“Chảo lửa” Azerbaijan và Armenia: Nguy cơ hình thành Syria thứ hai từ mâu thuẫn kéo dài 100 năm
Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, 2 quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết tái bùng phát, vùng Nagorno – Karabakh đứng trước nguy cơ trở thành một Syria mới.
Xung đột vũ trang giữa Azerbaijan và Armenia tại vùng Nagorno – Karabakh đã bước sang ngày thứ năm. Đây là cuộc chiến có quy mô lớn nhất, nghiêm trọng nhất giữa hai nước kể từ sau cuộc chiến năm 1992-1994 đến nay. Các vũ khí hạng nặng gồm xe tăng, đại bác, tên lửa, máy bay đã được sử dụng.
Các thông tin cho biết, ít nhất 96 người, trong đó có 11 thường dân đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh giữa quân ly khai Armenia ở Nagorno-Karabakh và Azerbaijan. Con số thiệt hại thực sự có thể lớn hơn rất nhiều. Ngày 30/9/2020, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết, quân Armenia bị thiệt hại nặng nề với 2.300 người chết và bị thương, 130 xe bọc thép và hệ thống phòng không S-300 của lực lượng vũ trang Armenia đã bị phá hủy ở Nagorno-Karabakh.
Trong khi đó, Thư ký Báo chí của Bộ Quốc phòng Armenia cho biết, thiệt hại của phía Armenia gồm 48 binh sĩ thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương. Yerevan tuyên bố, phía Azerbaijan mất khoảng 200 binh sĩ. Lực lượng Karabakh đã bắn hạ 2 máy bay không người lái ở Stepanakert, 5 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Đến nay, các cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra ác liệt dọc theo biên giới Azerbaijan-Armenia và vùng Nagorno-Karabakh. Các bên đều tuyên bố tổng động viên và tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Phản ứng quốc tế
Phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định tiếp tục ủng hộ tuyệt đối Azerbaijan trong các trận chiến với Armenia, đồng thời đặt điều kiện cho một lệnh ngừng bắn ngừng bắn là các lực lượng Armenia phải rút khỏi Nagorno-Karabakh và các vùng đất khác của Azerbaijan.
Ông Erdogan nói không chấp nhận Mỹ, Nga và Pháp tham gia vào các nỗ lực để đạt được một lệnh ngừng bắn, “vì những nước này đã không hề quan tâm tới vấn để ở đó trong suốt 30 năm nay”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định tiếp tục ủng hộ tuyệt đối Azerbaijan trong các trận chiến với Armenia. Ảnh: Caspian News
Mỹ, Nga và Pháp – những thành viên của nhóm Minsk thành lập năm 1992 với sứ mệnh trung gian hoà giải để tìm ra giải pháp hòa bình cho khu vực Nagorno- Karabakh, đã ra tuyên bố kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức giữa Azerbaijan và Armenia.
Về phần mình, Tổng thống Armenia Armen Sarkisian tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan, can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột và khẳng định nước ông không muốn xung đột leo thang, nhưng không cho phép một cuộc diệt chủng thứ hai chống lại người Armenia, sẵn sàng chấp nhận sự hòa giải của Nga để đối thoại với Azerbaijan.
Chủ tịch Hội đồng Bảo anAbdu Abarri đã bày tỏ lo ngại về báo cáo chiến sự quy mô lớn ở khu vực xung đột ở Nagorno-Karabakh, kêu gọi Armenia và Azerbaijan ngừng bắn ngay lập tức và bắt đầu các cuộc đàm phán thực chất mà không cần điều kiện tiên quyết, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với vai trò trung tâm của nhóm hoà giải Minsk.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ngày 29/9/2020, đã họp kín khẩn cấp để thảo luận về tình hình. Một tuyên bố được đưa ra vào cuối cuộc họp, nêu rõ: “Các thành viên Hội đồng Bảo an lên án nghiêm khắc việc sử dụng vũ lực và lấy làm tiếc về thiệt hại nhân mạng của thường dân. HĐBA ủng hộ lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ yêu cầu cả hai phe lâm chiến ngưng ngay lập tức các trận đánh, giảm căng thẳng và nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán mang tính xây dựng”. HĐBA cũng khẳng định hoàn toàn ủng hộ Mỹ, Nga và Pháp, thuộc nhóm hoà giải Minsk.
Đối với Liên minh châu Âu (EU), người phát ngôn Ủy ban Châu Âu Peter Stano tuyên bố “yêu cầu tất cả mọi người làm mọi thứ có thể để ngăn chặn chiến tranh bùng nổ. Đức, nước giữ chức Chủ tịch 6 tháng của EU nói, tình hình rất đáng lo ngại, yêu cầu cả hai bên ngừng bắn ngay lập tức và quay trở lại đàm phán”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng các cuộc khủng hoảng khu vực, bao gồm xung đột ở Nagorno-Karabakh, không thể được giải quyết nếu không có sự tham gia của Nga. Ông Macron cũng cho biết bản thân đã có kế hoạch thảo luận về tình hình ở Nagorno-Karabakh với Tổng thống Nga và Mỹ thuộc nhóm hoà giải Minsk.
Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm với Tổng thống Armenia, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp kêu gọi các bên kiềm chế, ngừng bắn và trở lại bàn đàm phán. Bộ Ngoại giao Nga cho biết “Những tuyên bố gây hấn của bên thứ ba liên quan đến Karabakh là không mang tính xây dựng, vô trách nhiệm và gây bất ổn tình hình ở Caucasus”.
Trong một diễn biến khác, ngày 30/9, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã tuyên bố việc xem xét khả năng công nhận nền độc lập của Nagorno-Karabakh. Ông cho rằng mục tiêu của Armenia là thiết lập hòa bình lâu dài trong khu vực, không muốn xung đột Nagorno-Karabakh lặp lại sau 2 hoặc 3 năm nữa và Armenia sẽ không bao giờ hành động gây tổn hại đến lợi ích quốc gia của Azerbaijan và Nagorno-Karabakh.
Nguồn gốc lịch sử vấn đề Nagorno- Karabakh
Azerbaijan và Armenia trước đây là hai nước cộng hoà thuộc Liên bang Xô Viết. Khu vực Nagorno-Karabakh có diện tích khoảng 4.800 km2, dân số ước tính khoảng 180.000. Mặc dù vùng này nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Azerbaijan, nhưng hầu hết cư dân sinh sống tại đây lại là người Armenia.
Vấn đề Nagorno-Karabakh có nguồn gốc lịch sử hết sức phức tạp. Trước năm 1812, vùng Transcaucasia thuộc Ba Tư (Iran). Theo Hiệp ước hoà bình ký ngày 24/10/1813 giữa Đế chế Nga và Iran sau cuộc chiến tranh Nga-Ba Tư lần thứ nhất, khu vực này được trao cho Nga. Sau khi đế chế Nga sụp đổ năm 1918, khu vực Transcaucasian đã tuyên bố thành lập các quốc gia độc lập. Azerbaijan được hình thành như một nhà nước phần lớn nhờ vào tình huynh đệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ đặc biệt này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Hội Quốc Liên, tiền thân của LHQ, vào thời điểm đó đã không công nhận Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan, cho rằng quyết định của mình như vậy là do Azerbaijan có yêu sách về lãnh thổ đối với Karabakh.
Video đang HOT
Azerbaijan, mong muốn mở rộng lãnh thổ bằng cách dựa vào chính sách thanh lọc sắc tộc của đế chế Ottoman đối với dân bản địa Armenia. Đến năm 1918, tại Tây Armenia, lúc đó là một bộ phận của Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) cuộc diệt chủng người Armenia (1915-1918) vẫn tiếp tục. Theo nhiều nguồn khác nhau, hơn 1,5 triệu người Armenia đã bị giết.
Vào thế kỷ IV trước Công nguyên, thời vương quốc Armenia, Karabakh là một vùng thuộc lãnh thổ Armenia. Năm 1918, phần đông dân số khu vực này là người Armenia. Do đó, Karabakh muốn sáp nhập vào Cộng hòa Armenia, nước đã khôi phục nền độc lập của mình vào năm 1918.
Hai năm sau, năm 1920, Hồng quân nước Nga Xô Viết tiến vào và kiểm soát Transcaucasia. Trong khuôn khổ dự án quốc gia của Liên Xô, các biên giới của nước cộng hòa Transcaucasia đã được hoạch định.
Khi đó ban lãnh đạo Liên Xô đã quyết định Nagorno-Karabakh và Nakhichevan thuộc về Azerbaijan. Và đây là quyết định gây ra tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia cho đến tận bây giờ.
Lực lượng Azerbaijan pháo kích trong xung đột với Armenia. Ảnh: BQP Azerbaijan
Một điểm đáng chú ý, ngày 4 /7/1921, Văn phòng Transcaucasia của Đảng Cộng sản Liên bang Nga quyết định Karabakh và Nakhichevan (nay thuộc về Azerbaijan) là một phần không thể tách rời của Armenia.
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, dưới áp lực của Joseph Stalin, họ đã đưa ra quyết định ngược lại – “vì lợi ích hòa bình lâu dài giữa người Armenia và người Hồi giáo, cũng như liên quan đến các yếu tố kinh tế, Nagorno-Karabakh và Nakhichevan là một phần không thể tách rời của Azerbaijan và cho họ khả năng lập quy chế tự trị”. Người dân Karabakh không đồng ý với quyết định này của Stalin.
Vấn đề sáp nhập Nagorno-Karabakh vào Cộng hoà XHCN Xô Viết Armenia (ArSSR) cứ 10 năm lại nêu ra một lần. Nhưng tất cả đều không được chấp nhận.
Người Azerbaijan, Kurds, Yezidis đã được đưa đến định cư tại đây. Nếu năm 1923, dân số Karabakh là 180.000 người, trong đó có khoảng 170.000 người Armenia; đến năm 1989, theo cuộc điều tra dân số cuối cùng của Liên Xô, trong số 180.000 người sinh sống ở đó, chỉ có 150.000 người Armenia.
Năm 1985, Mikhail Gorbachev đưa ra chính sách “Perestroika”. Năm 1987-1988, các đại diện của Karabakh đã gửi công văn lên ban lãnh đạo Liên Xô, đề nghị cho chuyển khu vực này từ Azerbaijan sang Armenia, nhưng không được chấp nhận. Năm 1991, Liên Xô tan rã, khu vực này tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan với tên gọi Cộng hòa Nagorno-Karabakh. Nước Cộng hoà này không được ai công nhận.
Theo hiến pháp Liên Xô, khi một nước cộng hòa rời khỏi Liên bang, nước đó có quyền tự quyết. Tháng 12/1991, trong một cuộc trưng cầu ý dân, người dân Karabakh đã bỏ phiếu đồng ý thống nhất với quê hương lịch sử Armenia của họ. Gorbachev gọi đó là nhát dao sau lưng. Với sự hỗ trợ tích cực của quân đội Liên Xô, cảnh sát cơ động Azerbaijan đã thực hiện “Chiến dịch Vành đai”, mục tiêu nhằm thanh lọc sắc tộc người Armenia khỏi Nagorno-Karabakh. Sau khi buộc trục xuất người Armenia khỏi Gatshen, vùng Shahumyan, các cuộc xung đột vũ trang bùng nổ. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không còn thời gian quan tâm đến vấn đề Nagorno-Karabakh nữa.
Năm 1992, quân Azerbaijan đánh chiếm 45% lãnh thổ Karabakh. Năm 1994, Armenia, Azerbaijan và Nagorno-Karabakh Azerbaijan đã đàm phán và đật được thỏa thuận ngừng bắn ký tại Bishkek. Baku chính thức vẫn coi khu vực này là một vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Từ năm 1992 đến năm 1994, Azerbaijan đã tìm cách đưa nước cộng hòa tự xưng này về dưới quyền kiểm soát của mình. Cuộc chiến tranh quy mô lớn đã bùng nổ giữa Azerbaijan và Armenia. Trong cuộc chiến này, quân đội Armenia đã nắm quyền kiểm soát một số vùng của Azerbaijan trước khi xảy ra xung đội không thuộc quyền tự trị Nagorno-Karabakh gồm toàn bộ Kelbajar, Lachin, Kubatlin, Jebrail, Zangelan và một phần của Aghdam và Fizulin. Phần còn lại khoảng 15% Nagorno-Karabakh vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Baku.
Kịch bản nào cho cuộc xung đột?
Thứ nhất, đáp ứng lới kêu gọi của LHQ, nhóm hoà giải Minsk, Liên minh châu Âu (EU) và các nước trong cộng đồng quốc tế, cả Armenia và Azerbaijan có khả năng sẽ đồng ý giảm căng thẳng và tiến tới ngừng bắn.
Thứ hai, không loại trừ xung đột có thể vượt quá tầm kiểm soát. Nguy cơ leo thang và đẩy cuộc xung đột vào bên trong lãnh thổ Armenia vẫn còn do Thổ Nhĩ Kỳ can dự mạnh mẽ và đứng hẳn về phía Azerbaijan. Kể từ khi bùng nổ xung đột hồi tháng 7 vừa qua, Ankara đã can dự rất tích cực vào cuộc xung đột Nagorno-Karabakh, các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ luôn luôn kêu gọi giúp đỡ Azerbaijan trong cuộc chiến chống lại Armenia.
Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng, mặc dù tuyên bố hết sức mạnh mẽ, sẵn sàng chiến đấu đến cùng, nhưng cả hai bên hầu như không có đủ nguồn lực cho một cuộc chiến toàn diện và lâu dài. Nền kinh tế của Azerbaijan khá ổn định, nhưng các hoạt động quân sự dọc theo suốt chiều dài biên giới cho đến khi đạt được mục tiêu cuối cùng là hết sức tốn kém cả về nhân lực và tài chính. Do đó, các hành động hiện tại của Baku rất có thể theo đuổi các mục tiêu chiến thuật, cụ thể là việc lấy lại một phần lãnh thổ của Azerbaijan. Về việc này, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết họ đã giành lại được 10 ngôi làng ở các khu vực của Azerbaijan từ tay quân Armenia.
Tuy nhiên, nguy cơ xung đột vẫn còn hiện hữu do cả Azerbaijan và Armenia vẫn tiến hành động viên quân sự trên quy mô lớn. Mặt khác, không bên nào có thể coi mình là bên thua trong cuộc xung đột. Đặc biệt, những thắng lợi mà Azerbaijan tuyên bố không thể không có sự đáp trả của Armenia và những nỗ lực của họ nhằm lấy lại những vùng lãnh thổ vừa bị Azerbaijan chiếm. Trong bối cảnh khó khăn nội bộ chính trường trong nước, chính phủ Armenia hiện nay phải giành được một thắng lợi nào đó trong cuộc xung đột với Azerbaijan.
Bên ngoài, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Azerbaijan và gia tăng ảnh hưởng của Ankara tại khu vực Caucasus. Nga ở trong một tình huống phức tạp, vì nước này là một bên đóng vai trò hết sức quan trọng trong khuôn khổ ba bên Nga-Armenia-Azerbaijan, cũng như trong khuôn khổ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), nơi Pháp và Mỹ đang cố gắng tìm ra một công thức thoả hiệp nhằm giải quyết cuộc xung đột Nagorno-Karabakh. Moscow hiện không có con bài nào đối với các bên xung đột.
Vấn đề Nagorno-Karabakh kéo dài hơn 100 năm không dễ gì giải quyết một sớm một chiều. Rất nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu đã nổ ra, không những không giải quyết được các tranh chấp mà còn khoét sâu thêm mối hằn thù dân tộc giữa người Armenia và người Azerbaijan. Trở lại bàn đàm phán là con đường duy nhất để tránh đổ máu và tìm ra một giải pháp đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên liên quan.
So sánh lực lượng giữa Azerbaijan và Armenia
Azerbaijan
Diện tích: 86,6 nghìn km2
Dân số: 10 triệu người
Quân đội: Xếp thứ 64 trên thế giới
Ngân sách quốc phòng: 2,8 tỷ USD
Quân số: 300 ngàn người, trong đó biên chế chính quy 126 ngàn người
Không quân: 147 máy bay
Xe tăng: 570 chiếc
Xe bọc thép: 1451 chiếc
Tàu chiến: 31 chiếc
Tàu ngầm: 4 chiếc
Tàu tuần tra: 14 chiếc
Tàu phá mìn: 7 chiếc
Armenia
Diện tích: 29,7 nghìn km2
Dân số: 2,95 triệu người
Quân đội: Xếp thứ 111 trên thế giới
Ngân sách quốc phòng: 1,3 tỷ USD
Quân số: 200 ngàn người, trong đó biên chế chính quy 45 ngàn người
Không quân: 64 máy bay
Xe tăng: 110 chiếc
Xe bọc thép: 748 chiếc
Pháo tự hành: 38 khẩu
Pháo chiến trường: 150 khẩu
Bệ phóng tên lửa: 68
Armenia không có hạm đội hải quân
Tiêu đề do tòa soạn đặt lại
Pháp nói phiến quân Syria tham chiến ở Nagorno-Karabakh
Tổng thống Pháp Macron cho biết các tay súng Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ đã tới tham chiến tại Nagorno-Karabakh, nơi xảy ra giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan.
"Chúng tôi hôm nay nhận được thông tin cho thấy những tay súng thuộc các nhóm phiến quân Syria đã quá cảnh tại Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ để tới chiến đấu ở Nagorno-Karabakh", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói khi dự hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels ngày 1/10.
Macoron cảnh báo đây là "một diễn biến mới rất nghiêm trọng", cho biết đã đồng ý với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc "trao đổi tất cả thông tin họ có" về tình hình giao tranh quanh Nagorno-Karabakh và đưa ra những kết luận cần thiết.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu, ngày 1/10. Ảnh: AFP.
Armenia cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa lính đánh thuê đến hỗ trợ đồng minh Azerbaijan trong xung đột tại Nagorno-Karabakh. Đài Quan sát Nhân quyền Syria, đặt trụ sở tại London, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ tuyển mộ ít nhất 300 tay súng từ Syria. Tuy nhiên, Azerbaijan bác bỏ thông tin sử dụng lính đánh thuê nước ngoài và khẳng định quân đội nước này đủ sức "giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng".
Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hỗ trợ Azerbaijan bằng mọi biện pháp, song phủ nhận trực tiếp tham gia xung đột quanh khu vực Nagorno-Karabakh. Tổng thống Pháp Macron hồi đầu tuần lên án "những tuyên bố liều lĩnh và nguy hiểm" của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn thể hiện sự ủng hộ với Azerbaijan.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ nhận được tin về lính đánh thuê được tuyển mộ từ Syria và Libya tham gia vào giao tranh ở khu vực Nagorno-Karabakh. Nga khẳng định sự hiện diện của "các đơn vị vũ trang bất hợp pháp" sẽ gây ra rủi ro an ninh lâu dài cho tất cả quốc gia lân cận.
Pháp, Nga và Mỹ là đồng chủ tịch của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, được thành lập năm 1992 để làm trung gian hòa giải cuộc xung đột kéo dài tại Nagorno-Karabakh. "Chúng tôi kêu gọi các lực lượng quân sự liên quan chấm dứt ngay hành động thù địch", tuyên bố chung ngày 1/10 của Pháp, Nga và Mỹ về Nagorno-Karabakh cho biết.
Nhóm Minsk kêu gọi Armenia và Azerbaijan "cam kết không chậm trễ trong nối lại các cuộc đàm phán thực chất, thiện chí và vô điều kiện" theo khuôn khổ tiến trình Minsk.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh tại Nagorno-Karabakh gần đây làm dấy lên lo ngại nguy cơ bùng phát chiến tranh toàn diện, khi các bên tham chiến đều tìm kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Điều động tên lửa Tochka-U, Syria đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga muốn tổ chức hòa đàm Ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho rằng, Lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong các trận chiến ở đường giới tuyến với Nagorno-Karabakh. Baku cho rằng, Yerevan đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong xung đột Armenia-Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh. (Nguồn: Mil.ru) Đại diện Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế

Tàu container tự hành của Trung Quốc mở rộng thử nghiệm trên biển

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

Chủ tịch Hạ viện Mỹ tuyên bố 'không còn hứng thú' với dự luật viện trợ mới cho Ukraine

Tỷ phú Elon Musk có thể sắp làm được điều không tưởng với mạng xã hội X

Quan chức Mỹ đề nghị Tổng thống Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản

Sau tháng đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump, các thị trường phản ứng ra sao?

Thừa nhận cay đắng của Ukraine liên quan viện trợ vũ khí của Mỹ

EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại
Tin nổi bật
08:57:34 22/02/2025
"Ẩm" sợ nhất 3 món ăn này: Người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên ăn để tăng cường tỳ vị, trừ ẩm
Ẩm thực
08:31:08 22/02/2025
Jisoo (BLACKPINK) bật mí về người đàn ông trong mơ
Sao châu á
08:30:04 22/02/2025
Chuyện gì đang xảy ra khiến Hoa hậu Thuỳ Tiên bị phản đối?
Tv show
08:26:18 22/02/2025
Nhan sắc của Ariana Grande trên thảm đỏ gây chú ý
Phong cách sao
08:22:58 22/02/2025
Sao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡ
Sao việt
08:20:40 22/02/2025
Quần ống rộng, váy dài và giày cao gót là bảo chứng cho mọi phong cách
Thời trang
08:18:50 22/02/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 2: Cậu ấm Nguyên đối đầu với chú ruột, bị mắng "tầm nhìn hạn hẹp, chỉ giỏi phá"
Phim việt
08:17:20 22/02/2025
Đắp mặt nạ từ quả bơ hàng ngày có tốt không?
Làm đẹp
07:54:02 22/02/2025
Khách du lịch ưu tiên những khám phá và trải nghiệm khác biệt trong năm 2025
Du lịch
07:49:48 22/02/2025