Chào mừng đến “Hòn đảo chết”
Đoạn trailer của game gợi cho người ta cảm giác rợn tóc gáy như những tác phẩm của George Romero đã từng làm được vậy.
“Khi chiếc búa bổ thẳng vào từng thớ thịt hôi thối kia, dưới tác động của lực, nó ngập sâu trong đó khiến con quái vật loạng choạng, tạo ra khoảnh khắc vàng để chạy trốn. Nhưng cái giá của cú đánh ấy, cũng giống như những cú trước nó, thật đắt. Tác động với dây chằng và xương đã khiến nó mẻ một miếng khá to. Cần phải sửa nó ngay nếu không đành phải vứt bỏ thôi”.
Đó là một trận chiến đầy bạo lực trong Dead Island, thế giới được mô tả là tràn ngập những con người biến dị. Họ đều cực kỳ hung hăng, dữ tợn với sức mạnh của một con quỷ thực thụ và luôn thèm khát thứ máu tươi từ những người sống sót. Giống như tất cả mọi game về xác sống khác (thật ra là nhiều vô số kể) người chơi là lá chắn cuối cùng trước cơn sóng dữ của những cái xác sống đáng sợ ấy.
Và thay vì cho họ một căn phòng kỳ bí đầy những thứ vũ khí mạnh mẽ/hỏa lực đến tận răng thì những nhà phát triển Dead Island lại nghĩ ra một cách khác.
Khu nghỉ mát Royal Palms được xây dựng trên đảo Banoii tại Papua New Guinea và là một thiên đường nhiệt đới với các du khách. Và đây cũng không phải là nơi bạn có thể tìm thấy mọi thứ vũ khí đánh rơi như kiểu lựu đạn, hộp đựng tên lửa hay các loại súng máy khủng bố.
Thay vào đó, Techland, cha đẻ của Dead Island đã xóa bỏ những thứ phi thực tế đó. Hãy nhớ rằng, dù cho hiểm họa xác sống là ảo đi chăng nữa thì khi bạn sống trong thế giới ảo của game, bối cảnh của nó lại là thực.
Trái ngược với phong cách chơi truyền thống chạy và nã súng ầm ầm như một chiếc máy nghiền thịt thối, người chơi sẽ buộc phải sinh tồn trong sự thiếu thốn về tất cả các loại vũ khí. Họ chỉ còn cách sử dụng những vật dụng quen thuộc nhất để biến nó thành thứ tự vệ cho bản thân.
Video đang HOT
Từ những con dao gọt hoa quả, rìu cứu hỏa, gậy bóng chày… đến một số rất ít (cực kỳ ít) các loại súng và với lượng đạn vô cùng khiêm tốn, đối đầu với người chơi đơn độc là một binh đoàn những xác sống khát máu với sức mạnh dị thường sẵn sàng xé họ ra làm đôi. Có thể nói Dead Island là một tựa game kinh dị sinh tồn chỉ thông qua những đòn đánh cận chiến và như thế mới gọi là đáng sợ.
Trong bản thiết kế ban đầu của Dead Island, lũ xác sống tỏ ra ghê tởm ngay trong sự khác biệt về trạng thái thối rữa của chúng. Với mỗi phát bổ rìu của người chơi, từng thớ thịt đã ngả màu hiện ra cùng với những dòng máu tanh ngòm đủ làm bạn kinh tởm. Đó không phải là một vùng đất cắm trại nghỉ ngơi như trong Dead Rising, đó là ranh giới giữa cái sống và cái chết. Dead Island tăm tối hơn, đáng sợ hơn và tất nhiên là không có màu hồng nào hết.
Được định hình là một game “nhập vai hành động lấy bối cảnh xác sống và đặt trong góc nhìn thứ nhất”, Dead Island cho phép người chơi vào vai các nhân vật tuyến tính, bao gồm một cựu rapper tên là Sam B. Đây cũng là nhân vật duy nhất được hé lộ cho đến tận bây giờ.
Điểm chung của các nhân vật đó là họ đều đến hòn đảo thiên đường này để du lịch và đột nhiên (cũng giống như các game kinh dị xác sống khác) dịch bệnh tràn lan, những người sống sót phải tựa đầu vào nhau mà sinh tồn, và quan trọng hơn, tìm ra nguyên nhân, bí mật đằng sau dịch bệnh kinh hoàng đó. Bạn có thể lựa chọn chơi cùng 3 người khác hoặc đi một mình.
Và như đã nói, game có yếu tố nhập vai, càng tiến sâu hơn vào game, người chơi lại được tăng cường các kỹ năng của mình thông qua chỉ số hiển hiện. Mặc dù Deep Silver không giới thiệu nhiều chúng ta cũng có thể biết được rằng sẽ có cây kỹ năng và bảng kỹ năng như một game nhập vai thực thụ.
Cuối cùng, nếu như cái tên này gợi cho bạn điều gì thì đó đã là cách đây 4 năm, khi mà không một nhà phát hành nào dám nhận. Giờ đây Deep Silver đã đứng ra làm cha đỡ đầu cho nó với lịch ra mắt dự kiến vào năm nay trên cả 3 hệ PC, Xbox 360 và PS3.
(Theo IGN)
Xưởng chế biến mỡ "trộn" ruồi nhặng
Những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa
Nguồn nước ô nhiễm ở Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) là nước để rửa mỡ trước khi mỡ được đưa lên chảo. Những phi mỡ hoen gỉ, ruồi muỗi bâu đen sì trong thùng mỡ, các loại dụng cụ vứt bừa bãi trên một khoảng đất trống... là những gì chúng tôi ghi nhận được trong xưởng chế biến hàng nghìn lít mỡ mỗi ngày.
Mỡ "tắm" nước ô nhiễm
Mỡ được mang về cơ sở chế biến từ đầu giờ sáng, do đội vận chuyển đảm nhận. Sau khi được chở về đây mỡ được đem "rửa" bằng nước Đầm Hồng đen ngòm, hôi thối. Đầm Hồng được nhiều người biết đến là khu ô nhiễm nguồn nước nặng khi mà các loại rác rưởi được tập kết rồi thải ra lòng hồ. Nhưng ít ai ngờ rằng, chính nguồn nước đó được cơ sở sản xuất mỡ này tận dụng làm nước rửa mỡ trước và sau khi chế biến mỡ. Sau khi tráng qua nước Đầm Hồng mỡ được đưa lên một chiếc bàn gỗ đã mục nát để "chế biến" và được băm thành từng miếng to.
Theo quan sát của chúng tôi, lượng mỡ dùng rán vẫn còn dính nhiều đất cát, bụi bặm... Loại mỡ này chỉ có thể tạo được hứng thú với lũ ruồi nhặng... sau khi thái xong, mỡ được đổ vào 2 chiếc chảo to, mỗi chiếc có thể rán được cả tạ mỡ/lần. Mỡ rán xong lại đổ vào các thùng phi cỡ lớn có dung tích khoảng 1.000 lít. Có lẽ những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa nên cái nào cũng đóng cặn đen sì trên miệng, các thùng chứa mỡ cũng không thấy có nắp đậy, nên nó kiêm luôn nhiệm vụ bắt ruồi nhặng, hễ con nào rơi xuống là không thể lên được.
Khi khách đến mua hàng, chủ nhà đưa luôn cả chiếc xô bẩn vào thùng phi rồi múc tất cả những gì có trong đó chia ra từng can nhỏ từ 15 - 50 lít. Ở phía dưới đất hai chiếc máy xay mỡ nằm lổng chổng bên góc tường, các dây mỡ vẫn còn đóng vón trên thân máy, các chú ruồi trâu bâu quanh máy xay mỡ đen sì.
Hàng trăm kg/ngày
Trong vai một khách hàng mua mỡ, ngày 18/11 phóng viên có mặt tại Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội). Bà chủ cơ sở Sáng "mỡ" cho biết: Các chú tìm đến đây là đúng địa chỉ rồi đấy, nhà tôi làm ở đây 10 năm rồi, cung cấp mỡ cho vài chục nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ ở Hà Nội này. Nói rồi bà chỉ cho chúng tôi xem những khối mỡ đã được đóng trong thùng phi nằm lăn lóc bên xó nhà.
Hàng ngày cơ sở cho ra lò hàng tạ mỡ
Bà Sáng "mỡ" khẳng định: Ở Hà Nội chả có cơ sở sản xuất mỡ nào có số lượng mỡ lớn và cung ứng cho nhiều nhà hàng như chỗ bà cả. Cơ sở sản xuất của gia đình bao tất cả 7 lò mổ lớn nhỏ ở Hà Nội, với khối lượng thịt mỡ và các phụ phẩm chế biến hằng ngày từ 500 - 700kg, thậm chí vào dịp Tết gia đình bà còn phải mua thêm thịt phụ phẩm ở các hàng thịt quanh các chợ ở khu vực Thanh Xuân, Hoàng Mai... để rán.
Năm nay, số lượng "đơn hàng" của các nhà hàng quanh Hà Nội tăng lên đáng kể, chính vì thế cơ sở của bà cũng phải đẩy mạnh sản xuất, có hôm phải rán cả 1.000kg mỡ để kịp cho khách hàng. Đối với khách hàng quen, chỉ cần gọi điện thoại, cơ sở sản xuất của bà sẽ "điều" người vận chuyển đến tận nơi miễn phí. Theo bà Sáng, đội "thồ mỡ" chủ yếu là những người con trai trong gia đình, họ dùng xe máy để vận chuyển cho tiện, nếu vận chuyển thùng phi có ô tô chuyên dụng. Trung bình mỗi ngày cơ sở của bà Sáng vận chuyển khoảng 3 - 4 chuyến, mỗi chuyến từ vài chục kg cho đến hàng tạ mỡ.
Với quy mô như vậy, trong vòng 10 năm qua, cơ sở làm mỡ của bà Sáng đã cung cấp mỡ cho gần 100 nhà hàng lớn nhỏ tại Hà Nội. Thi thoảng còn xuất đi cả Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... Tuy nhiên, chỉ cần đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ ở Hà Nội là cả vấn đề lớn đòi hỏi quy mô sản xuất cũng phải mở rộng, nên bà Sáng "mỡ" cũng phải cố gắng sản xuất đều đặn để giữ khách.
Giá đắt... khách vẫn sướng
Bà Sáng bảo: Các chú cứ xem hàng đi, không ngon không lấy tiền. Giá cả của loại mặt hàng này phụ thuộc vào giá thịt lợn trên thị trường, vì thế có sự biến động thất thường. Ngày trước chưa lên giá, mỡ thời điểm thấp nhất chỉ có 14.000đ/kg, giờ đã lên đến 27.000đ/kg. Theo bà Sáng, giá mỡ như vậy là hơi cao nhưng các cửa hàng ăn vẫn tranh nhau mua mỡ vì rán mỡ tiết kiệm hơn rán dầu ăn rất nhiều.
Bà Sáng than vãn: Đợt này giá cả lên cao quá nên làm ăn khó khăn hơn. Trước đây nhà tôi bao toàn bộ các lò giết mổ khu vực này, mỗi ngày lấy khoảng 5 - 7 tạ mỡ lợn ở các lò này là bình thường. Đầu sáng phải đi gom hàng về, chế biến dần trong ngày.
Vừa nói, bà Sáng vừa thái những miếng mỡ bèo nhèo vừa được rửa qua nước ao. Các loại tóp mỡ được bày ra quanh nền đất khiến chúng tôi cảm giác buồn nôn khi nhìn thấy.
Theo Bee