Cháo gà bà Mỹ
Hà Nội nổi tiếng với các món ăn ngon và rất đỗi bình dị. Người Hà Nội theo đó cũng có một thú ẩm thực thật bình dân. Cháo gà là một trong những thú ẩm thực rất “nhã” của người dân Hà Thành.
Cháo. Món ăn bình dị quen thuộc với mỗi gia đình trong những ngày hết gạo, khi ốm đau… Có lẽ, không có ai, từ lúc cất tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thành lại không một lần ăn cháo. Cháo thân thuộc với dân Việt hiện hữu khắp mọi miền trên đất nước phong phú về chủng loại đa dạng về cách chế biến. Cháo cũng là món dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều loại khác nhau tùy theo sở thích của từng người. Có người thích ăn cháo trai, có người thích vị nhẹ nhàng không pha trộn của bát cháo trắng, có người lại thích vị cay nồng của món cháo lươn nổi tiếng xứ Nghệ… Và mỗi khi nhắc đến cháo Hà Nội, người sành ăn lại nghĩ ngay đến gánh cháo gà bán rong của bà cụ Mỹ ở đầu phố hàng Đào xưa.
Nói là “gánh cháo gà bán rong của bà cụ Mỹ ở đầu phố hàng Đào xưa” là bởi ngày nay cùng với quá trình đô thị hóa, “Gánh cháo gà bà Mỹ” đã được nâng cấp thành “Quán cháo gà” và bán tại hai địa chỉ: số 7 Nhà Thờ và số 47A Lý Quốc Sư.
Video đang HOT
Tuy là món quà vặt phổ biến vừa sang lại vừa bình dân, nhưng để có tô cháo gà ngon không phải ai cũng nấu được. Bà Mỹ cho biết: để có bát cháo ngon phải chịu khó đầu tư thời gian, từ khâu chọn gạo đến lúc múc cháo. Gạo nấu cháo phải là gạo ngon, thêm chút gạo nếp cho thơm và có độ sánh, không nên cho nhiều vì cháo dễ vữa nếu không ăn ngay. Cháo được nấu từ hạt gạo nguyên, không giã, nấu thật nhừ cho đến khi nước cháo dềnh lên vì nhựa, không đặc quánh như dạng cháo bột.
Cũng theo bà, món cháo gà có ngon hay không trước hết là ở khâu chọn gà. Những con gà dùng để nấu cháo phải được nuôi thả trong vườn hoặc đồi núi. Bà không dùng gà tơ để làm món cháo (vì gà tơ tuy ăn rất ngon nhưng thịt gà thường nhạt và mềm) mà dùng loại gà mái vừa đẻ trứng lần đầu, có màu da vàng ươm và giòn. Cháo được ninh bằng nước xương gà đã lọc hết thịt, gạo tẻ pha nếp nương… Khi nấu, lửa than lúc nào cũng rực hồng, nồi cháo bốc hơi nghi ngút. Để có được nồi cháo ngon, người đầu bếp phải giữ cho nồi cháo luôn mới. Cháo ăn khi còn nóng, đã nguội thì bỏ đi chứ không hâm lại.
Mỗi khi có khách, tay bà thoăn thoắt cho thịt gà xé vào bát, thêm quả trứng muối, ít hành hoa, tía tô rồi múc cháo vào bát rắc tiêu, ớt lên trên. Bát cháo trắng tinh, sánh ngậy, phảng phất mùi hành hoa, tía tô, mùi cay nồng của tiêu, vị dai và ngọt của những miếng thịt gà ta…
Muốn ăn cháo gà bà Mỹ, có khi bạn phải xếp hàng đợi đến lượt. Khách đông, chủ hàng cáu, nhiều thực khách nháy mắt bảo nhau đổi tên “Cháo gà bà Mỹ” thành cháo gà bà “Quát”… Bà khó tính vậy, thế nhưng chẳng thực khách nào đủ “bản lĩnh” để từ chối mùi vị thơm ngon đặc biệt của những tô cháo nhà bà…, Danh tiếng “Cháo gà bà Mỹ” cũng được lan tryền từ đó, làm cho lượng khách đến thưởng thức cháo gà tại quán ngày càng đông.
“Cháo gà bà Mỹ” ăn với quẩy là hợp nhất. Quẩy sẽ hút nước béo của xương gà, vị ngậy của thịt gà… Và dù chỉ ăn một lần thôi, bạn cũng sẽ nhớ mãi cái vị ngọt ngọt của thịt, vị bùi bùi của rau, ròn ròn của quẩy… Chẳng thế mà nhiều người đi xa Hà Nội, khi trở về vẫn tìm đến “Cháo gà bà Mỹ” để tìm lại chút Hà Nội xưa.
Theo Monngonhanoi.com
Bột chiên - Tuy quen mà lạ
Nếu có ai đó lần đầu đến Sài Gòn hỏi tôi: "Sài Gòn có món ăn nào bình dân mà lạ không?", nhất định món đầu tiên tôi giới thiệu với người đó sẽ là "Bột Chiên Sài Gòn".
Cách đây gần 8 năm, lúc tôi mới lên Sài Gòn (SG) học, quen một người bạn SG đầu tiên, khi tôi hỏi: "SG có món ăn nào bình dân mà lạ không?", bạn tôi nheo mắt: "Để tui dẫn bà đi ăn Bột chiên". Nghe xong, tôi mắt tròn mắt dẹt: "Bột mà chiên hả? tui thấy dưới quê tui người ta chỉ dùng bột làm bánh, có ai đem bột đi chiên đâu trời". Bạn tôi phì cười, nửa đùa nửa thật: "SG mà, phải có cái lạ chứ, ăn rồi biết?".
Thế là, suốt đoạn đường "vi hành" đến quán Bột chiên, trong đầu tôi không ngừng tưởng tượng cảnh người ta đem bột đi chiên sẽ như thế nào? Sẽ ăn ra làm sao?...
"Lần đầu làm quen với Bột chiên" của tôi diễn ra trên vỉa hè bên bờ kênh Nhiêu Lộc vào một tối trời trong. Kể ra cũng khá... "rồ man tíc". Vỉa hè vắng vẻ, gió thổi hiu hiu, tiếng phừng của lửa, tiếng xèo của thức ăn - dầu mỡ, tiếng lách cách của xẻng... pha trộn nên bản hợp âm vừa đủ, không quá ồn ào, đủ để thực khách thấy vui tai mà ăn ngon miệng hơn, hào hứng hơn.
Thật bất ngờ khi tôi được "mục sở thị" món Bột chiên. Những miếng bột được nén lại vuông vắn, nhỏ nhắn, ươm vàng, đã đánh đổ mớ bột mịn màng phải dùng muỗng để xúc mới ăn được trong trí tưởng tượng nhí nhảnh của tôi. Lúc ấy, tôi lại nghĩ: "Bột mà đem chiên lên thế này ăn làm sao có mùi vị nhỉ?". Nghĩ thế, nhưng tôi vẫn ngoan ngoãn ngồi vào bàn sau khi nghe nhỏ bạn "oanh vàng thỏ thẻ": "Cho con hai dĩa 2 trứng nha dì!".
Tôi liếm môi "khởi động" khi hai dĩa thức ăn đã bày ra trước mắt. Những viên bột chiên giòn được xếp lại gần nhau, kết dính - quây quần trong miếng chả trứng được điểm một màu hành xanh tươi tắn. Phía trên một bên là màu đỏ của tương ớt, một bên là màu trắng hồng của đu đủ thái sợi (Có nơi thay thế đu đủ bằng củ cải trắng và cà rốt hoặc thêm cải xá bấu xào mỡ tỏi), kế đến là chén xì dầu nâu nâu đã được pha dấm, đường vừa miệng với chút ớt cay cay... Cuối cùng, tôi nhận ra một điều: "Bột chiên lên không phải là không có mùi vị".
Bột chiên được khởi nguồn rất bình dân, và có mặt từ chiếc xe nhỏ ven đường đến các quán ăn, nhà hàng sang trọng. Tùy từng nơi mà bột được chế biến khác nhau một chút từ nguyên liệu cơ bản là bột gạo và bột sắn - loại bột có tính mát và độ kết dính cao. Món ăn này tuy đơn giản nhưng khi nhắc đến ẩm thực SG, mấy dễ ai quên.
Năm nay, em gái tôi lên SG chuẩn bị vào Đại Học, tôi bảo nó: "Hôm nào rảnh Hai dẫn đi ăn Bột chiên SG", mắt nó tròn xoe ngơ ngác: "Ủa, bột mà cũng đem chiên sao Hai?"...
Theo MonngonSaigon.com
Hấp dẫn bò nướng lá lốt Món nướng tự thân nó đã có một sức hấp dẫn riêng khiến người ta khó lòng cưỡng lại. Từ những món sang trọng cho đến bình dân, không cần biết mùi vị ra sao, chỉ cần ngửi cũng đã đủ thèm và dường như đối với bò nướng lá lốt, sức hấp hẫn ấy còn tăng gấp bội. Thưởng thức món ngon...