Chấp nhận rủi ro để ‘đu trend’ chụp ảnh con mắt ở Trung Quốc
Trào lưu chụp ảnh phần có màu của mắt thu hút giới trẻ Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ tổn hại sức khỏe và rủi ro bảo mật từ xu hướng này.
Giới trẻ Trung Quốc trải nghiệm dịch vụ chụp ảnh mống mắt tại các studio nổi tiếng.
Chụp ảnh mống mắt là dịch vụ ghi lại hình ảnh phần có màu của mắt với độ phân giải cao, sau đó chỉnh sửa để tạo thành những tác phẩm nghệ thuật. Mặc dù đã xuất hiện từ lâu, dịch vụ này hiện trở thành một trào lưu đáng chú ý ở xứ tỷ dân, đặc biệt với giới trẻ, CNA đưa tin.
Rất nhiều bài đăng trên mạng xã hội Xiaohongshu chia sẻ về trải nghiệm chụp ảnh mống mắt và quảng cáo từ các studio cung cấp dịch vụ này.
Ví dụ, một studio tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) cung cấp dịch vụ chụp ảnh mống mắt với mức giá ưu đãi 98 NDT (khoảng 340.000 đồng) cho mỗi khách hàng, và quá trình thực hiện chỉ kéo dài khoảng 30-40 phút.
Một tìm kiếm trên nền tảng mạng xã hội nổi tiếng Xiaohongshu cho thấy nhiều người dùng chia sẻ trải nghiệm của mình hoặc các studio ảnh quảng cáo dịch vụ chụp ảnh mống mắt.
Một người dùng Xiaohongshu có tên Matiani thuật lại trải nghiệm về buổi chụp tại một studio ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), chỉ mất khoảng 30 phút.
“Sản phẩm cuối cùng đẹp ngoài sức tưởng tượng, mỗi bức ảnh đều mang tính nghệ thuật cao, như thể có cả vũ trụ trong mắt bạn vậy”, cô chia sẻ.
Khi xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến, mối lo ngại về an toàn và các rủi ro đối với quyền riêng tư cá nhân cũng ngày một tăng lên.
Yu Pingping, giảng viên tại Đại học Y khoa Chiết Giang (Trung Quốc), cảnh báo rằng ánh sáng mạnh sử dụng trong quá trình chụp ảnh có thể gây hại cho võng mạc. Ông khuyên người dùng nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh và tránh chụp ảnh mống mắt quá thường xuyên.
Bác sĩ Han Wei tại Trường Y khoa Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), khuyến cáo những người bị viêm giác mạc, bệnh lý võng mạc hoặc vừa trải qua phẫu thuật mắt đặc biệt cần tránh thử nghiệm dịch vụ này.
Các chuyên gia cũng chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn đối với quyền riêng tư, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi công nghệ nhận dạng sinh trắc học ngày càng phổ biến. Mống mắt là một trong những yếu tố nhận dạng sinh trắc học quan trọng, và nếu thông tin này bị rò rỉ hoặc lạm dụng, nó có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng về bảo mật.
Wu Shenkuo tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Phó giám đốc trung tâm khảo sát của Hiệp hội Internet Trung Quốc, nhấn mạnh rằng dữ liệu sinh trắc học, như mống mắt, phải được thu thập và sử dụng với sự đồng ý rõ ràng của người tiêu dùng và chỉ phục vụ những mục đích cụ thể. Thời gian lưu trữ dữ liệu cũng cần được quy định rõ ràng và sau khi hết thời hạn, thông tin phải được xóa hoặc ẩn danh.
Chuyên gia Aubrey Minshew tại Bảo tàng Mắt Truhlsen – Marmor ở California (Mỹ) cho biết mống mắt là một đặc điểm rất độc đáo và có thể thay thế mật khẩu cho những thứ quan trọng như tài khoản ngân hàng hay khóa cửa nhà. Bà khuyên người dùng nên tìm hiểu kỹ cách các studio lưu trữ, bảo vệ và chia sẻ dữ liệu sinh trắc học này.
Một studio ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm (vùng Đông Bắc Trung Quốc), cung cấp dịch vụ chụp ảnh mống mắt với mức giá khuyến mãi từ 98 CNY (khoảng 340.000 VND) mỗi người.
Năm 2021, Trung Quốc đã thông qua một đạo luật nhằm siết chặt các quy định về bảo mật dữ liệu cá nhân. Theo Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân Trung Quốc, các công ty phải có sự đồng ý của cá nhân để có được thông tin nhạy cảm như sinh trắc học và vị trí của họ. Đồng thời, các cơ quan quản lý có quyền đình chỉ và yêu cầu xóa bỏ những nền tảng thu thập dữ liệu cá nhân trái phép.
Một nhân viên tại studio chụp ảnh ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cung cấp dịch vụ chụp ảnh mống mắt đã nói với Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc rằng nhiều khách hàng bày tỏ quan ngại về vấn đề bảo mật. Tuy nhiên, người này khẳng định rằng ảnh mống mắt chỉ là “ảnh thông thường” và không thể dùng để nhận diện danh tính.
Kỹ sư Guo Sumin từ Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc giải thích rằng việc thu thập dữ liệu từ mống mắt đòi hỏi công nghệ đặc thù, vượt xa khả năng của các studio chụp ảnh thông thường. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng tội phạm có thể sử dụng các công nghệ tiên tiến để đán.h cắp thông tin cá nhân.
Nhiều người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc vẫn giữ thái độ trung lập hoặc hoài nghi về trào lưu này.
“Có thực sự đẹp đến mức phải khoe ra như vậy không?”, một người dùng trên mạng xã hội Weibo bày tỏ.
Một người khác lại đặt câu hỏi: “Điều này khác gì việc khoe dấu vân tay của bạn giữa chốn công cộng?”.
Bước vào lớp, thầy giáo đeo "một thứ" trên lưng khiến toàn bộ học sinh trợn mắt ngạc nhiên, dân mạng thì tranh cãi
Khoảnh khắc rất đáng yêu song cũng thu hút nhiều bình luận trái chiều.
Mới đây, MXH Trung Quốc đang lan truyền rần rần đoạn clip về một thầy giáo. Theo đó, tại một trường nội trú nằm ở vùng núi xa xôi của Trung Quốc, vì thời điểm này cả trường đang căng thẳng chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng nên vào kỳ nghỉ lễ Đông chí, ban giám hiệu đã ra quyết định mọi hoạt động dạy và học vẫn diễn ra bình thường.
Vì con nhỏ không ai trông, trong khi đó vợ thì phải đi làm xa, một thầy giáo trong trường đã quyết định cho cô con gái chỉ mới 4 tháng tuổ.i "lên lớp" cùng bằng cách cho em bé vào gùi có lót đủ chăn ấm và đeo trên lưng. Ai cũng biết một đứ.a tr.ẻ 4 tháng tuổ.i luôn cần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt giữa tiết trời lạnh giá như ở thời điểm hiện tại, bởi vậy có thể thấy được do không còn lựa chọn khác nên thầy giáo mới phải đưa ra quyết định như vậy.
Khoảnh khắc thầy giáo cõng con gái 4 tháng tuổ.i đi dạy học.
"Hôm đó là ngày Đông chí, một ngày tượng trưng cho sự đoàn viên và ấm áp trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nhưng nhà trường quyết định mọi hoạt động dạy và học vẫn diễn ra bình thường. Tôi thực sự không nỡ để con gái ở nhà một mình, nên đã quyết định đưa con đến trường cùng, để cùng các bạn học sinh trải qua ngày lễ đặc biệt này", nam giáo viên chia sẻ với tờ 163.
Thầy giáo này cho biết thêm, khi thấy cảnh mình đưa con gái đi học, các bạn học sinh lúc đầu tỏ ra bất ngờ. Sau đó ai nấy đều vô cùng thích thú, xúm vào xung quanh để ngắm em bé. Con của thầy giáo lập tức trở thành "thần tượng" của cả lớp, các bạn tranh nhau làm c.ô b.é cười, giành giật nhau để đưa đồ chơi cho c.ô b.é, và cả lớp học vì thế mà tràn ngập tiếng cười và niềm vui.
"Cảnh tượng ấm áp đó đến tận bây giờ vẫn in đậm trong tâm trí tôi", thầy giáo nói.
Thầy giáo đưa con "đi học" cùng.
Trước khoảnh khắc đáng yêu này, cư dân mạng thi nhau để lại bình luận. Trong đó, một comment nhận được sự quan tâm của dân tình: "Trước mặt là trách nhiệm, sau lưng là tình cha".
Câu nói này thực sự mô tả rất chính xác về người thầy trong hoàn cảnh này. Đó là một người thầy đầy trách nhiệm với học trò của mình. Ở góc độ khác, netizen còn khen thầy là một người cha mẫu mực. Trước tình thế khó khăn, thay vì đắn đo tìm giải pháp, thầy đã quyết định mang theo con mình đến lớp học để có thể chăm sóc c.ô b.é được tốt nhất.
Khoảnh khắc đáng yêu này khiến netizen thích thú.
Hơn thế nữa, phản ứng của các học sinh trước hành động đặc biệt này của thầy giáo lại càng đáng quý. Thay vì cảm thấy khó chịu vì thầy mang con nhỏ đến lớp, các em lại thể hiện một thái độ đầy bao dung. Được biết, trong tiết học, các học sinh chủ động nói nhỏ hơn vì lo sợ làm phiền đến giấc ngủ của em bé. Vào giờ giải lao, các em quây quần bên đứ.a tr.ẻ, nhẹ nhàng chơi đùa với ánh mắt tràn đầy yêu thương Có em mang ra những món đồ ăn vặt mà mình có để cho em bé. Có em thì nhẹ nhàng vỗ về cho em ngủ...
Những hình ảnh này không chỉ phản ánh sự gắn kết giữa thầy trò mà còn là minh chứng đẹp đẽ cho sự yêu thương trong cuộc sống. Chúng ta không chỉ thấy được trách nhiệm của một người thầy mà còn cảm nhận được sự trưởng thành và tình cảm đáng quý từ của các em học sinh.
Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ cũng đưa ra lời khuyên rằng nếu chuyện tương tự xảy ra, mong thầy giáo hãy cẩn thận hơn bởi việc địu trẻ trong lớp học có thể tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra những tình huống đáng tiếc. Bên cạnh đó, cách làm này có thể ảnh hưởng phần nào đến môi trường học tập, như làm phân tán sự chú ý của một số học sinh hoặc khiến trật tự lớp học không được như thường lệ.
Thầy giáo có thể nhờ hàng xóm láng giềng trông hộ, hoặc nhờ các thầy cô giáo khác trong trường chăm sóc giúp trong lúc thầy lên lớp. Trong tình huống bất khả kháng không ai có thể giúp đỡ, thầy cũng nên đặt em bé ở một nơi an toàn trong tầm nhìn, chẳng hạn như trên bàn làm việc đủ lớn, thay vì địu trên lưng cả buổi.
Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiề.n thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đậ.p ph.á: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi" Bà chủ Trung Quốc có thể phải trả một cái giá rất đắt cho những hành động ngông cuồng của mình. Anh Đoàn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, điều hành một cửa hàng kính mắt. Nhờ chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ tốt nên cửa hàng này rất đông khách. Tuy nhiên, cũng vì làm ăn quá tốt nên...