chặt?
Hiện nay, trên thị trường giá gỗ xà cừ rơi vào khoảng 8,5 triệu/m3 gỗ. Theo ông Hoàng Văn Hồng (một chủ xưởng gỗ ở Thường Tín) cho biết: “Trong năm nay giá gỗ xà cừ dao động trong khoảng từ 8,5 triệu/m3 gỗ tới 9 triệu/m3, tuy nhiên đối với mặt hàng gỗ cổ thụ như gỗ bị chặt ở Hà Nội khá đắt tính cả chục triệu/m3, ngay cả tôi nhiều ngày đến hỏi mua nhưng cũng không tranh được”.
Số lượng gỗ vẫn nguyên vẹn, chưa được bán
Ngày 25/3, sở Xây dựng Hà Nội đã trả “nợ” những câu hỏi liên quan đến việc chặt hạ, thay thế hàng loạt cây xanh trên các tuyến phố ở Thủ đô trong thời gian qua.
Theo Sở này, từ tháng 11/2014 đến đầu năm 2015, thành phố cải tạo, thay thế cây xanh trên 8 tuyến phố. Trong đó di chuyển 130 cây, chặt hạ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông. Cùng với đó là trồng thay thế và bổ sung 489 cây. Kinh phí trồng mới do các đơn vị xã hội hóa ủng hộ, hỗ trợ, hiện chưa thanh quyết toán.
Thông tin về hàng trăm mét khối gỗ cây bị chặt hạ, sở Xây dựng Hà Nội cho hay, số lượng gỗ, củi đã chặt hạ chưa được bán. Hiện chúng được tập kết tại kho của các đơn vị, sở Xây dựng phối hợp với họ lập hồ sơ quản lý. Sở Tài chính sẽ phối hợp với sở
Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá và toàn bộ số tiền thu được nộp ngân sách theo quy định.
Trước nghi vấn có doanh nghiệp đứng sau việc này để thu số lượng gỗ lớn lên đến hàng trăm tỉ đồng, sở Xây dựng khẳng định là: “Không đúng. Số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng sau khi bán gỗ là không có cơ sở”.
Sản phẩm từ gỗ xà cừ hàng chục triệu đồng
Theo ông Nguyễn Xuân Hưng – Phó Giám đốc công ty Công viên cây xanh Hà Nội, nơi tập kết gỗ cây xanh bị chặt hạ cho biết: “Gỗ xà cừ chủ yếu được sử dụng để làm hàng rào”.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của dân buôn gỗ, gỗ xà cừ cổ thụ, có chất lượng tốt đang rất được ưa chuộng. Giá gỗ xà cừ có nhiều mức, tùy thuộc vào độ tuổi, đường kính gốc. Mỗi m3 gỗ xà cừ đường kính 70-80cm có giá trị khoảng 20-25 triệu đồng; với loại nhỏ hơn, mức giá từ 15-20 triệu đồng. Gỗ được sử dụng đóng tàu thuyền, làm đồ gỗ mỹ nghệ. Giá đồ nội thất gỗ xà cừ có nhiều mức khác nhau, lên đến hàng chục triệu đồng.
Liên quan đến số lượng gỗ chính xác được nhập kho là bao nhiêu, những đơn vị được đấu giá, việc cung cấp giá thành của lần đấu giá gần đây nhất, lãnh đạo công ty TNHH MTV Công viên cây xanh cũng không nắm được và đã yêu cầu phóng viên về công ty sẽ cung cấp. Tuy nhiên, sau nhiều lần điện thoại cho ông Nguyễn Xuân Hưng (PGĐ công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội) cả trong và ngoài giờ hành chính ông Hưng đều nhấc máy trả lời bận họp. PV báo Người Đưa Tin cũng đã nhiều lần đến công ty liên hệ, để lại nội dung công việc nhưng sau nhiều ngày vẫn không có bất cứ phản hồi nào? Hàng ngàn m3 gỗ xà cừ đã được chặt hạ đến nay vẫn là một ẩn số!?
Theo Người Đưa Tin
Chặt cây xanh Hà Nội và ước mơ đổi đời của lâm tặc
Mấy ngày nay, nghe tin Hà Nội có kế hoạch chặt hạ 6.700 cây xanh, công hạ mỗi cây xà cừ có giá hơn 35 triệu đồng, đã làm cho những lâm tặc "sống mòn" trên các ngọn núi cứ nhấp nhổm.
Nữ cửu vạn gỗ nghiến ở xã Lương Thông huyện Thông Nông - Cao Bằng
Bởi lẽ họ hy vọng rằng, với "kinh nghiệm" đốn hạ nhiều cây rừng ngàn năm tuổi, khi về đến Hà Nội sẽ sớm được tuyển mộ vào đội chặt hạ mấy gốc cây mặt phố giá cao, biết đâu lại có cơ hội đổi đời.
Từ trước đến nay, những lâm tặc phải kiếm cơm nơi rừng sâu, núi thẳm rất nguy hiểm, vì họ phải đối mặt với cái chết thường trực ở phía trước như: Rắn độc, bọ cạp, rết xanh, lở đá, cây đổ, gỗ đè, trượt ngã,... rình rập với những tấm thân cò nhỏ bé trong đêm tối nơi rừng sâu.
Để né tránh lực lượng Kiểm lâm, Công an tuần tra các khu rừng để bảo vệ lâm sản, họ phải lần mò đi vào rừng từ lúc trời tối, đi ra khỏi rừng trước lúc mặt trời mọc.
Quá trình di chuyển trong rừng là đi mò tối theo thói quen, không dùng ánh sáng, tránh sự phát hiện của lực lượng bảo vệ rừng. Trong quá trình chặt cây rừng, xẻ lấy gỗ, cũng hạn chế dùng đèn pin, đuốc lửa để tránh sự phát hiện của Kiểm lâm, Công an.
Không những thế, giá cả lao động khổ sai nơi rừng sâu cũng rất bèo bọt, mỗi lâm tặc lao động cực nhọc và nguy hiểm trong cả đêm như thế, với các việc như: Chặt hạ cây gỗ, xẻ phanh theo thanh, tấm hoặc cục, hay vận chuyển ra cửa rừng cũng chỉ được khoảng 100 nghìn đồng/đêm lao động.
Số tiền đó, chỉ đủ mua gạo và rau cháo nuôi con, chẳng còn đồng nào tích luỹ nữa.
Nghề lâm tặc rất khó nhọc, hiểm nguy, nhưng không thể có tích luỹ, bởi hết mồ hôi là hết tiền. Nếu không may mắn, còn bị lực lượng bảo vệ rừng bắt, sẽ bị xử lý về tội tàn phá rừng, buộc phải ngồi tù,...
Một lâm tặc đã nhiều năm kinh nghiệm nghề rừng, từng tham gia vận chuyển, đến xẻ thịt gỗ nghiến tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn lập luận: "Chặt hạ một cây gỗ xà cừ ở Hà Nội, đường kính 120 cm có giá hơn 35 triệu đồng là quá cao, vì xà cừ là loại cây gỗ mềm, cưa xăng chỉ nổ máy tăng ga 10 phút là hạ xong.
Nếu chi phí chặt hạ bằng xe nâng càng đơn giản, kể cả là chặt hạ xong, thu gom, cắt xếp thành đốn và vận chuyển đến kho bãi tập kết trong Hà Nội, thì với giá hơn 35 triệu đồng/cây sẽ có lãi lớn. Công lao động phổ thông ở các TP chỉ khoảng 200 nghìn đồng/ngày, như vậy chặt hạ, đào gốc 1 cây xà cừ chẳng lẽ phải mất đến 175 ngày công lao động?"
Cây mới được trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội
Chính vì món lời lãi đối việc chặt hạ cây gỗ ở Hà Nội quá cao, đã làm cho đám lâm tặc trên núi cao nghe được tin đã không thể ngủ được? Còn những lâm tặc có cách tính toán cẩn thận hơn lại cho rằng; Đường Hà Nội đông người, phương tiện, dây điện chằng chịt, nên giá thuê chặt hạ cao hơn nơi rừng sâu.
Tuy nhiên, hầu hết các lâm tặc đều cho rằng; chặt cây có thể diễn ra ban đêm, bởi ánh sáng điện đường thừa sức cắt hạ. Bởi ở trên rừng núi đá tai mèo sắc nhọn, những người chặt phá rừng trái phép chỉ dùng chiếc đèn pin, bó đuốc nhỏ còn cắt hạ những cây gỗ nghiến có đường kính gốc rộng từ 2 đến 3 mét, cao khoảng 50 mét.
Còn khi xẻ gỗ, chỉ dùng ánh sáng mập mờ của mấy con đom đóm trong chiếc lọ, cũng có thể cắt xẻ, đẽo gọt thân gỗ quý thành những tấm sập dày 10 hoặc 20 cm, rộng từ 80 cm đến 1 mét, chiều dài mỗi tấm khoảng 3 mét...
Chính vì giá thuê cắt hạ mỗi cây gỗ cao ngất ngưởng, đã làm cho những lâm tặc trên non cao nhấp nhổm tìm đường về Hà Nội, với hy vọng sẽ được tham gia chặt cây xanh, để có cơ may đổi đời.
Theo Nông Nghiệp Việt Nam
"Tôi lấy đầu mình để khẳng định đó không phải cây vàng tâm" Ông Lê Huy Cường (Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp) dám lấy đầu ra để khẳng định 100% cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải vàng tâm. Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường và cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh. 100% không phải cây vàng tâm Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản chính thức trả...