Chấp nhận bỏ vợ con, triệu phú lên núi đi tu mặc bố mẹ từ mặt
Khi tiền tài danh vọng đã ở cảnh giới nhiều người ngưỡng mộ, người đàn ông này lại cảm thấy bên trong mình trống rỗng và muốn tìm một nơi yên tĩnh để hiểu bản thân cũng như sống nốt phần đời còn lại một cách ổn định, không xô bồ.
Là tổng giám đốc một công ty may mặc lớn ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Lưu Cảnh Sùng được đánh giá là người thông minh và có giao tiếp xã hội tốt. Năm đầu tiên thành lập công ty, Cảnh Sùng đã thu về 5 triệu tệ (tương đường 17 tỷ đồng). Doanh thu ngày một tăng, Cảnh Sùng đầu tư vào vào bất động sản và sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu tệ.
Người đàn ông 44 tuổi tài giỏi, giàu có, được vợ con luôn hậu thuẫn phía sau, khiến nhiều người ngưỡng mộ cuộc sống của ông. Tuy nhiên, Cảnh Sùng lại luôn cảm thấy trống rỗng bên trong mình. Trái với mong ước cần phải làm việc chăm chỉ hơn, mua xe đẹp hơn, mua nhà to hơn của vợ mình, Cảnh Sùng lại chỉ ao ước có một cuộc sống yên bình nửa cuối đời. Bởi thế, mâu thuẫn vợ chồng từ đó mà nảy sinh.
Trong một lần đến núi Chung Nam của tỉnh Thiểm Tây vào năm 2012 để quay một bộ phim tài liệu về Đạo giáo, Cảnh Sùng bỗng thấy có một cảm giác khác lạ: không ồn ào, đông đúc, không có nhà cao tầng, không tiệc tùng, hội họp triền miên và không có những trận cãi vã giữa hai vợ chồng. Lần đầu tiên, người đàn ông này hiểu được mình cần gì trong cuộc sống. Nhưng, ông lại sớm phải trở về thành phố náo nhiệt.
Lần thứ hai, ông quay trở lại sớm núi Chung Nam và tự tay dựng một ngôi nhà tranh trên núi kê đủ một chiếc giường, một cái bàn và một cái ghế. Một ngày diễn ra vô cùng đơn giản. Buổi sáng, ông thức dậy, cầm chút thức ăn rồi ra ngoài kiếm củi. Cơm được nấu bằng nước suối trong lành. Một ngày, ông chỉ ăn một bữa. Đặc biệt, ông chẳng cần xem đồng hồ.
Cuộc sống vô cùng khác biệt với khi Cảnh Sùng sống trong thành phố náo nhiệt ấy lại khiến ông vô cùng hạnh phúc. Thậm chí, ông còn muốn trở thành nhà sư thực sự. 6 tháng sống xa chồng, vợ Cảnh Sùng lên núi tìm và đã khẩn khoản xin ông hãy trở về nhà. Bố mẹ Cảnh Sùng cũng bất ngờ với quyết định của con và hoàn toàn không đồng ý, thậm chí, họ đã tuyên bố từ mặt con trai nếu ông vẫn tiếp tục cuộc sống đó.
Nhận được những lời chỉ trích từ nhiều người xung quanh, Cảnh Sùng chỉ đáp lại lời bạn bè: “Tôi đã buông tay”. Sau đó, ông đã quyết định ly hôn với vợ. Tháng 3 năm 2015, ông chính thức xuống tóc và trở thành nhà sư. Mỗi một ngày trôi qua, ông đều lặp lại các thói quen giống nhau: luyện tập sức khỏe, pha trà, đọc sách sau đó tụng kinh. Ngày nào trời đẹp, ông sẽ lên núi ngồi thiền và chỉ đi ngủ khi đã mệt mỏi.
Dẫu biết mọi người vẫn luôn chỉ trích mình tàn nhẫn nhưng Cảnh Sùng nói mình đã làm những gì mình muốn và lựa chọn. Bởi theo ông, mỗi người có những mong muốn khác nhau. Ông chia sẻ: “Giờ tôi đã có thể ngắm những bông hoa nở và tàn trước cửa chùa một cách nhàn nhã”.
Cảnh giới cao nhất trong dưỡng sinh là dưỡng tâm: Tâm thái của bạn, tiềm ẩn phong thủy của bạn
Tâm thái khi đã thay đổi, thái độ cũng theo đó mà thay đổi; thái độ thay đổi, thói quen cũng thay đổi; thói quen thay đổi, tính cách cũng thay đổi; tính cách thay đổi, cuộc sống cũng theo đó mà đổi thay.
Tâm thái lạc quan, là phương thuốc chữa lành mọi thứ
Một MC nọ, mỗi ngày từ 6h tới 9h sáng dẫn trực tiếp chương trình tin tức của đài truyền hình.
Mỗi ngày anh đều đặt chuông báo thức dậy sớm nhất là vào lúc 3h sáng, 4h sáng lên đài truyền hình, đúng 6h bắt đầu công việc.
Mặc dù công việc rất căng thẳng, vất vả, nhưng tâm thái của anh luôn rất tốt. Anh có một triết lý cuộc sống cho riêng mình rằng, ngoài "đọc sách" ra thì, "vui vẻ" chính là một nhu cầu quan trọng khác của cuộc sống.
Anh ấy nói: "Thực ra, con người, vui vẻ là quan trọng nhất. Bản thân vui vẻ, người thân bạn bè cũng sẽ bớt lo lắng về bạn, hơn nữa năng lượng tích cực còn có thể lan tỏa tới người khác."
Vì muốn tâm trạng luôn ở trạng thái tốt nhất, anh ấy luôn tự bồi dưỡng cho mình rất nhiều sở thích, chẳng hạn như thư pháp, bơi lội, đánh tennis, tập gym, trà đạo, đánh đàn... mỗi ngày đều trôi qua một cách rất phong phú.
Tâm trạng tốt cũng có đóng góp trong phát triển sự nghiệp, vừa tập trung vừa tận hưởng công việc, sự nghiệp cũng không ngừng có bước tiến mới. Ở tuổi 33, anh được làm MC cho chương trình tin tức của đài phát thanh truyền hình Quốc gia, công việc mà bao phát thanh viên muốn hướng đến.
Video đang HOT
Tác giả người Mỹ Napoleon Hill từng nói:
"Giữa người với người chỉ tồn tại khác biệt rất nhỏ, nhưng sự khác biệt rất nhỏ này lại thường là thứ tạo ra những khác biệt cực kì lớn."
Khác biệt rất nhỏ ở đây chính là sự tích cực hay tiêu cực của tâm thái, khác biệt cực kì lớn ở đây lại chính là thành công và thất bại.
Người MC kia, tuy tuổi đời còn rất trẻ, nhưng anh lại sống rất "thông", anh hiểu rằng, sống ở đời, quan trọng nhất chính là tâm thái, là sự vui vẻ, lạc quan.
Một tâm thái tốt là phương thuốc hữu hiệu để chữa lành tất cả, đời người không có một ngày tốt đẹp tuyệt đối, nhưng có thể có một tâm thái tốt tuyệt đối.
Khiến người khác vui vẻ là từ thiện, khiến bản thân vui vẻ là trí tuệ, cũng là bản lĩnh lớn của mỗi người.
Người vui vẻ không phàn nàn, người phàn nàn không thể vui vẻ
Trong cuốn sách mang tên "Khóc, cũng tính thời gian" có một câu chuyện như sau:
Tác giả có một người bạn, luôn sống rất không vui vẻ, thuộc kiểu phụ nữ "thích phàn nàn".
Cuộc sống của người bạn ấy luôn không thuận lợi, không hòa thuận với ba mẹ chồng, tự nhiên bị ông chủ đuổi việc, mua cân hoa quả cũng bị thiếu mất 2,3 lạng... cô ấy rất bất mãn với xã hội và thế giới.
Mỗi lần bọn họ gặp nhau, cô bạn ấy đều nói mấy câu kiểu như: "Sao tôi lại khổ thế hả giời!", "Xã hội kiểu gì vậy không biết", "bực mình không chịu nổi" ....
Tác giả nói, ở cạnh cô bạn ấy, bản thân cũng bất giác bị cảm xúc tiêu cực dắt mũi, cảm giác rất không được thoải mái.
Sau này, cô ấy hạn chế gặp người bạn này, có thể từ chối sẽ từ chối.
Có một hôm, người bạn ấy tới nhà chơi, tác giả lúc này mới biết cô bạn đã ly hôn hơn 1 năm rồi, chồng cũ lại đi cưới một người họ hàng mà cô ấy quen, cô ấy tức quá, nhiều lần tới phá rối, oán trách hai người họ.
Không ngờ người chồng cũ báo cảnh sát, cảnh sát cưỡng chế đưa cô ấy vào viện, tiêm cho một liều thuốc an thần.
Cô ấy khóc nói, "Lúc ấy tôi quả thực cảm thấy cuộc sống không còn một chút ý nghĩa gì nữa."
Câu chuyện này khiến tôi cảm thấy vô cùng xót xa, cô bạn của tác giả thực ra cũng là một người rất đáng thương, cuộc sống như một mớ bòng bong, sống rất không vui vẻ.
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, người đáng thương ắt có chỗ thương cảm, nhưng những gì cô ấy gặp phải suy cho cùng cũng là do cô ấy chủ động tạo ra, là do tâm thái của cô ấy không tốt, không tự tìm nguyên nhân từ mình, nhìn ai cũng không thuận mắt, tự biến mình thành cái thùng ca thán.
Trong cuộc sống, cả ngày ở cùng với người suốt ngày chỉ biết khóc lóc, ca thán, bạn có chịu nổi không?
Có người từng nói: "Tác hại của việc phàn nàn, không chỉ là lãng phí thời gian, cho thấy mình vô năng ra sao, mà nó trong vô thức sẽ khiến bạn từ bỏ việc đấu tranh."
Ca thán là việc vô dụng nhất trên thế gian này, nó không giúp bạn giải quyết vấn đề, ngược lại còn hủy hoại đi sự tự tin của bạn, làm mất đi sự nhiệt tình của bạn, khiến bạn chỉ biết nóng nảy, oán giận, tự làm mệt mình, đồng thời cũng làm phiền người khác.
Người vui vẻ sẽ không ca thán, người suốt ngày ca thán sẽ không thể nào vui vẻ, càng oán than, tâm trạng sẽ càng xuống dốc, vận may sẽ ngày một kém đi.
Thay vì ca thán môi trường xung quanh, chi bằng thay đổi tâm thái của chính mình.
Tâm thái khi đã thay đổi, thái độ cũng theo đó mà thay đổi; thái độ thay đổi, thói quen cũng thay đổi; thói quen thay đổi, tính cách cũng thay đổi; tính cách thay đổi, cuộc sống cũng theo đó mà đổi thay.
Nửa đời còn lại, thứ mưu cầu suy cho cùng cũng chỉ là tâm thái
Tiểu thuyết gia người Anh, Charles Dickens từng nói: "Một tâm thái tốt còn mạnh hơn trăm loại trí tuệ."
Tâm lý tiêu cực, giống như mặt trăng, ngày thường và ngày rằm ắt không giống nhau; tâm lý tích cực giống như mặt trời, chiếu rọi tới nơi nào, nơi đó sáng.
Tâm thái không tốt, bạn xác định sẽ chỉ là một kẻ yếu; tâm thái tốt, bạn sẽ là người chiến thắng trong cả cuộc sống và sự nghiệp.
Tôi có một người họ hàng tên L., anh ấy làm việc cho một công ty bán hàng. Năm nay vì chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty chịu tổn thất nặng nề, ông chủ bất đắc dĩ phải giảm lương của mọi người.
Nhận được tin tức này, L. và những đồng nghiệp khác đều rất buồn. Nhưng anh ấy biết rõ rằng nếu mình không điều chỉnh lại tâm thái, không những không thể thay đổi hiện thực mà còn làm ảnh hưởng tới vợ và con cái.
Sau khi điều chỉnh tâm lý, L. quyết định nhìn vấn đề ở một góc độ khác.
Anh ấy nghĩ, nếu công ty có thể vượt qua được giai đoạn này, ông chủ đã không phải đưa ra hạ sách như này, ông chủ là người hi vọng công ty làm ăn được hơn ai hết, công ty làm ăn được thì mới thu được lợi ích. Ông chủ cũng có cái khó của ông chủ, thời buổi dịch bệnh, ai cũng khó khăn cả.
Vì vậy, đối diện với thực tế bị giảm lương, thay vì ngồi đó ủ rũ, mắng ông chủ, chi bằng cảm thông cho lãnh đạo, nghĩ xem nên làm gì để giúp công ty vượt qua khó khăn, đây mới là điều quan trọng nhất.
Nghĩ được như vậy, L. không chỉ chấp nhận hiện thực, mà còn thay lãnh đạo nghĩ ra một phương án ứng phó, đó chính là giảm lương theo cấp bậc, chức càng cao thì giảm càng nhiều, nhân viên mới vào sẽ không giảm.
Cái lợi của việc làm như vậy đó là có thể thử xem độ trung thành của tầng lớp quản lý, đem lại hiệu suất thực tế hơn. Dẫu sao thì giảm 10% lương với những quản lý cũng không phải quá lớn, còn việc giảm lương đối với một nhân viên bình thường lại không có tác dụng cho lắm.
Nhân viên không bị giảm lương, họ sẽ thấy công ty chu đáo, càng dốc hết sức với công ty hơn.
Phương án của L. được lãnh đạo tán thưởng, và đưa vào áp dụng. 3 tháng sau, công ty không chỉ khôi phục mà còn cho ra được thành tích khá bất ngờ.
Mấy người ở cấp quản lý như L. không những được khôi phục lương mà còn được lãnh đạo khen thưởng thêm, khiến họ càng nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp đỡ, đoàn kết đưa công ty vượt qua khó khăn.
Trải nghiệm của L. làm tôi nghĩ tới câu: "Hạnh phúc của con người đều đến từ hạnh phúc tới từ trong tim."
Vật tùy tâm chuyện, cảnh do tâm tạo, một người có vui vẻ hạnh phúc hay không, không do môi trường bên ngoài tốt hay xấu mà được quyết định bởi tâm thái của họ.
"Đời người 10 phần thì tới 8,9 phần không như ý", người vui vẻ sở dĩ vui vẻ, không phải vì họ chưa từng gặp khó khăn hay vấp ngã, mà là ở chỗ họ biết kịp thời điều chỉnh lại tâm thái, lạc quan đối diện với sự không như ý.
Sống ở đời, thứ mưu cầu cuối cùng không phải là sự giàu có hay vinh hoa phú quý, mà chính là tâm thái, là sự lạc quan, vui vẻ.
Tâm thái lạc quan là phúc báo lớn nhất của một người, người luôn vui vẻ, phúc khí ắt không kém.
Tâm thái không tốt, mọi bí quyết "dưỡng sinh" đều chỉ là vô ích
Một bác sỹ từng chia sẻ rằng, ngoài việc kiên trì tập thể dục thể thao, duy trì sức khỏe thể chất, thì một điều vô cùng quan trọng giúp khỏe mạnh sống lâu đó chính là duy trì một tâm thái tốt, một tâm lý thật thoải mái.
"Bởi lẽ, khỏe mạnh, một nửa là khỏe mạnh về mặt tinh thần, tâm lý, bệnh tật một nửa cũng là bệnh tâm lý."
Tâm thái không tốt dẫn tới bệnh tật, tâm thái tốt giúp điều trị bệnh, đây là đạo lý.
Trên mạng có một câu hỏi như này: "Cảnh giới cao nhất trong dưỡng sinh là gì?"
Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt like đó là: "Dưỡng tâm".
Có người nói: "Người luôn tiêu cực rất dễ sinh bệnh, dù không có bệnh, anh ta cũng là một người bệnh khỏe mạnh."
Thế gian này không có người không vui vẻ, chỉ có người không biết tự làm mình vui.
Tâm thái của bạn, tiềm ẩn phong thủy cuộc đời bạn.
Trong cái thế giới bình phàm này, xuân có trăm hoa thu có nguyệt, hạ có gió mát đông có tuyết, mong bạn luôn là một người có tâm thái tích cực, lạc quan, sống vui vẻ mỗi ngày, trân trọng những khoảng thời gian tốt đẹp mỗi ngày.
Chỉ cần chân thành, mọi tiêu chuẩn về bạn đời có thể bỏ qua Một ngày kết thúc bằng những cơn mưa tầm tã dường như cũng đang xoa dịu đi cái nắng của miền Nam phần nào. Ngày mưa đến đưa con người ta trở lại với những kỉ niệm, nơi mà ở đó có những niềm vui và nỗi buồn thường hay lẫn lộn. Khi đó ta thầm mong có một người để cùng nhau...