Cháo thuốc trị các thể bệnh cảm mạo
Để phòng chống cảm mạo, y học cổ truyền có một cách rất độc đáo là sử dụng vị thuốc nấu cháo thành món ăn trị bệnh.
Ảnh minh họa
Cảm mạo với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau đầu, phát sốt, hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, ho, ớn lạnh, đau mình mẩy. Trong y học cổ truyền, cảm mạo thuộc phạm vi “thời khí bệnh”, được quan niệm là do ngoại cảm lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt) xâm nhập vào cơ thể gây nên. Để phòng chống chứng bệnh này, y học cổ truyền có một cách rất độc đáo là sử dụng vị thuốc nấu cháo thành món ăn trị bệnh.
Cháo hành với thể phong hàn cảm mạo: Hành tăm cả rễ 20g (nếu không có thay bằng hành ăn), gừng tươi 10g, gạo nếp 50g (nếu không có dùng gạo tẻ thay thế). Hành và gừng rửa sạch, giã nhỏ để sẵn. Đem gạo nếp ninh thành cháo, khi được bỏ hành và gừng vào quấy đều, múc ra một bát, ăn lúc đang nóng, ăn xong trùm chăn làm cho vã mồ hôi, khi mồ hôi ra đều thì bỏ chăn ra, lau khô thân mình, hết sức chắn gió.
Món cháo này tốt cho người bị cảm mạo thể phong hàn. Biểu hiện: Sốt nhẹ, sợ lạnh nhiều, không có mồ hôi, đau đầu, đau mình mẩy, đau nhức các cơ khớp, tắc mũi nặng, chảy nước mũi trong, ngứa họng, ho, khạc đờm trắng loãng, không khát nước hoặc khát nhưng thích uống nước ấm nóng, rêu lưỡi trắng ướt, mạch phù…
Cháo bạc hà tươi với thể phong nhiệt cảm mạo: Bạc hà tươi 30g (nếu khô dùng 10g), gạo tẻ 60g, đường phèn vừa đủ. Đem bạc hà sắc trong 5 phút, bỏ bả lấy nước. Cho gạo đãi sạch vào nồi đun thành cháo, khi chín đổ nước sắc bạc hà vào, đun một lát là được, chế thêm đường phèn chia ăn 2 lần trong ngày.
Công dụng: Sơ phong giải biểu, thanh lợi đầu mục, tốt cho người bệnh cảm mạo thể phong nhiệt. Triệu chứng: Sốt cao, hơi sợ gió và lạnh, có mồ hôi, đau đầu, đau mình mẩy, ho khạc đờm dính hoặc vàng, họng đau, mũi tắc, chảy nước mũi vàng hôi, miệng khát muốn uống, rêu lưỡi trẳng mỏng hoặc hơi vàng, mạch phù sác…
Cháo đậu xanh đường phèn với thể thấp hư cảm mạo: Đậu xanh 50g, gạo tẻ 10g, đường phèn lượng vừa đủ. Đem đậu xanh và gạo ninh thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Thanh nhiệt giải thử tốt cho bệnh nhân thể thử hư cảm mạo. Biểu hiện thấp hư cảm mạo: phát sốt, hơi sợ gió và lạnh, mồ hôi ít, tay chân mình mẩy nặng nề đau nhức, đầu nặng đau, chảy nước mũi đục, tâm phiền, miệng khát, uống nước nhưng không uống nhiều, ngực bụng rộn rạo không yên, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi mỏng vàng và dính, mạch nhu sác…
Cháo hành giấm với thể thử hư cảm mạo: Gừng tươi bỏ vỏ 50g, trứng vịt 2 quả, rượu trắng 20 ml. Gừng thái chỉ đem đun sôi với 200 ml nước, tiếp đó đập trứng vịt vào, quấy đều, đổ rượu vào chế thêm gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Công dụng: Bổ hư, giải biểu tán hàn, dùng tốt cho người cảm mạo thể thử hư với triệu chứng: Phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, tự vã mồ hôi, ho khạc đờm trắng, khó thở, hồi hộp trống ngực, mệt nhiều, lưỡi nhợt rêu trắng…
Video đang HOT
ThS Hoàng Khánh Toàn ( nguyên Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)
Thúy Nga
Trước khi bị nhồi máu cơ tim, cơ thể sẽ xuất hiện "1 nóng", "2 đau", "3 nhiều"
Nhồi máu cơ tim là tình trạng đe dọa tính mạng, xảy ra khi mạch máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Đây thường là hậu quả của sự tích tụ mảng xơ vữa ở bên trong một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị nứt vỡ tạo thành huyết khối (cục máu đông), gây bít tắc dòng máu lưu thông qua động mạch vành.
Mỗi năm, có khoảng 700.000 trường hợp bị nhồi máu cơ tim, được coi là một "quả bom" có thể giết chết mọi người bất cứ lúc nào. Sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim có liên quan mật thiết đến hút thuốc, uống rượu, tâm trạng, thói quen xấu... Vậy, những triệu chứng nào sẽ xảy ra trong cơ thể trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim?
Trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim, trong cơ thể sẽ xuất hiện "1 nóng", "2 đau", "3 nhiều":
"1 nóng"
Chính là cơ thể phát sốt: Trước khi bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân sẽ tăng tế bào bạch cầu và giảm hồng cầu. Tại thời điểm này, sẽ xuất hiện triệu chứng sốt. Triệu chứng sốt có thể kéo dài 1 - 2 ngày, hoặc có thể kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu cơ thể bạn có những biểu hiện bất thường này, kiến nghị sớm đi kiểm tra để tìm nguyên nhân, phòng tránh nhồi máu cơ tim.
"2 đau"
1. Đau họng
Trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim, ngoài một số triệu chứng điển hình, cũng sẽ xuất hiện một số triệu chứng không điển hình, đau họng là một trong số đó. Đây cũng là một loại đau phát ra từ tim, nếu bạn không ăn ớt, hay bị cảm lạnh, xuất hiện tình trạng đau họng, thì nên cảnh giác.
2. Đau ngực
Một trong những triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim chính là xuất hiện tình trạng đau ngực. Các biểu hiện thường thấy như: đau ở giữa xương ức hoặc đau một chút ở bên trái, kèm theo cảm giác ngực bị chèn ép, đau thắt ngực dữ dội. Thời lượng đau ngực là từ 5-15 phút, đồng thời đổ mồ hôi và nôn ói.
Một trong những triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim chính là xuất hiện tình trạng đau ngực.
"3 nhiều"
1. Đổ nhiều mồ hôi
Đổ mồ hôi là một hiện tượng phổ biến trong cơ thể chúng ta, bình thường sau khi luyện tập thể dục cũng sẽ đổ mồ hôi và thường đổ nhiều mồ hôi ở trán, điều này không giống như đổ mồ hôi ở cơn đau tim.
Thông thường, trước khi bị nhồi máu cơ tim, phần da đầu, cổ, lưng, lòng bàn tay hoặc bàn chân sẽ đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là đổ mồ hôi khi ngủ. Do đó, kiến nghị mọi người cần phải cảnh giác, có thể cái chết đột ngột sắp xảy ra.
2. Buồn nôn nhiều hơn
Nếu bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức, hãy cẩn thận với bệnh nhồi máu cơ tim. Đặc biệt ở phụ nữ, mệt mỏi xảy ra vài ngày trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim, và sự mệt mỏi này có thể là dấu hiệu của suy tim.
Ngoài ra, khi đau do nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa của người bệnh, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị buồn nôn, tình trạng nghiêm trọng sẽ xuất hiện nôn.
Khi đau do nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa của người bệnh, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị buồn nôn, tình trạng nghiêm trọng sẽ xuất hiện nôn.
3. Đau đầu thường xuyên
Nếu một người, khi ngủ thường đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, thì đó không phải là vấn đề của phần đầu, mà là tim xuất hiện vấn đề. Đau nửa đầu và bất thường về tim đều là kết quả của sự mất cân bằng hệ thông thần kinh tự trị, nhồi máu cơ tim cũng có thể gây đau nửa đầu, nguyên nhân chủ yếu là do co thắt mạch máu.
Do đó, việc phát hiện sớm, phòng bệnh ngay từ ban đầu là cách tốt nhất để hạn chế nhồi máu cơ tim.
Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao trong phòng.
- Tập thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bỏ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải (BMI dưới 23kg/m2).
- Tiêu thụ nhiều hoa quả, rau xanh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Ăn ít đồ ngọt, hạn chế nguy cơ tiểu đường.
- Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có điều chỉnh kịp thời, phát hiện sớm và xử lý triệu chứng nhồi máu cơ tim, qua đó hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Hà Vũ
5 dấu hiệu cảnh báo sỏi thận bạn cần chú ý Đau dữ dội vùng bụng, lưng, háng hay bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi là những dấu hiệu chính của bệnh sỏi thận bạn cần lưu ý. Đau dữ dội: Người bị sỏi thận cảm thấy có những cơn đau dữ dội vùng bụng, lưng và háng. Tình trạng này xảy ra khi sỏi bắt đầu di chuyển và bị mắc...