Chaos on Deponia: “Anh chàng” Lọ Lem tái xuất
Nếu như đã từng thử chơi qua tựa game phiêu lưu giải đố Deponia được phát hành cách đây không lâu, chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ đến anh chàng lọ lem ngốc nghếch nhưng rất đáng mến Rufus cùng cuộc hành trình phiêu lưu, thử thách nhưng cũng đầy hài hước của anh ta nhằm thoát khỏi không khí ngột ngạt của thành phố. Mặc dù tựa game kết thúc có phần đường đột khi mà nhiều vấn đề vẫn còn đang dang dở nhưng chính điều này đã tạo ra cho người chơi sự háo hức và mong chờ một sự tiếp nối ở phần hai của trò chơi trong tương lai.
Bạn còn nhớ Deponia?
Và rồi cuối cùng những mong đợi ấy đã được Daedalic Entertainment đền đáp bằng sự ra đời của Chaos on Deponia có nội dung hấp dẫn hơn cùng một cuộc phiêu lưu dài hơi hơn để người chơi thỏa thích khám phá. Tuy nhiên, thay vì nối tiếp phần nội dung còn dở dang của phần một, Chaos On Deponia được nhà phát triển Daedalic xây dựng với một câu chuyện mới ít liên quan đến phần trước.
Tương tự như người tiền nhiệm, Chaos on Deponia bắt đầu bằng một tutorial giới thiệu cách chơi dựa trên nhân vật chính của game – Rufus cùng những than thở của anh chàng về cuộc sống buồn chán ở Deponia. Yếu tố hài hước của game tiếp tục được duy trì một cách hài hòa trong các đoạn hội thoại và những hành động ngớ ngẩn đến bất ngờ của Rufus cùng các nhân vật.
Chaos on Deponia.
Ngay ở nhiệm vụ đầu tiên trong game, Rufus đã thể hiện những kĩ năng hậu đậu bẩm sinh của mình khi đến mượn búa trong nhà của một cặp vợ chồng già. Trong lúc hai cụ còn đang mải tranh luận về tính cách của Rufus thì chàng trai này đã không làm các fan của Deponia thất vọng bằng một màn phá hoại không thể tồi tệ hơn. Cụ thể, trong lúc lấy búa, Rufus hậu đậu đã ngộ sát con chim cưng của hai cụ và buộc phải phi tang xuống… bồn cầu. Không những thế, anh chàng hậu đậu này còn vô tình xả hết lượng nước dự trữ trong nhà và làm cháy căn phòng khi vẫn còn loay hoay đi tìm búa.
Video đang HOT
Hình ảnh thường thấy của Rufus.
Đó mới chỉ là màn khởi động “nhẹ nhàng” của Rufus trước khi cậu tiếp tục thực hiện kế hoạch thoát ra khỏi Deponia vốn đã được ấp ủ từ lâu. Và cũng thật tình cờ, kết quả của kế hoạch đầy phi lý mà Rufus xây dựng là một cuộc hội ngộ của anh chàng với Goal, cô gái mà Rufus đã cứu và đem lòng yêu ở phần một. Tuy nhiên, lần hội ngộ này không mang lại niềm vui cho anh chàng mà thay vào đó là những rắc rối bởi trí nhớ của Goal đã bị hư hỏng phần nào sau cuộc giải cứu lần trước. Vì vậy, chàng trai vụng về này lại một lần nữa phải nhận nhiệm vụ đi tìm và khôi phục lại phần trí nhớ cũng như tính cách đã bị quên lãng của người con gái anh yêu. Trong cuộc hành trình ấy, Rufus sẽ phải đi khắp mọi ngõ ngách trên các thành phố lớn để giải đố, ghép nối dần dần từng phần trí nhớ của Goal.
Rufus luôn bận rộn vì cô gái yếu đuối này.
Nếu bạn đã từng chơi Deponia thì bạn cũng đã biết rằng không gian thành phố trong game được xây dựng vô cùng rộng lớn và ẩn chứa vô số những chi tiết để click vào tìm hiểu. Nhưng với Chaos on Deponia, bạn sẽ còn phải ngạc nhiên hơn nữa bởi khu vực trung tâm thành phố ở phiên bản này còn rộng hơn tới gấp đôi, gấp ba so với những gì bạn thấy ở phần một. Chaos on Deponia sẽ thực sự thử thách lòng kiên nhẫn, khả năng tìm tòi, khám phá của người chơi chứ không đơn thuần chỉ là trí thông minh để giải được những câu đố. Dù vậy, game cũng đã chưa làm tốt việc chỉ dẫn và gợi ý cho người chơi khi họ bị lạc đường hay không thể tìm thấy một dụng cụ cần thiết nào đó.
Khám phá mọi ngõ ngách không phải là đơn giản.
Xen vào giữa những nhiệm vụ, những câu đố xuyên suốt trò chơi là một số minigame thú vị giúp cho người chơi đổi gió và có chút thời gian giải trí. Mặc dù đa số minigame khá dễ chơi, dễ được thưởng như nối các vật thể thích hợp với nhau, lật bài hoặc giải toán nhưng một số ít thì không thú vị cho lắm vì phần hướng dẫn bằng tiếng Anh không thật rõ ràng và khó hiểu. Dù sao thì người chơi cũng không bắt buộc phải hoàn thành hết đống minigame này nên bỏ qua cũng không ảnh hưởng gì đến các nhiệm vụ phía trước.
Minigame trong Chaos on Deponia.
Ngoài sự hài hước là thế mạnh chủ đạo, Chaos on Deponia cũng đã làm tốt trong việc xây dựng và lồng tiếng cho các nhân vật. Từ Rufus, Goal cho tới Cletus hay ông bố khó tính của Rufus đều nổi bật lên những tính cách đặc trưng thông qua các đoạn hội thoại. Thêm nữa, phong cách đồ họa khá đặc biệt, nhiều màu sắc và ngộ nghĩnh cũng đã giúp cho Chaos on Deponia tỏa sáng trong mắt người hâm mộ. Điểm trừ duy nhất của game nằm ở animation hơi cứng và không mấy sinh động của các nhân vật.
Theo GameK
Endless Road: Cung đường vô tận
Hãy tưởng tượng một khung cảnh như sau: Bạn đang phóng xe với tốc độ cao nhất, đánh võng giữa dòng xe cộ đông đúc đang di chuyện với tốc độ rùa bò, đằng sau kính chiếu hậu là tiếng còi hú của cảnh sát đang đuổi theo bạn. Đột nhiên, một đoạn đường xuất hiện từ mặt đất mà không hay biết đến, bạn không do dự gì khi ngay lập tức sử dụng nó khi mà những con đường đằng sau đang dần rơi xuống vực thẳm.
Đó là những gì của " Endless Road", một tựa game endless racer đến từ Chillingo. Bạn điều khiển một chiếc xe di chuyển liên tục mà không bị nuốt chửng bởi đống đổ nát đằng sau, nếu bị bắt kịp, trò chơi kết thúc. Điều ấn tượng nhất là những con đường mọc lên theo thời gian thực ngay khi bạn vừa chạm xuống đất và ngay lập tức sụp đổ trong giây lát.
Song song với việc chạy đua với tử thần sau lưng, bạn đồng thời phải né tránh luồng xe cộ chậm chạp trước mặt và thu thập những đồng xu để mua những đồ vật phụ trợ. Mũi tên màu nhỏ sẽ giúp tăng tốc, và màu xám sẽ làm điều ngược lại - giảm tốc. Mặc dù tác dụng của nó chỉ tác dụng trong tích tắc nhưng cũng đủ để bạn nhận ra sự khác biệt giữa sự lành lặn và sự nát bấy.
Điều khiển không còn gì đơn giản hơn, chạmvào bên trái để lái qua trái và... bạn sẽ biết điều còn lại. Sẻ không có khả năng tăng tốc nên thành công của bạn phụ thuộc vào sự nhạy bén khi di chuyển giữa dòng xe cộ và tận dụng các mũi tên.
Điều nổi bật nhất ở Endless Road là giao diện người dùng cực sắc nét và bóng bẩy. Animation mượt mà với tuyến đường trơn láng được trang trí bằng hai tông màu nhạt dịu mắt với thiết kế minimalistic khiến mọi thứ trông đơn giản và hiệu quả. Những tòa nhà mang hinh khốivà góc cạnh được tận dụng nhiều nhưng vẫn giữ được nét tinh tế, bên cạnh đó, những bản hiệu thông báo xuất hiện rất to và tận dụng tối đa ánh mắt người nhìn mà không gây xáo trộn gameplay.
Endless Road thật sự rất dễ gây nghiện. Mỗi điểm số bạn nhận được mang lại cảm giác hưng phấn hơn rất nhiều ngay cả ở mức Normal, ở mức Extreme, mọi việc dường như đang ngoài tầm kiểm soát. Nhạc nền cũng là một tác nhân góp phần vào thành công với những bản nhạc Dance được lồng ghép khéo léo, thậm chỉ bạn chẳng cần phải chơi game mà chỉ cần gắn headphone vào và tận hưởng.
Endless Road có giá 0.99$, bạn có thể tại về tại đây.
Theo GameK
TAG: game mobile, appstore, casual, iOS, review
Cảm nhận không khí Giáng Sinh qua minigame của Crytek Năm 2012 chuẩn bị qua đi và một mùa Giáng Sinh lại sắp đến, mặc dù không giàu truyền thống như các nước phương Tây nhưng ở nước ta trong những năm gần đây nó cũng đã trở thành dịp lễ thu hút được nhiều sự chú ý. Giống như Tết âm lịch, quãng thời gian "rục rịch" trước khi những ngày nghỉ...