Chảo lửa Idlib nóng trở lại: Bùng nổ nguy cơ đối đầu quân sự
Chảo lửa ở Idlib, Syria nóng trở lại khi thời hạn chót cho phiến quân rút ra khỏi khu phi quân sự kết thúc hôm 15/10 mà không có kết quả.
Một số nhóm phiến quân vẫn đang úp mở chuyện rút quân, trong khi Nga và chính phủ Syria thì chưa thể xác nhận việc thành lập khu vực phi quân sự đã hoàn tất theo đúng kế hoạch. Trước diễn biến đó, chính phủ Syria tuyên bố sẽ không thể giữ “im lặng” hơn nữa.
Xe tăng quân đội Syria tại Idlib. Ảnh: Sputnik.
Chỉ vài giờ trước khi thời hạn chót kết thúc, nhóm phiến quân lớn nhất – kiểm soát 60% diện tích Idlib, là Hay’et Tahrir al-Sham, đã phát đi tín hiệu về khả năng sẽ rút quân ra khỏi khu phi quân sự, theo như thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được hồi cuối tháng 9/2018. Tuy nhiên, khi thời hạn chót kết thúc, theo như ghi nhận của Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, thì vẫn chưa có bất kỳ tay súng nào ra khỏi khu vực này.
Bên cạnh việc “úp mở” việc rút quân, nhóm Hay’et Tahrir al-Sham vẫn tuyên bố sẽ không từ bỏ vũ khí và tiếp tục chiến đấu chống lại Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nhóm thánh chiến có tiền thân là Mặt trận Al-Nusra và gốc rễ sâu xa từ mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qeada này còn kêu gọi các tay súng trong và ngoài nước bảo vệ Idlib, nếu một cuộc tấn công của chính phủ Syria xảy ra.
Nhận định về vấn đề này, ông Rami Abdel Rahman, người đứng đầu Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria cho biết, đây có thể là cách mà nhóm phiến quân kéo dài thời gian, để chờ phản ứng của các bên, đặc biệt là phía Thổ Nhĩ Kỳ – những người đã đàm phán trực tiếp với họ. Tuy nhiên, chính phủ Syria hôm qua (15/10) mới là người lên tiếng trước tiên.
Ngoại trưởng Syria Walid Al-Moualem cho biết: “Chúng ta không thể giữ sự im lặng trước tình hình hiện tại ở Idlib nếu Mặt trận Al-Nusra từ chối tuân thủ thỏa thuận. Chúng tôi sẽ đợi, nhưng đồng thời lực lượng vũ trang của Chính phủ đã sẵn sàng xung quanh Idlib”.
Video đang HOT
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Syria cho biết, nước này đang đợi đồng minh Nga đánh giá tình hình thực tế việc tuân thủ thỏa thuận của các nhóm phiến quân để đưa ra quyết định của mình.
Trên thực tế, ngoài nhóm Hay’et Tahrir al-Sham, vẫn còn có những nhóm thánh chiến cực đoan khác tuyên bố không tuân thủ thỏa thuận của Nga – Thổ về việc thành lập vùng phi quân sự như nhóm Hurras al-Deen và Ansar al-Islam. Những ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực thuyết phục các nhóm này rút quân để ngăn chặn một cuộc tấn công quy mô lớn của chính phủ Syria.
Nếu sự thuyết phục này không đạt kết quả, Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đối lập Syria được Ankara hậu thuẫn – là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF), sẽ buộc tấn công các nhóm phiến quân này để bảo vệ thảo thuận với Nga. Còn không, chính phủ Syria và đồng minh Nga sẽ buộc phải tự tay sử dụng giải pháp quân sự để giải phóng Idlib – điều mà có thể sẽ gây ra một thảm kịch nhân đạo quy mô lớn. Tuy nhiên, dư luận vẫn hi vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hành động để duy trì thỏa thuận với Nga không bị đổ vỡ
Theo Đình Nam
VOV1
Chiến trường Syria: Mỹ bất ngờ bị tấn công táo tợn
Lực lượng được Mỹ hậu thuẫn đã đẩy lùi một cuộc đột kích bất ngờ của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhằm vào các doanh trại có quân Mỹ và Pháp đóng ở chiến trường phía đông Syria. Thông tin này do Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cung cấp ngày hôm qua (18/8).
Căn cứ của liên quân vừa bị IS tấn công
Lực lượng Dân chủ Syria và liên quân do Mỹ dẫn đầu đã được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi IS thực hiện cuộc tấn công táo tợn chiều hôm 17/8 nhằm vào mỏ dầu Omar ở tỉnh phía đông Deir Ezzor, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho hay.
"Cuộc tấn công nhằm vào khu doanh trại trong mỏ dầu. Đây là nơi các lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu và giới tướng lĩnh chỉ huy của Quân đội Syria Tự do đóng quân", người đứng đầu Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria - ông Rami Abdel Rahman cho biết.
7 chiến binh khủng bố đã bị tiêu diệt trong cuộc tấn công. Cuộc tấn công này kết thúc lúc rạng sáng ngày 18/8 sau các cuộc giao tranh ác liệt gần khu doanh trại, ông Rahman cho biết thêm.
Hiện tại, liên quân do Mỹ dẫn đầu và Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd chỉ huy chưa đưa ra lời bình luận gì về các thông tin nói trên.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Lực lượng Dân chủ Syria đã chiếm quyền kiểm soát mỏ dầu Omar - một trong những mỏ dầu lớn nhất ở Syria. Theo báo cáo kinh tế hàng tuần mang tên Báo cáo Syria, sản lượng trước chiến tranh của mỏ dầu Omar là 30.000 thùng dầu/ngày.
"Đó là cuộc tấn công lớn nhất kiểu này kể từ khi mỏ dầu Omar biến thành một căn cứ của liên quân" sau khi Lực lượng Dân chủ Syria chiếm được nó, ông Abdel Rahman cho hay.
IS đã tràn vào chiếm đóng những khu vực lãnh thổ rộng lớn ở Syria và nước láng giềng Iraq vào năm 2014 và tuyên bố thành lập cái gọi là "nhà nước Hồi giáo" ở những vùng lãnh thổ chúng chiếm đóng.
Tuy nhiên, đến nay, IS đã mất gần như tất cả các vùng lãnh thổ chúng chiếm đóng trong những cuộc tấn công dồn dập và quyết liệt của quân đội hai nước Syria và Iraq.
Ở chiến trường Syria, hai chiến dịch quân sự riêng rẽ - một do Lực lượng Dân chủ Syria tiến hành dưới sự hậu thuẫn của Mỹ và một do quân đội Syria thực hiện dưới sự hỗ trợ của Nga, đã khiến cho IS thất bại thê thảm, khiến chúng mất gần hết các khu vực lãnh thổ từng có trong tay và giờ đang bị dồn vào đường cùng.
Aleppo hồi phục sau chiến tranh
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Syria, thành phố Aleppo - nơi từng là trung tâm công nghiệp và thương mại của đất nước Syria, đang dần trở lại cuộc sống bình thường sau nhiều năm chiến tranh và bị chiếm đóng bởi lực lượng chiến binh.
Thành phố cổ Aleppo chứng kiến nhiều năm diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa quân chính phủ và các nhóm chiến binh khác nhau ở Syria. Vào tháng 12/ 2016, tất cả các thành phố của Aleppo đều đã được quân đội Syria giải phóng và người dân bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường, yên bình.
Trong khi các khu vực dân cư ở Aleppo phải hứng chịu sự tàn phá lớn thì các ngành công nghiệp ở thành phố này dường như phải chịu tình cảnh tồi tệ hơn. Bước chiến tranh, Aleppo là khu vực chiếm 1/3 nền công nghiệp của toàn bộ đất nước Syria và hiện tại toàn bộ các nhà máy ở thành phố này đều bị phá hoại ở mức độ nhất định trong cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm qua.
Các phóng viên quốc tế vừa có chuyến thăm đến một nhà máy dệt quan trọng ở Aleppo. Nhà máy này đã phải ngừng hoạt động vì sự phá hoại của lực lượng chiến binh. Hiện tại, nhà máy dệt đã được đưa vào hoạt động trở lại nhưng vẫn chưa thể trở về hoạt động sản xuất như trước.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo Trí thức trẻ
Quân đội Syria ra tối hậu thư cho khủng bố ở Idlib Chế độ Assad mạnh mẽ đe dọa khởi động cuộc tấn công vào tỉnh Idlib ở Tây Bắc Syria sau khi các chiến binh trong khu vực không chịu rút khỏi vùng phi quân sự, thách thức thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Syria. Các chiến binh khủng bố ở Idlib đã không thực thi việc rút khỏi khu vực phi quân...