Cháo sườn – món quà nơi góc phố quen
Cháo sườn có thể ăn ở nhà hàng lớn, nhưng khó cảm thấy ngon như khi ăn giữa ngóc ngách phố phường Hà Nội.
Những ngày gió mùa về là những ngày hợp nhất để thưởng thức cháo sườn, cũng là những ngày hợp nhất để tận hưởng trọn vẹn cảm giác tiết trời mùa đông đất Bắc. Càng buốt giá bao nhiêu, lại càng thêm sung sướng bấy nhiêu khi được ôm trọn bát cháo sườn nóng hổi trong tay, ấm đến sực cả người. Niềm vui khi thưởng thức “di sản” ẩm thực của những con ngõ nhỏ, chỉ giản đơn vậy mà thôi.
Giữa vô vàn các món ăn chơi của thủ đô, cháo sườn nổi bật bởi sự tinh giản trong hương vị, nhưng vẫn hấp dẫn mọi thực khách. Bưng chiếc bát chiết yêu nóng rẫy và còn đương xuýt xoa bởi nhiệt độ ấm nóng lan tỏa trên đầu ngón tay, thì khứu giác đã được chiêu đãi bởi hương tỏa nhè nhẹ của gạo mới quyện trong nước ninh sườn thơm nức. Hương thơm nịnh mũi này chỉ có được nếu người nấu lựa chọn đúng những nguyên liệu tươi ngon nhất cho nồi cháo sườn hôm ấy.
Phố Ngõ Huyện đông khách đến ăn cháo vào giữa đông. Ảnh: Khánh Ly
Bột gạo để quấy cháo phải được làm từ cả gạo nếp và gạo tẻ, qua nhiều công đoạn như ngâm nước, xay sơ, xay vỡ, nấu nhừ nhiều giờ mới đủ tiêu chuẩn tạo nên món cháo sườn trứ danh. Gạo nếp được thêm vào để tăng độ dẻo thơm cho món ăn, nếu bỏ qua sẽ làm mất hẳn đi vị ngon của cháo. Thời đại phát triển, bột gạo chế biến sẵn được bày bán khắp nơi. Điều này cũng nhàn vì loại bột công nghiệp này chỉ cần quấy lên mươi, mười lăm phút là thành cháo sánh mịn, nhưng hương vị thì không thể nào sánh bằng bột gạo truyền thống được làm với bí kíp riêng của những nhà bán cháo sườn lâu năm.
Về phần sườn, thường người nấu sẽ dùng cả sườn cục để ninh nước thêm ngọt lẫn cả sườn nạc và sườn non. Sườn lợn nhất định phải là loại tươi, miếng thịt hồng hào, săn chắc, có độ đàn hồi. Sườn được rửa sạch sẽ, sau đó đem ninh lấy nước. Cái khó của khâu chế biến này là phải ninh đủ lâu sao cho thật đằm mà vẫn không bị đục nước và thịt sườn thì không được để bị bã. Đặc trưng thành phẩm của món ăn này là phần cháo trong, sườn róc xương tơi mềm, khi ăn thấy vị thịt ngọt thanh không nồng không gắt. Nguyên liệu chính đúng chỉ có vậy, đơn giản mà cầu kỳ. Bởi lẽ, nếu chỉ một trong hai thứ không được lựa chọn, chế biến cẩn thận thì cái dở sẽ lồ lộ ngay, vậy là “đi tong” nồi cháo.
Múc thìa đầu tiên, ta sẽ thấy miếng cháo đặc mời gọi. Cháo sườn có một độ quánh vừa, không dẻo quẹo như bánh đúc, mà cũng không đủ loãng để xì xụp như cháo gà. Cháo ngọt đằm, sườn nhừ tơi như tan ra, thi thoảng lẫn một chút sụn sần sật đưa miệng. Phải nói là ăn miếng nào là ngọt lừ đi miếng ấy, miếng cháo trôi tuột xuống ruột gan mà vị ngon khéo sao vẫn còn đọng trên đầu lưỡi.
Cháo ngọt đằm, sườn nhừ tơi như tan ra, thi thoảng lẫn một chút sụn sần sật đưa miệng vô cùng. Ảnh: Khánh Ly
Món cháo mịn sánh không thể thiếu đôi quẩy đi kèm. Trên bát cháo màu trắng hồ, lấp ló thịt sườn rắt mỡ quyện vào, phía trên điểm màu vàng của những miếng quẩy giòn tan. Sự nâng đỡ nhau cả về hương vị lẫn hình thức tạo thành một tổng thể hài hòa, hấp dẫn khó từ chối. Món ăn tưởng chừng dân dã thực ra lại là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế của ẩm thực đất Kinh Kỳ.
Tùy theo khẩu vị mà người ăn sẽ tự gia giảm thêm chút hồ tiêu và ớt bột. Bát cháo sườn thời đổi mới thì nay có thêm thịt băm, trứng cút, ruốc thịt lợn, ruốc nấm, hành phi… ăn kèm. Những biến tấu này cũng mới mẻ và lạ miệng, song thực lòng bát cháo sườn truyền thống ăn kèm quẩy vốn cũng đã tròn đầy hương vị và thỏa mãn vị giác lắm rồi.
Cháo sườn không dành cho lối ăn kiểu cách như nhà hàng với bàn ghế đàng hoàng và khăn ăn nước uống chỉnh tề. Những hàng cháo sườn nổi tiếng nhất đều nằm ở những con phố nhỏ giữa lòng Hà Nội – gánh cháo cô Là đầu Lý Quốc Sư, cháo sườn vỉa hè Hàng Bồ, cháo Huyền Anh chợ Đồng Xuân… Dẫu thực khách có phải lê la trên vỉa hè quanh gánh hàng nhỏ xíu, ngồi trên ghế nhựa thấp lè tè mỏi nhừ chân thì những hàng cháo sườn này vẫn tấp nập người lui tới. Không hề khó hiểu, bởi thật thà mà nói, cái ngon của cháo sườn một phần cũng nằm ở không gian khi thưởng thức bát cháo.
Một bát cháo được bán trên phố Lý Quốc Sư. Ảnh: Khánh Ly
Ngồi bên nồi cháo nóng hổi, ta có thể vừa thưởng thức món quà Hà Nội mà vừa đong vào tầm mắt cảnh sắc của chốn thủ đô muôn màu muôn vẻ.
Bát cháo sườn buổi sáng sớm, có dòng người vội vàng tấp nập lại qua. Bát cháo sườn buổi chiều tà, có râm ran chuyện trò của những cuộc hẹn quà chiều ngắn ngủi. Bát cháo sườn buổi đêm thâu, có tĩnh lặng thảnh thơi của thành phố đang say giấc ngủ. Chúng ta có thể ăn cháo sườn bất kể giờ giấc, và mỗi buổi lại có một bức tranh khác nhau để ta chiêm ngưỡng khi thưởng thức món quà quen của ba mươi sáu phố phường.
Những hàng cháo sườn đã trở thành những mảnh ghép chẳng thể thiếu khi nhắc nhớ về Hà Nội. Khi ai đó nói rằng họ thèm quá món cháo sườn thủ đô, không chỉ là họ nhớ bát cháo nóng hổi, mà còn là đang nhớ về những con đường nhỏ, góc phố quen nơi họ vẫn thường lui tới khi còn ở quê nhà. Không biết rằng Hà Nội cất giấu những bát cháo sườn, hay bát cháo sườn được người bán hàng khéo léo cất giấu cả Hà Nội trong đó.
Video đang HOT
Hướng dẫn cách nấu cháo sườn thơm ngon sánh mịn, ngon hơn cả ngoài hàng
Nhắc tới những món cháo ngon ta không thể nào bỏ qua được món cháo sườn. Món cháo này "gây mê" cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nhờ cháo trắng mịn, sườn sụn sần sật... Còn chần chừ gì nữa mà ta không vào bếp nếu món cháo sườn thơm ngon, bổ dưỡng này.
Nguyên liệu: Cho khoảng 4-6 người ăn
a) Về phần sườn sụn, xương hầm và cách làm sạch, khử mùi:
- 400g sườn sụn
- 500-600 grams xương hom làm nước hầm. Nên chọn xương hom vì khi hầm sẽ cho ra nước trong, thanh và vị ngọt tự nhiên. Đây cũng là bí kíp của các hàng cháo nổi tiếng. Còn nếu thích cháo có vị béo, ngậy, có nhiều tủy thì chọn xương ống.
- 150g thịt băm (nếu thích)
- Chút muối hạt
- Một nhánh gừng nhỏ đập dập
b) Về phần gạo:
- 2 chén gạo tẻ (khoảng 250 grams)
- 1/2 chén gạo nếp (khoảng 50 grams)
- Nước để ngâm
c) Các nguyên liệu khác: Quẩy giòn, ruốc bông, hành khô phi, 4-5 củ hành tím, 1 củ hành tây, hành lá.
d) Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm từ nấm hoặc rau củ tự nhiên, dầu ăn, hạt tiêu.
Cách làm:
Cách ngâm gạo: Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch (giữ lại nước vo gạo để rửa sườn, xương rất sạch). Sau đó, cho gạo cùng nước ngâm tầm 2,5 - 3 giờ cho gạo "ngậm no" nước. Sau khi ngâm, có 2 cách nấu cháo như sau:
- Cách 1: Để làm món cháo sườn sánh, mịn như kem "trứ danh" của Hà Nội thì đem xay gạo đã ngâm cùng nước cho tới khi mịn thành hỗn hợp bột nước. Nếu còn hạt thì lọc qua rây, tiếp tục xay tiếp cho tới khi thành bột nước mịn. Sau đó, mới dùng hỗn hợp này quấy với nước hầm xương cho tới khi sánh mịn màng.
- Cách 2: Gạo sau khi ngâm, xay vỡ sơ rồi mới nấu nhừ trong nhiều giờ với nước hầm xương. Nhiều người thích cách này vì thời gian gạo ninh cùng nước xương mọi tinh túy đất trời mới vỡ vạc dần ra, tỏa lên hương thơm dịu dàng từ gạo mới quyện vào nước hầm ngọt thanh tạo nên dư vị khó quên.
Cách sơ chế sườn sụn, xương hom: Sườn sụn, xương hom rửa sạch với nước vo gạo rồi cho vào nồi nước cùng chút muối hạt và gừng đập dập đun sôi để chần qua. Sau đó, rửa sạch sườn để loại bỏ các tạp chất, hơn nữa để giúp cho nước hầm cháo thơm, trắng trong.
Cháo nóng hổi mịn màng, dịu thơm hương gạo mới kết hợp với sườn sụn sần sật, quẩy giòn rụm, ruốc bông tơi và hành phi thơm lừng... tạo nên món ngon đặc trưng khi vào đông ở miền Bắc. Ảnh: Bùi Thủy.Cháo nóng hổi mịn màng, dịu thơm hương gạo mới kết hợp với sườn sụn sần sật, quẩy giòn rụm, ruốc bông tơi và hành phi thơm lừng... tạo nên món ngon đặc trưng khi vào đông ở miền Bắc. Ảnh: Bùi Thủy.
Nguyên liệu: Cho khoảng 4-6 người ăn
a) Về phần sườn sụn, xương hầm và cách làm sạch, khử mùi:
- 400g sườn sụn
- 500-600 grams xương hom làm nước hầm. Nên chọn xương hom vì khi hầm sẽ cho ra nước trong, thanh và vị ngọt tự nhiên. Đây cũng là bí kíp của các hàng cháo nổi tiếng. Còn nếu thích cháo có vị béo, ngậy, có nhiều tủy thì chọn xương ống.
- 150g thịt băm (nếu thích)
- Chút muối hạt
- Một nhánh gừng nhỏ đập dập
b) Về phần gạo:
- 2 chén gạo tẻ (khoảng 250 grams)
- 1/2 chén gạo nếp (khoảng 50 grams)
- Nước để ngâm
c) Các nguyên liệu khác: Quẩy giòn, ruốc bông, hành khô phi, 4-5 củ hành tím, 1 củ hành tây, hành lá.
d) Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm từ nấm hoặc rau củ tự nhiên, dầu ăn, hạt tiêu.
Cách làm:
a) Cách ngâm gạo: Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch (giữ lại nước vo gạo để rửa sườn, xương rất sạch). Sau đó, cho gạo cùng nước ngâm tầm 2,5 - 3 giờ cho gạo "ngậm no" nước. Sau khi ngâm, có 2 cách nấu cháo như sau:
- Cách 1: Để làm món cháo sườn sánh, mịn như kem "trứ danh" của Hà Nội thì đem xay gạo đã ngâm cùng nước cho tới khi mịn thành hỗn hợp bột nước. Nếu còn hạt thì lọc qua rây, tiếp tục xay tiếp cho tới khi thành bột nước mịn. Sau đó, mới dùng hỗn hợp này quấy với nước hầm xương (chia sẻ chi tiết bên dưới) cho tới khi sánh mịn màng.
- Cách 2: Gạo sau khi ngâm, xay vỡ sơ rồi mới nấu nhừ trong nhiều giờ với nước hầm xương. Nhiều người thích cách này vì thời gian gạo ninh cùng nước xương mọi tinh túy đất trời mới vỡ vạc dần ra, tỏa lên hương thơm dịu dàng từ gạo mới quyện vào nước hầm ngọt thanh tạo nên dư vị khó quên.
b) Cách sơ chế sườn sụn, xương hom: Sườn sụn, xương hom rửa sạch với nước vo gạo rồi cho vào nồi nước cùng chút muối hạt và gừng đập dập đun sôi để chần qua. Sau đó, rửa sạch sườn để loại bỏ các tạp chất, hơn nữa để giúp cho nước hầm cháo thơm, trắng trong.
Cháo sườn sụn trở thành món ăn không thể thiếu của người Hà Nội khi đông về. Ảnh: Bùi Thủy.Cháo sườn sụn trở thành món ăn không thể thiếu của người Hà Nội khi đông về. Ảnh: Bùi Thủy.
c) Cách hầm xương hom: Để ninh xương nhanh nhừ, nước thanh, trong, thơm ngon, chú ý các bí kíp sau:
- Cho xương hom đã rửa sạch cùng hành tím nướng (lột bỏ phần vỏ đen, rửa sạch), 1 củ hành tây, chút muối hạt vào nồi cùng lượng nước vừa đủ rồi đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, hé chút vung nồi đun liu riu. Không nên nêm hạt nêm vì gia vị này làm từ xương hầm khi cho vào nước nóng sẽ nhanh chóng tan ra gây đục nước.
- Trong quá trình ninh, cần vớt bọt thường xuyên để nước xương được trong. Thời gian ninh tối thiểu là một tiếng, tốt nhất là 2-2,5 tiếng cho tới khi thịt bám quanh xương mềm ra. Nếu ninh lâu quá dễ bị chua và đục nước.
- Sau khi xương nhừ, vớt ra, lọc lấy nước dùng trong vắt.
d) Cách xào sườn sụn, rim thịt băm ăn kèm: Sườn sụn non dễ ăn, sần sật nên nhiều người rất thích. Có các cách lựa chọn như sau:
- Nếu thích ăn sần sật: Sụn sau khi rửa sạch, thái miếng vừa ăn (nếu nhà có trẻ nhỏ thì đem băm nhỏ) rồi ướp chút hạt nêm, mắm, hạt tiêu. Sau đó, phi thơm hành tím cho sườn sụn vào xào săn, nêm lại mắm muối theo khẩu vị gia đình.
- Nếu thích sụn mềm hơn, có thể cho vào hầm cùng xương hom, sau tầm một giờ lấy ra để nguội rồi thái miếng vừa ăn.
- Thịt lợn băm ướp chút hạt nêm, mắm muối rồi xào vừa khẩu vị.
e) Cách nấu cháo không bén nồi, mịn, sánh và thơm ngon:
- Cách 1: Để nấu cháo sườn phong cách người Hà Nội thì làm như sau: Gạo sau khi ngâm và xay mịn thì cho một chút nước sôi vào quấy đều tay cho tái tái phần bột. Sau đó, mới cho nước hầm xương hom (đã lọc sạch) cho lên bếp vừa đun vừa khuấy đều, nhanh tay để không bị vón cục và bén nồi. Từ lúc bột sôi, nấu tối thiểu 30- 35 phút bột gạo mới chín hẳn, nấu càng lâu thì càng ngon. Sau đó, nêm nếm gia vị theo khẩu vị gia đình.
- Cách 2: Nấu cháo kiểu ninh nhừ: Cho gạo đã xay vỡ sơ vào nồi nước hầm xương, rồi cho lên bếp đun sôi. Chú ý không đảo, không quấy để không bị bén, cháy đáy nồi. Khi nước sôi hạ nhỏ lửa và mở hơi hé vung nồi, ninh nhỏ lửa để cháo không bị trào ra ngoài khoảng 2 giờ. Lúc này, cháo sẽ nhừ. Để cháo trở nên sánh mịn, dùng muôi khuấy nhẹ đều, liên tục 10-15 phút cho tới khi nhuyễn mịn. Nêm nếm gia vị mắm muối, hạt nêm cho vừa khẩu vị gia đình.
f) Trình bày và thưởng thức: Múc cháo ra tô, thêm hành lá thái nhỏ, hành lá gốc chần sơ, múc sườn sụn, thịt băm, quẩy giòn rụm và ruốc bông lên trên. Rắc hạt tiêu, hành phi và chút ớt lên trên, thưởng thức nóng.
Chúc bạn thành công!
Thơm ngon cháo sườn Hà Nội Bát cháo sườn chị mua ở Cửa Nam mang vào, tôi ấn tượng tới giờ Bát cháo sườn tinh tế của người Hà Nội-LÊ HÀ Nhắc tới cháo sườn hẳn những người sống ở Hà Nội sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những chị, những cô quẩy gánh hàng rong mỗi buổi sớm mai hay khi xế chiều lẫn trong dòng người đông...