Chào thua thịt heo bẩn!
Heo có chất cấm không bị tịch thu, tiêu hủy; trái lại còn được giết mổ, tiêu thụ hợp pháp
Tình trạng nuôi heo bằng chất tăng trọng, tạo nạc, chất cấmlâu nay khá phổ biến. Các chất này cũng được kinh doanh, bày bán công khai, trong khi thịt heo bẩn buôn bán đầy rẫy hằng ngày trên thị trường. Thế nhưng, do thiếu quy định và quản lý lỏng lẻo, các cơ quan chức năng không thể xử lý được vi phạm.
Tràn lan chất tạo nạc
Theo chỉ đạo của Cục QLTT – Bộ Công Thương, ngày 12-3, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai tiếp tục ra quân kiểm tra hoạt động buôn bán thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh này. Kiểm tra Công ty TNHH Nhân Lộc (xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu), một trong những doanh nghiệp sản xuất, đóng gói chất tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi có quy mô lớn ở tỉnh Đồng Nai, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ khoảng 2,5 tấn chất tạo nạc được đóng thành từng bao (loại 20 kg/bao) mang các nhãn hiệu HT02, HT04.
Trên bao bì ghi rõ đây là chất có tác dụng tạo nạc cho heo, giúp thịt có màu đỏ, nhanh tăng trọng… Tại đây, cơ quan chức năng còn thu giữ 156 gói (loại 1 kg/gói) chất T01, Sumo, Pig-Moke cũng được quảng cáo là chất nở mông, vai, nhiều nạc; 175 kg thuốc chlortetracylin đã hết hạn sử dụng; 10 tấn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ nước ngoài nhưng không có tem nhãn theo quy định. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện công ty trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên.
dinh dưỡng Vàng
Trước đó, ngày 10-3, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cũng đãkiểm tra Công ty TNHH DV Nông nghiệp Thiên Hương Phát (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom), thu giữ 220 kg chất tạo nạc “Super Weight 02 và Bcomplex – C và 120 kg chất bột trắng nguyên liệu không có nhãn mác.
Video đang HOT
Cùng thời điểm, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cũng đã thu giữ 36 kg chất siêu nạc trong chăn nuôi tại Công ty TNHH Thực phẩm Dinh dưỡng Vàng (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), trong đó có 24 kg được đóng gói với nhãn hiệu “Super tạo nạc”.
Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết vẫn đang tiếp tục rà soát các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Phải chờ đến khi có kết quả xét nghiệm mới xác định rõ các chất tăng trọng, tạo nạc như nói trên có thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi hay không mới có cơ sở xử lý.
Quá nhiều kẽ hở
Việc quản lý các cơ sở chăn nuôi, lò giết mổ gia súc hiện nay thực hiện theo Thông tư 54 của Bộ NN-PTNT. Theo thông tư này, heo sống khi vận chuyển về các lò giết mổ, nếu phát hiện dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta-agonist (ractopamine, clenbuterol, salbutamol) thì sẽ bị lưu giữ từ 3 – 7 ngày để cho heo đào thải các chất độc hại. Sau đó, lấy mẫu xét nghiệm lại, nếu âm tính với các chất này thì mới cho giết mổ tiếp. Như vậy, cho dù heo có sử dụng chất cấm cũng không bị tịch thu, tiêu hủy mà vẫn được tiếp tục tung ra thị trường một cách hợp pháp.
Ông Tạ Trọng Khang, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương, cho biết việc giám sát heo tại lò giết mổ, trên thị trường hiện nay rất khó khăn, không hiệu quả. Vì khi heo nhập lò lẫn lộn nhiều nguồn không thể quy trách nhiệm cho ai được. Còn thịt heo bày bán trên thị trường cũng vậy, người bán cũng không biết heo có chất cấm.
Truynguồn gốc không hề đơn giản vì qua hàng chục trung gian. Xác minh chưa xong thì lô thịt heo đó cũng đã bán hết từ lâu. “Khi đưa heo vào lò mổ cũng không biết phải xử phạt ai vì một lô heo cũng có đến cả chục hộ nuôi (địa chỉ cũng không rõ ràng). Chủ lò không chịu trách nhiệm, lái heo cũng không biết ai sử dụng chất cấm” – ông Trần Văn Quang, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, cho biết.
Sản phẩm Super Weight 02 tạo nạc cho heo của Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Thiên Hương bị thu giữ. ẢNH DO CHI CỤC QLTT TỈNH ĐỒNG NAI CUNG CẤP
Cũng theo ông Quang, việc quản lý sử dụng các chất tăng trọng, tạo nạc hoặc chất cấm trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiềukẽ hở. Đáng chú ý nhất là việc quản lý heo lưu giữ bị nghi nhiễm chất cấm.
Cụ thể, sau khi lập biên bản lưu giữ heo nghi nhiễm chất cấm, cơ quan chức năng thườnggiao lại cho thương lái hoặc chủ heo (một số người ở lò nhận gom heo vào và bao tiêu thụ hàng) để…tự lo nơi lưu giữ nhưng không có lực lượng giám sát. Điều này khó tránh khỏi thất thoát, cũng như tạo điều kiện để thương lái, chủ heo tráo hàng.
Theo ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, những vướng mắc trong quản lý chất cấm sử dụng trong chăn nuôi cần phải sớm tháo gỡ. Bộ Y tế nên sửa đổi, bổ sung, ban hành chất cấm sử dụng, quy định rõ hàm lượng các chất sử dụng trong chăn nuôi. Còn theo ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT đang rà soát lại các văn bản, quy định pháp luật, xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 54 cho phù hợp với thực tiễn.
Đồng Nai: “Ổ” chất cấm trong chăn nuôi
Đồng Nai lâu nay được xem là vùng nuôi heo lớn của cả nước. Theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, đây cũng là địa phương có số hộ nuôi heo sử dụng chất tăng trọng, tạo nạc, chất cấm lớn nhất nước, chiếm đến 50%. Kế đến là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng25%, Bến Tre 20%, Bình Dương 10%. Các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, số hộ chăn nuôi heo sử dụng chất tăng trọng, tạo nạc ít hơn, khoảng 5%.
Theo Người lao động
Phát hiện một lượng "khủng" chất tạo nạc
Ngày 12.3, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Đồng Nai tiếp tục phát hiện có ít nhất 2,5 tấn chất tạo nạc thành phẩm dùng trong chăn nuôi đang để trong kho một công ty trên địa bàn.
Đây được xem là số lượng chất tạo nạc được phát hiện lớn nhất trong đợt cao điểm kiểm tra hoạt động buôn bán thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi do Cục QLTT (Bộ Công thương) chỉ đạo.
Khoảng 14 giờ, Đội QLTT cơ động (thuộc Chi cục QLTT Đồng Nai) bất ngờ kiểm tra Công ty TNHH Nhân Lộc (thuộc xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu) do ông Nguyễn Trọng Hiền (36 tuổi) làm giám đốc. Đoàn kiểm tra phát hiện trong kho rộng hơn 200m2 chứa đầy những bao tải lớn chất bột và thức ăn chăn nuôi. Trong đó có 2,5 tấn hàng được đóng thành từng bao (loại 20 kg/bao) với các nhãn hiệu HT02, HT04. Trên bao có chú thích tác dụng tạo nạc cho heo, giúp thịt có nạc đỏ, tăng tiết hormone tăng trưởng, cải thiện tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cho heo... Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện 156 gói thuốc (loại 1 kg/gói) chất T01, Sumo, Pig-Moke cũng được quảng cáo có tác dụng nở mông, vai, nhiều nạc... và trên các bao bì đều có hướng dẫn tỷ lệ pha trộn cho heo ăn.
Tiếp tục kiểm tra bên trong nhà kho, Đội QLTT cơ động còn phát hiện khoảng 10 tấn hàng là thức ăn gia súc, được nhập khẩu từ nước ngoài nhưng không có tem nhãn theo quy định. Đặc biệt có 175 kg thuốc Chlortetracylin chứa trong 7 bao loại 25 kg đã hết hạn sử dụng.
QLTT đang kiểm tra kho hàng của Công ty Nhân Lộc - Ảnh: KC
Lúc kiểm tra, giám đốc công ty không có mặt để làm việc, buộc Đội QLTT phải lập biên bản hành chính với ông Phan Thiết Giám, quản đốc của Công ty TNHH Nhân Lộc. Ông Giám chỉ xuất trình được giấy phép kinh doanh (bản photocopy) và không xuất trình được hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên. Cơ quan chức năng đã lập biên bản niêm phong số hàng trên và lấy mẫu đi kiểm nghiệm.
Cùng ngày, ông Đỗ Hữu Quang, Phó cục trưởng Cục QLTT trực tiếp làm việc với ông Đỗ Tiến Chánh (33 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ nông nghiệp Thiên Hương Phát (ấp Tân Thành, xã Thanh Bình, H.Trảng Bom) để mở niêm phong, lấy mẫu chất tạo nạc đi kiểm tra. Trước đó, ngày 10.3, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai phát hiện Công ty Thiên Hương Phát có 220 kg chất tạo nạc nhãn hiện "Super Weight 02" và "Bcomplex-C". Còn lại hơn 120 kg chất bột là nguyên liệu nhưng không có nhãn mác.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương Đồng Nai, cho biết Sở đã chỉ đạo Chi cục QLTT tổng kiểm tra toàn diện việc kinh doanh chất cấm trong chăn nuôi và thức ăn gia súc. Sắp tới, sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu từ Trung tâm 3, cơ quan chức năng sẽ xem xét xử lý các đơn vị sai phạm.
Theo Thanh Niên
Lại phát hiện đưa thịt "bẩn" vào TP.HCM Rạng sáng 2.12, tại QL1A (TP.HCM), Đội CSGT Rạch Chiếc và Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức kiểm tra, phát hiện 3 trường hợp vận chuyển trái phép thực phẩm "bẩn" từ Đồng Nai vào TP.HCM. Thịt "bẩn" bị Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức thu giữ - Ảnh: CTV Tang vật thu giữ gồm 850 kg thịt heo không có...