Chấp nhận công nghệ 5G trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới
Theo một nghiên cứu mới được công bố vào đầu tháng 10/2022 của nhà cung cấp thiết bị viễn thông Ericsson (Thụy Điển) cho thấy, tỷ lệ thâm nhập của người dùng 5G đã vượt quá 15% và sự chấp nhận công nghệ này đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới.
Ericsson ConsumerLab đã thực hiện một nghiên cứu về người dùng 5G trên toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay. Theo đó, từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2022, tổ chức này đã tổ chức các cuộc phỏng vấn trực tuyến với 49.100 người dùng tại 37 thị trường trên thế giới. Những người được chọn để phỏng vấn đại diện cho tiếng nói của 1,7 tỷ người dùng di động và 430 triệu người dùng 5G trong độ tuổi từ 15 đến 69 tại các thị trường được khảo sát. Nghiên cứu cho thấy rằng, người dùng 5G hiện nay chủ yếu đến từ các thị trường đã triển khai sớm công nghệ 5G như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Đài Loan và Trung Quốc, đặc biệt số người dùng này có các yêu cầu cao hơn trong các trải nghiệm dịch vụ mới và đang tạo động lực để thúc đẩy các làn sóng người dùng 5G tiếp theo.
Ảnh minh họa.
Trong khi làn sóng người dùng 5G tiếp theo muốn thấy những cải tiến đáng kể về vùng phủ sóng cũng như hiệu suất mạng thì ngược lại những người sử dụng sớm công nghệ 5G chủ yếu mong muốn được trải nghiệm các dịch vụ 5G mới, phong phú và các thiết bị di động 5G cao cấp, theo nghiên của Ericsson ConsumerLab.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, khoảng 30% tổng số người dùng điện thoại thông minh có kế hoạch nâng cấp lên 5G vào năm 2023, tương đương khoảng 510 triệu người dùng tại 37 thị trường trên thế giới bất chấp lạm phát gia tăng và chi phí sinh hoạt tăng. Ngoài ra, trong số những người dùng 5G hiện tại đã được khảo sát thì 1/4 cho biết họ có kế hoạch nâng cấp lên gói cước cao hơn trong 12 tháng tới.
Trên thực tế, nhiều người trong số những người được khảo sát coi băng thông rộng di động 5G là một phần trong danh mục chi tiêu thiết yếu của họ. Theo nghiên cứu, 76% người dùng điện thoại thông minh nói rằng họ sẽ không xem xét việc giảm chi tiêu băng thông rộng di động hàng tháng.Bất chấp những bất ổn kinh tế toàn cầu, người dùng 5G vẫn đánh giá cao kết nối đáng tin cậy và phần lớn người dùng 5G hiện tại không muốn quay lại với 4G.
Video đang HOT
Người dùng 5G hiện tại đang sử dụng điện thoại thông minh 5G của họ khác với các thiết bị 4G trước đó. Theo Ericsson, người dùng 5G có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho các dịch vụ liên quan đến vũ trụ ảo ( metaverse) như chơi game, giao tiếp xã hội và mua sắm các mặt hàng kỹ thuật số trong thế giới ảo 3D.
Trên thực tế, trong hai năm qua, thời gian dành cho các ứng dụng thực tế tăng cường (Augmented Reality) của người dùng 5G đã tăng gấp đôi lên 2 giờ mỗi tuần. Người dùng 5G trung bình đã dành nhiều hơn một giờ mỗi tuần cho các dịch vụ liên quan đến metaverse so với người dùng 4G. Theo dự báo của Ericsson, người dùng sẽ tiêu thụ thêm 2 giờ nội dung video trên các thiết bị di động được tích hợp 5G, trong đó 1,5 giờ họ dự kiến sẽ sử dụng kính thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) vào năm 2025.
Số liệu phân tích của hơn 180 nhà cung cấp dịch vụ di động trên toàn cầu cho thấy, chỉ 20% nhà cung cấp dịch vụ ngày nay phân biệt các gói 5G bằng các ứng dụng và trải nghiệm 5G phong phú, trong khi 14% cung cấp các gói 5G theo các cấp tốc độ khác nhau.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, các dịch vụ liên quan đến 5G có thể thúc đẩy tăng doanh thu cho các nhà cung cấp dịch vụ di động và tăng mức độ chấp nhận của người dùng. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ ở các thị trường có mức độ thâm nhập 5G lớn nhất toàn cầu bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ di động trong năm 2021, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á phát triển là 1,2%.
Liên quan đến tính phí cho các dịch vụ 5G, theo kết quả nghiên cứu của Ericsson thì người dùng mong muốn có nhiều cách tính phí khác nhau. Theo đó, 60% người dùng được khảo sát mong đợi 5G không bị tính phí dựa trên lượng dữ liệu họ sử dụng hoặc tốc độ dữ liệu nhanh hay chậm, chỉ có 25% người dùng muốn các gói 5G được định giá và phân cấp dựa trên tốc độ và mức sử dụng. Ngoài ra, họ muốn có tùy chọn có thể trả tiền để tăng hiệu suất theo yêu cầu khi cần thiết hoặc 5G được nhúng trong một số ứng dụng nhất định như các game thủ có thể trả nhiều tiền hơn để có một phiên chơi game có độ trễ thấp để đáp ứng nhu cầu thực tế của họ.
Theo Báo cáo từ Công ty nghiên cứu và phân tích chiến lược toàn cầu Omdia (Anh) và Hiệp hội thương mại công nghiệp di động 5G Châu Mỹ (5G Americas) cho biết, mức độ thâm nhập mạng di động 5G trên toàn cầu hiện tăng gấp đôi mỗi năm, đạt 813 triệu kết nối vào cuối quý 2 năm 2022. Dự báo kết nối 5G toàn cầu sẽ đạt 1,1 tỷ vào cuối năm 2022, tiếp tục tăng lên và đạt 2 tỷ vào năm 2023 và 5,9 tỷ vào cuối năm 2027.
5G đang mở rộng quy mô nhanh hơn bất kỳ thế hệ di động nào trước đây, lưu lượng dữ liệu mạng di động toàn cầu đã tăng gấp đôi trong hai năm qua, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng liên tục trong việc sử dụng điện thoại thông minh, băng thông rộng di động và các ngành công nghiệp.
Dữ liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường viễn thông TeleGeography và 5G Americas, đến nay số lượng mạng 5G đã triển khai các dịch vụ thương mại cho khách hàng trên toàn cầu đã đạt 233 mạng. Con số này dự kiến sẽ đạt 313 mạng vào cuối năm 2022 và 352 mạng vào cuối năm 2024, thể hiện sự đầu tư vào mạng 5G đang được thúc đẩy mạnh mẽ ở nhiều khu vực trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, các nhà mạng di động Viettel, Mobifone và Vinafone đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thử nghiệm công nghệ 5G. Đến nay, các nhà mạng này đang triển khai thí điểm 5G tại 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việt Nam đặt mục tiêu vào năm 2030, 100% dân số sẽ được phủ sóng công nghệ 5G.
Riêng tại Nghệ An, ngày 15/10 vừa qua nhà mạng di động Viettel cũng đã chính thức công bố cung cấp thử nghiệm dịch vụ 5G và trở thành nhà mạng đầu tiên triển khai công nghệ này tại địa phương. Trong giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm, người dùng di động có thể trải nghiệm các dịch vụ 5G hoàn toàn miễn phí và không giới hạn dung lượng xung quanh 5 khu vực tại thành phố Vinh, nơi mà nhà mạng này đã đặt trạm phát sóng 5G bao gồm Tòa nhà Viettel Nghệ An, Trung tâm thương mại Vinh Center, Tòa nhà Sở Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Vinh và đường Hồ Tùng Mậu.
Công cụ đặc biệt có khả năng phân tích, đánh giá xu hướng công nghệ
Bộ KH&CN cho biết đã có công cụ trực tuyến chạy trên nền tảng dữ liệu lớn, có khả năng phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển công nghệ, dự báo xu hướng công nghệ và phân tích thị trường.
Theo ông Đào Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia (Bộ KH&CN), trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, rất cần có các công cụ hỗ trợ cho quá trình hoạch định chiến lược và xây dựng chính sách phát triển KH&CN phù hợp cho Việt Nam dựa trên thực chứng, tức là có những hệ thống phân tích thông tin, dữ liệu lớn. Từ đó, nhằm giúp các nhà chính sách, nhà quản lý đánh giá được hiện trạng KH&CN đất nước, xu thế phát triển của thế giới, phân tích được các tiềm năng và triển vọng của từng ngành, lĩnh vực để đề ra chính sách phù hợp.
TS. Hyuck Jai Lee, Giám đốc dự án, Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (KISTI) đánh giá, trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc làm chủ các công nghệ tiên tiến do khả năng tiếp cận thông tin KH&CN của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế.
KISTI đã xây dựng và hoàn thiện Hệ thống Dịch vụ phân tích cạnh tranh COMPAS (Competitive Analysis Service). COMPAS đã được KISTI triển khai và chứng minh hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn Quốc. COMPAS phát hiện và phân tích tình trạng hoạt động của công nghệ cạnh tranh toàn cầu dựa theo nguồn thông tin lớn như bài báo khoa học, sáng chế,... từ đó đưa ra những dự báo và định hướng công nghệ cần phát triển. Hiện nay, COMPAS phiên bản dành cho Việt Nam đã được chuyển giao cho Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia để phục vụ cho cộng đồng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Hệ thống Dịch vụ phân tích cạnh tranh COMPAS.
COMPAS giúp trả lời những câu hỏi: Ai là đối thủ cạnh tranh chính trong lĩnh vực công nghệ bạn đang quan tâm? Hiện trạng nghiên cứu công nghệ ra sao? Các tổ chức, doanh nghiệp nào cũng đang tiến hành nghiên cứu tương tự trong lĩnh vực này? Ai quan tâm đến công nghệ của bạn? Đâu là các công nghệ lõi trong lĩnh vực này? Đâu là các mảng thị trường mới? Tình hình giao dịch bằng sáng chế trong lĩnh vực này ra sao?
Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phát triển công nghệ, giảm bớt chi phí cho tìm kiếm thông tin công nghệ và chuyên gia tư vấn. Đặc biệt, hệ thống COMPAS hữu dụng cho nhiều đối tượng người dùng, từ các nhà quản lý khoa học, nhà nghiên cứu đến doanh nghiệp muốn nghiên cứu phát triển công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường. Công cụ này sẽ giúp nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến nghiên cứu, phát triển, đổi mới và thương mại hóa công nghệ.
Thử nghiệm hệ thống này tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, bà Nguyễn Thị Vân Nga, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu cho hay, hệ thống giúp các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm tìm được hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực quan tâm; đồng thời hỗ trợ Trung tâm Thông tin - Tư liệu đưa ra các báo cáo về xu hướng công nghệ cho lãnh đạo Viện.
Lấy ví dụ thực tế, đại diện Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ cho biết đã áp dụng công cụ COMPAS cho Công ty cổ phần công nghệ môi trường Green Việt Nam để giúp công ty tìm hiểu về các công nghệ ép rác và khử nước rác thải sinh hoạt; xác định phương pháp, quy trình ép rác và khử rỉ rác; xác định thiết bị, công nghệ đốt rác ở nhiệt độ cao; phân tích xu hướng công nghệ trong xử lý rác thải bằng phương pháp đốt.
Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ cho rằng một trong những hạn chế của COMPAS là chỉ có thông tin về các công nghệ đã được đăng ký sáng chế; đề xuất hệ thống bổ sung thêm cách thức để có thể phân tích được khả năng xâm phạm quyền trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế.
Giới trẻ ngày càng phát cuồng với 2 sản phẩm công nghệ này Theo khảo sát mới nhất, người dùng trẻ vẫn hào hứng với iPhone và Apple Watch hơn công nghệ Thực tế ảo - VR. Một cuộc khảo sát mới nhất với các thanh thiếu niên Mỹ cho thấy, thế hệ này vẫn rất yêu thích iPhone và ngày càng có nhiều người trong số này đeo đồng hồ Apple Watch. Apple Watch đang...