Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn theo 3 cách này chẳng khác nào tự “giết chính mình”
Cháo là thực phẩm thích hợp đối với trẻ em, người già và những người có chức năng tiêu hóa sau phẫu thuật kém,… Tuy nhiên, khi ăn cháo bạn cần tránh 3 điều cấm kỵ sau kẻo hối không kịp.
Ăn cháo không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe – Ảnh: Minh họa
Ăn cháo quá nóng
Vào những ngày lạnh, ăn cháo nóng khiến bạn cảm thấy ấm bụng. Tuy nhiên, ăn đồ quá nóng không hề có lợi cho sức khỏe. Trong khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 60 độ C. Sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống nóng hơn 65 độ C trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Chính vì thế, bạn không nên ăn cháo và các món đồ khác ngay khi còn nóng. Thay vào đó, hãy chờ món ăn nguội bớt rồi thưởng thức.
Ăn cháo trong thời gian dài
Cháo là loại thực phẩm lỏng, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên ăn cháo liên tục trong thời gian dài có thể làm phản tác dụng, gây hại cho dạ dày. Nguyên nhân là do ăn cháo lâu dài làm giảm hành động nhai và việc tiết nước bọt. Từ đó không có lợi cho hệ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn do thiếu enzyme trong nước bọt.
Sau khi ăn cháo, thức ăn bán lỏng đi thẳng vào dạ dày, tốc độ làm rỗng dạ dày được đẩy nhanh, thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày cũng ngắn. Đây là lý do khiến bạn cảm thấy nhanh đói khi ăn cháo.
Việc ăn cháo thời gian dài làm làm nhu động của dạ dày yếu đi, chức năng tiêu hóa suy giảm.
Video đang HOT
Ăn cháo không được ninh kỹ trong thời gian dài
Cháo không ninh kỹ cũng tương tự như cơm chan nhiều canh, ăn rất dễ vào nhưng không có lợi cho sức khỏe. Thông thường khi ăn cháo chúng ta thường ít nhai, làm thực phẩm đi trực tiếp xuống dạ dày. Các hạt gạo không được ninh kỹ cũng không được nhai kỹ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Người có dạ dày kém
Những người có các triệu chứng như trào ngược axit và ợ nóng hoặc bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược và dạ dày chảy xệ không nên ăn cháo. Nguyên nhân là bởi cháo sẽ khiến các triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit tồi tệ hơn.
Chưa kể, cháo là một loại thực phẩm bán lỏng, có nhiều khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Người có vấn đề về trao đổi chất
Những người có vấn đề về trao đổi chất, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên ăn cháo thường xuyên. Bởi cháo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, ăn vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cháo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ăn cháo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Các loại ngũ cốc khác có thể được thêm vào cháo để làm chậm sự thay đổi lượng đường trong máu sau bữa ăn.
4 sai lầm nghiêm trọng khi dùng màng bọc thực phẩm 'giết' sức khỏe nhanh khủng khiếp
Màng bọc thực phẩm là món đồ được sử dụng rộng rãi và thường xuyên tại nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, chúng sẽ khiến các chất độc hại ngấm vào đồ ăn, gây hại sức khỏe cả gia đình bạn.
Sử dụng màng bọc thực phẩm không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa
- Bọc thức ăn cho vào lò vi sóng
Màng bọc thực phẩm có thể chứa những chất hóa học như Phthalates và DEHA. Các chất này ở nhiệt độ cao có thể tan chảy, biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.
- Sử dụng màng bọc thực phẩm cho đồ ăn nóng
Nhiệt độ từ thức ăn nóng có thể làm màng bọc thực phẩm mềm ra, không hề tốt. Chính vì thế, đồ ăn sau khi nấu xong cần được để nguội rồi mới bọc kín, cho vào tủ lạnh.
- Dùng màng bọc thực phẩm để gói rau củ quả
Nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc các loại rau, củ, quả sẽ khiến lượng vitamin C bị giảm đi đáng kể.
Theo đó, sau một ngày sử dụng màng bọc thực phẩm để gói 100 gram cà rốt, hàm lượng vitamin C mất đi là 3,4 mg. Thí nghiệm tương tự cho thấy lượng vitamin C trong đậu đũa cũng giảm đi 3,8mg.
- Bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ
Nhiều người thường dùng màng bọc thực phẩm để gói những đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân là bởi, khi tiếp xúc trực tiếp với những loại thực phẩm này, thành phần hóa học của màng bọc thực phẩm dễ dàng xâm nhập vào đồ ăn, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng mạng bọc thực phẩm ở những môi trường có độ axit hoặc kiềm cao. Các chất độc hại có thể thôi nhiễm vào thực phẩm và ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.
- Cách sử dụng màng bọc thực phẩm an toàn
Trước tiên, bạn cần chọn loại màng bọc thực phẩm đảm bảo chất lượng. Theo đó, nên chọn loại màng PE vì nó chứa ít chất phụ gia gây hại cho sức khỏe. Nên mua màng bọc thực phẩm của những thương hiệu uy tín, tránh ham rẻ.
Nên để màng bọc thực phẩm cách đồ ăn ít nhất 2,5 cm.
Màng bọc thực phẩm chỉ cần bảo quản tại nơi khô ráo, trong nhiệt độ thường. Không dùng màng bọc đã bị mốc, có hiện tượng co rúm hoặc để lâu.
Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, trên thị trường hiện nay có nhiều loại màng bọc thực phẩm với các chất liệu nhựa chủ yếu từ PVC và PE. Dấu hiệu chủ yếu để phân biệt một số loại màng bọc thực phẩm từ các vật liệu như sau:
Màng PVC: có màu trắng ngà/hoặc vàng nhạt và ít dai khi kéo dãn; sờ có cảm giác dính tay, khó tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; khó cháy, chỉ cháy khi đốt trực tiếp bằng lửa và có mùi hắc.
Màng PE: có màu trắng, trong suốt, dai khi kéo dãn; khi sờ và sản phẩm ít dính tay, dễ dàng tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; dễ bị đốt cháy bằng lửa và cháy rất nhanh, không tắt và hầu như không tạo ra mùi khi cháy.
Màng bọc PE dùng cho thức ăn đã qua sơ chế. Màng bọc PVC bảo quản thực phẩm chưa qua chế biến, không dùng màng nhôm bọc cho thực phẩm giàu axít.
Thường ăn đồ nóng trong túi nilon, bé gái dậy thì sớm, bé trai có bộ phận sinh dục ngắn Thường xuyên sử dụng túi nilon không đúng cách có thể gây ra những hậu quả khó lường. Trường hợp cô bé 9 tuổi dậy thì sớm và cậu em trai 7 tuổi có bộ phận sinh dục bị ngắn là minh chứng. Bác sĩ Trần Tuấn Vũ, chuyên khoa Thận chia sẻ với trang Ettoday (Đài Loan, Trung Quốc) về một trường...