“Chảo lậu” tràn ngập vùng cao xứ Thanh
Địa hình phức tạp khiến sóng truyền hình không thể phủ tới được. Người dân ở các huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa muốn xem được các kênh truyền hình TW chỉ còn cách sử dụng “chảo lậu”.
Huyện miền núi Mường Lát là huyện xa xôi nhất của tỉnh Thanh Hóa, đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Nhiều bản nằm cách xa trung tâm huyện sóng Phát thanh – Truyền (PT-TH) hình vẫn chưa thể đến được với người dân nơi đây.
Chảo lậu không có nguồn gốc xuất xứ tràn ngập các bản làng ở các huyện vùng cao xứ Thanh.
Lâu nay, người dân ở các xã vùng cao này muốn xem được truyền hình phải dùng hệ thống chảo thu có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Hầu hết các loại chảo thu này đều được bán trôi nổi trên thị trường mà không có cơ quan chức năng nào kiểm tra xử lý.
Ông Phạm Bá Điểm, Phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết: “Hầu hết người dân ở đây muốn xem được truyền hình đều phải dùng chảo để thu sóng. Các loại chảo này đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Huyện Mường Lát có một đài PT-TH với 5 trạm thu phát lại là: Pù Nhi, Trung Lý, Tén Tằn, Quang Chiểu và đài Trung tâm đặt tại thị trấn. Trong 5 trạm này thì chỉ có trạm trung tâm huyện mới phát được nhiều kênh truyền hình của TW như: VTV1, VTV2, VTV3, Đài PT-TH Thanh Hóa, còn các trạm khác chỉ phát được một kênh duy nhất”.
“Đài trung tâm của huyện phát được nhiều kênh truyền hình TW nhưng bán kính cũng không được rộng do địa hình có nhiều đồi núi hiểm trở, nhiều vùng lõm khiến cho sóng không phủ tới hết được. Còn các đài khác thì chỉ xem được một kênh thường xuyên nhất và VTV1. Trên địa bàn huyện Mường Lát hiện tại có 35 nghìn dân với hơn 6 nghìn hộ thì chỉ có 60% dân số là xem được các đài trên”, ông Điểm cho biết thêm.
Video đang HOT
Ngay tại trị trấn Mường Lát nơi có sóng PT-TH “chảo lậu” cũng được sử dụng rộng rãi.
Theo tìm hiểu của Dân trí tại một số xã như: Mường Lý, Pù Nhi, Trung Lý… hầu hết những hộ có tivi ở đây đều mua và sử dụng các loại chảo rẻ tiền để xem truyền hình.
Ông Bùi Văn Nhân, Phó chủ tịch xã Mường Lý, cho biết: “Do sóng truyền hình chưa phủ được tới đây nên bà con trong xã muốn xem được truyền hình thì chỉ còn cách sử dụng chảo để thu sóng. Các loại chảo này đều có nguồn gốc không rõ ràng. Loại chảo này không chỉ có giá rẻ, mua một lần rồi được sử dụng miễn phí mà còn có rất nhiều kênh khác nhau”.
Chảo khi mới mua có khi lên tới hàng trăm kênh, và ít nhất cũng thu được khoảng 30 kênh khác nhau. Xen lẫn những kênh truyền hình trong nước có cả một hệ thống những kênh truyền hình nước ngoài cũng có trong “danh sách kênh” của những loại chảo thu này.
Dọc theo con đường liên xã Trung Lý, có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều “chảo lậu” được các hộ dân ở đây sử dụng. Hay tại thị trấn Mường Lát, chảo lậu được dựng phía trên mái nhà của hàng trăm hộ dân.
Ông Hoàng Văn Dũng, Trưởng Đài PT-TH huyện Mường Lát, cho biết: “Do các trạm thu phát lại sóng PT-TH của huyện không phủ đi xa và rộng được nên các hộ có ti vi đều phải sử dụng đầu chảo. Chỉ có khoảng 10% các hộ dân dùng đầu chảo trả phí như K , VTC HD… Còn lại đều là đầu chảo không có nguồn gốc xuất xứ”.
Theo ông Dũng: “Hiện nay trên thị trường, không thấy có bán các loại “chảo lậu” mà người dân đang dùng lâu nay. Những chiếc chảo mà người dân đang dùng đều được mua từ khá lâu”.
Không chỉ người dân ở huyện Mường Lát mà hầu hết các huyện miền núi ở Thanh Hóa như: Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước… phải dùng “chảo lậu” khi muốn xem tivi. Chính vì điều này mà có thể dẫn đến rất nhiều những hệ lụy khi nhận thức của người dân còn hạn chế, không biết chọn lọc các kênh truyền hình để xem dẫn đến xem lẫn lộn các kênh truyền hình nước ngoài mà không được cập nhập tin tức, thông tin thời sự chính trị, kinh tế – xã hội trong nước đang diễn ra.
Việc người dân sử dụng chảo lậu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra những hệ lụy khó lường.
Một thực tế nữa là các loại “chảo lậu” này có thể thu và phát được hàng trăm kênh truyền hình. Trong đó có nhiều kênh từ nước ngoài nên khó có thể quản lý được hết những thông tin với nội dung xấu, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, hay những kênh sex, bảo lực… gây tâm lý cho không chỉ người lớn và cả nhưng em học sinh nhỏ tuổi khi người dân ở đây trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế.
Ông Điểm chia sẻ: “Để tránh những hệ luỵ từ các loại chảo lậu mang đến, chúng tôi rất mong các ngành chức năng sớm vào cuộc sống để có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng buôn bán chảo lậu. Đầu tư thêm để mở rộng sóng PT-TH của nhà nước, phủ thêm nhiều kênh tông tin đến với bà con vùng cao để tránh những hệ lụy từ việc sử dụng “chảo lậu” trên.
Theo Dantri
Thanh Hóa: Quyên góp quần áo, chăn ấm tặng HS, GV vùng cao
Để giúp đỡ, hỗ trợ cho học sinh và giáo viên vùng cao trong những ngày giá rét, Công đoàn ngành GD-ĐT Thanh Hóa phát động, quyên góp hàng nghìn bộ quần áo ấm, chăn ấm để tặng cho các em học sinh, giáo viên ở miền núi, vùng cao, biên giới.
Đây là một trong những hoạt động hàng năm của Công đoàn ngành giáo dục Thanh Hoá. Những ngày qua, thời tiết tại Thanh Hoá rét đậm, rét hại kéo dài, để chia sẻ với những khó khăn của các em học sinh cũng như giáo viên tại các vùng cao, vùng khó khăn, Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đang phát động phong trào quyên góp quần áo ấm, chăn ấm để tặng cho học sinh, giáo viên ở các huyện vùng cao như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước...
Trẻ em vùng cao còn nhiều khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống cũng như học tập.
Trong những ngày tới, Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa sẽ mua hơn 1.000 chiếc áo ấm để tặng cho các em học sinh tiểu học, THCS của huyện vùng cao, biên giới Mường Lát; mua 500 chiếc chăn ấm tặng cho giáo viên ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá.
Những món quà này sẽ được chuyển sớm đến với các em học sinh, giáo viên vùng cao, nơi đang chịu những đợt rét đậm, rét hại trong thời gian này.
Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá cũng đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương phải cập nhật, theo dõi tình hình thời tiết tại cơ sở thường xuyên để có phương án cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C; tăng cường kiểm tra cơ sở vật chất trường lớp học, có phương án chống rét cho học sinh.
Giữa mùa đông lạnh giá, nhưng nhiều em chỉ có những manh áo mỏng.
Đến thời điểm hiện tại, nhiệt độ ở các địa phương của tỉnh Thanh Hóa chưa xuống dưới 10 độ C, nên các em học sinh từ bậc học mầm non đến THPT vẫn đến trường học bình thường. Tuy nhiên, đối với những vùng khó khăn như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá... nhiều học sinh đến trường trong điều kiện ăn mặc thiếu thốn giữa trời đông giá rét.
Duy Tuyên
Theo dân trí
Hà Nội "vỡ mộng" dự án đổi đất lấy hạ tầng Hàng loạt tuyến đường quan trọng của Hà Nội làm theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng, sau nhiều năm thi công cầm chừng, đến nay có nguy cơ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc lập lại dự án, đàm phán lại hợp đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, thành phố có 63 dự án...