Cháo Tiều ấm lòng ngày mưa
Nằm trong khu chợ Bàn Cờ (quận 3, TP HCM), quán ăn với món cháo đặc trưng của người Tiều dường như đông khách hơn trong những ngày mưa.
Đây là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi người Triều Châu di cư vào nước ta, họ đã mang theo món ăn tuy bình dị nhưng ngon miệng này. Ở Sài Gòn, cháo Tiều không có nhiều, chủ yếu tập trung ở khu vực quận 11, quận 6 theo hình thức cha truyền con nối. Vì vậy, món ăn này cũng ít người biết đến, tuy nhiên, với những ai đã được một lần ăn thử thì khó quên được hương vị thơm ngon của món cháo bình dị này.
Cháo Tiều có nhiều thành phần khác nhau nên vừa ngon miệng vừa không đem lại cảm giác ngấy cho người ăn.
Thoạt nhìn qua, món cháo Tiều không có gì khác so với món cháo lòng của người Việt, cũng đầy đủ các thành phần như cháo trắng, phèo, tim, gan, cật… Tuy vậy, nó cũng có nhiều điểm khác biệt làm nên hương vị riêng cho món ăn này. Điểm khác biệt đầu tiên là các thành phần ăn kèm như: gan, tim, cật… Tất cả không được luộc chín trước như món cháo lòng mà lại để riêng thành từng phần. Khi có người ăn, chủ quán mới luộc chín nên khi ăn vừa nóng, vừa dai mềm và có vị ngọt nhẹ của thịt. Bên cạnh đó, trong bát cháo Tiều còn có thêm nấm rơm và mực tươi vừa làm phong phú vừa đem lại vị ngọt tự nhiên cho món ăn.
Những thành phần trong món cháo đều được để sống, khi có khách ăn mới bắt đầu luộc chín, nhờ vậy vẫn giữ được độ dai giòn cùng vị ngọt của thịt.
Ngoài ra, cháo còn được cho thêm nhiều hành lá, tiêu và gừng thái sợi. Tất cả hòa quyện vào nhau đem lại hương vị cay nồng ấm bụng cho người ăn trong những ngày mưa. Không chỉ có món cháo thập cẩm, ở đây còn có nhiều loại cháo cho bạn chọn lựa như cháo thịt bằm; cháo nấm, thịt gà; cháo thập cẩm; cháo mực… với nhiều hương vị thơm ngon khác nhau.
Nước chấm ở quán được để nguyên chất với hai loại nước tương hoặc nước mắm.
Nếu muốn thưởng thức món ăn này, bạn có thể ghé đến quán cháo Tiều ở địa chỉ: 51/33 Cao Thắng, phường 3, quận 3, TP HCM. Mỗi bát cháo thập cẩm có giá 65.000 đồng, đây là một mức giá khá cao so với các món cháo khác ở Sài Gòn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể một lần thưởng thức món ăn khá ngon và lạ miệng này. Các loại cháo khác thì có giá từ 27.000 đồng cho đến 42.000 đồng. Quán bán từ 15h30 đến 21h30 hằng ngày.
Theo Tapchiamthuc
4 món bánh nóng bỏng lưỡi ngày mưa
Trời se lạnh cùng làm những món bánh ngon, nóng hổi để ăn chơi nào!
Bánh đúc thịt
Hương vị dân dã mà thơm ngon của món bánh đúc thịt khiến bạn chẳng thể nào quên.
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 100 gr - Muối: 1 thìa cà phê đầy - Bột năng: 10 gr - Nước: 700 ml
- Nước vôi trong: 20 ml - Thịt sấn vai: 100 gr - Nấm hương: 5-6 cái - Mộc nhĩ: 4-5 tai
Video đang HOT
- Hành khô: 2-3 củ - Hành hoa, rau mùi, mắm, hạt nêm, dầu ăn, dấm, đường.
Thực hiện:
- Trộn đều bột gạo, bột năng và muối rồi cho từ từ 400 ml nước vào quấy đều cho bột hòa tan trong nước. Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào quấy thật đều. Để bát bột qua một bên rồi chúng ta đi chuẩn bị các nguyên liệu khác.
- Thịt sấn vai rửa sạch, đem xay (băm nhỏ). Ướp thịt với một ít hành băm nhỏ và hạt nêm trong khoảng 15 phút.
- Hành khô bóc bỏ vỏ, thái lát mỏng. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ.
- Làm nóng nhiều dầu ăn trong chảo rồi vặn bếp xuống mức lửa nhỏ. Cho hành vào chảo dầu, đảo liên tục trong khoảng 2 phút và thấy hành bắt đầu chuyển màu vàng nhạt thì dùng muôi thủng vớt hành ra một cái đĩa. Với sức nóng của dầu, hành sẽ vàng hơn nữa và sau khi nguội sẽ giòn.
- Gạn bớt dầu ăn trong chảo ra một cái bát. Cho thịt vào chảo, dùng đũa đảo đều trong khoảng 3-4 phút, thêm một thìa ăn cơm nước mắm xào cùng thịt cho thơm. Cho tiếp nấm hương mộc nhĩ vào đảo đều trong khoảng 2 phút nữa. Sau đó rắc hành hoa vào, đảo đều lần nữa rồi tắt bếp.
- Pha 300 ml nước với 3 thìa ăn cơm đường, 2 thìa ăn cơm dấm nếp và 4 thìa ăn cơm nước mắm ngon (hoặc có thể pha mắm chua ngọt theo khẩu vị nhà bạn). Cho tất cả hỗn hợp vào nồi, đun sôi trong vòng 2-3 phút.
- Trong lúc đun nóng mắm chua ngọt thì chúng ta thêm vào bát bột 1 thìa ăn cơm dầu ăn, vừa quấy đều cho bột khỏi lắng cặn vừa đổ bát bột vào một cái nồi. Đặt nồi lên bếp để lửa lớn, quấy thật đều tay cho đến khi bột bắt đầu đặc lại và hơi nặng tay thì vặn lửa về mức nhỏ nhất. Tiếp tục quấy thật nhanh tay cho bột chuyển màu trong và quấy đến đâu bột róc nồi đến đó tức là bột đã chín.
- Cho bột vào từng bát nhỏ, xúc thịt xào chín lên trên rồi chan nước mắm chua ngọt. Thêm một ít hành phi và rau mùi vào bát bánh đúc thịt rồi ăn nóng.
Bánh rán mặn
Nguyên liệu:
- Bột nếp xay ướt - Thịt xay - Miến - Đu đủ xanh, cà rốt- Xà lách, rau thơm các loại - Hành tỏi khô, ớt, hạt tiêu.
Cách làm:
- Miến, mộc nhĩ ngâm nở, cắt nhỏ. Hành khô bóc vỏ băm nhỏ. Trộn các nguyên liệu trên cùng thịt xay, hạt nêm và hạt tiêu để làm nhân bánh.
- Chia bột nếp xay thành những viên có kích thước bằng nhau, ấn dẹt rồi xúc nhân cho vào giữa.
- Vê cho bột bao kín, tạo hình bánh có độ thuôn dài.
- Đu đủ xanh, cà rốt nạo vỏ, thái miếng mỏng. Bóp qua với muối, rửa lại bằng nước đun sôi để nguội rồi trộn cùng dấm, đường, nước mắm làm dưa góp ăn kèm.
- Pha nước chấm bằng nước đun sôi để nguội với dấm, đường, nước mắm, tỏi ớt băm tạo vị chua cay mặn ngọt.
- Rán bánh trong chảo ngập dầu đến khi vỏ bánh chín giòn.
Vớt bánh rán mặn ra đặt vào giấy thấm dầu rồi thưởng thức ngay khi bánh còn đang nóng hổi các bạn nhé!
Bánh gối
Thưởng thức những chiếc bánh gối giòn ngon thật thích hợp trong thời tiết này.
Nguyên liệu:
- Thịt sấn vai - Miến - Mộc nhĩ - Trứng cút - Vỏ bánh gối - Xà lách, rau mùi, rau thơm - Cà rốt, dưa chuột- Hành, tỏi, ớt, hạt tiêu
Cách làm:
- Thịt băm nhỏ, miến mộc nhĩ ngâm nở thái nhỏ, hành khô băm nhỏ, tất cả trộn đều cùng hạt tiêu và bột canh.
- Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.
- Cà rốt, dưa chuột nạo vỏ, tỉa hoa thái miếng vừa ăn để làm dưa góp ăn kèm.
- Các loại rau nhặt rửa sạch, vẩy ráo, bầy ra đĩa.
- nước chấm với dấm, đường, nước mắm tạo vị chua ngọt, thêm tỏi ớt băm rồi cho phần cà rốt dưa chuột vào ngâm cho ngấm.
- Trải miếng vỏ bánh gối lên 1 chiếc đĩa, xúc nhân và đặt 1 quả trứng chim cút vào rồi bôi nước vào viền bánh, gập lại tạo hình bán nguyệt.
- Xếp nếp trên mép bánh để tăng tính thẩm mĩ.
- Rán bánh trong chảo ngập dầu.
Bánh chín vàng, vỏ có độ giòn các bạn vớt bánh ra cho ráo bớt dầu rồi thưởng thức ngay khi bánh còn đang nóng nhé.
Bánh ngô chiên
Nguyên liệu:
- Bột mì: 80 gr - Bột năng: 30 gr - Ngô: 2 bắp (có thể dùng ngô ngọt hoặc ngô nếp hoặc cả 2) - Sữa tươi: 150 ml - Vừng: 20 gr
- Đường: 60 gr - Bột nghệ: 1 thìa cà phê đầy - Bia: 1 chén con
Thực hiện:
- Trộn chung bột mì, bột năng, đường, vừng, bột nghệ với nhau sau đó cho sữa vào (vừng và sữa tươi sẽ là bí quyết nhỏ để món bánh của chúng ta thơm ngậy hơn nhiều). Vừa cho sữa vào bột, vừa dùng đũa quấy đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Tiếp theo là cho bia vào quấy đều lần nữa (bia là bí quyết để cho món bánh của chúng ta giòn hơn).
- Ngô đem bóc bỏ vỏ, nhặt sạch râu ngô rồi dùng dao cắt sát lõi lấy hạt ngô.
- Trộn chung hạt ngô với hỗn hợp bột cho thật đều.
- Làm nóng già thật nhiều dầu ăn trong chảo sau đó vặn nhỏ lửa. Dùng muôi múc từng muôi bột thả vào chảo dầu, rán trong khoảng 6 - 7 phút để ngô được chín. Sau đó tăng lửa lớn hơn một chút để rán tiếp bánh trong khoảng 2 phút cho vỏ bánh vàng đều và cũng là để cho dầu ăn trong bánh rút ra.
- Bánh chín vàng 2 mặt thì gắp ra để gác trên dụng cụ nào đó có mắt thưa cho ráo dầu. Sau khi bánh ráo bớt dầu thì cho bánh ngô chiên lên giấy thấm dầu để giấy thấm dầu hút bớt dầu ăn lần nữa.
Chúc các bạn thành công với các món ăn này nhé!
Theo Eva
5 món cháo ngon cho ngày thu Sài Gòn Cháo sườn, cháo ốc, cháo mực, cháo lươn... không chỉ ngon miệng, thanh mát mà còn giúp cực thích hợp cho những chiều hơi se lạnh của Sài Gòn. Cháo ốc Cháo cồi Biên Mai Cháo hàu Cháo bào ngư Cháo sò điệp Cháo nghêu Chào sò huyết Sự kết hợp đơn giản của món ăn dân dã và hải sản nhiều người...