Cháo đêm Sài Gòn
Sài Gòn là thành phố náo nhiệt và có nhiều hoạt động hấp dẫn, nhất là về ban đêm. Nói đến các món ăn đêm, không nơi đâu có thể sánh với Sài Gòn.
Sau những buổi đi chơi, tham gia vào các hoạt động sôi nổi, người Sài Gòn thường đi ăn đêm vừa để “chống đói”, vừa thỏa mãn thú vui lang thang ăn những món quà đêm của thành phố.
Sài Gòn có vô số món ăn đêm, người ta có thể thỏa thích chọn lựa các món như bánh mỳ Hà Nội, hủ tiếu, bò kho, bánh ướt… Và món được mọi người nhắc đến nhiều nhất là cháo. Vì cháo ăn dễ tiêu và lại vừa dễ ăn.
Riêng cháo cũng có rất nhiều loại khác nhau. Đơn giản nhất là cháo trắng hay cháo đậu đỏ (hoặc đậu xanh) được ăn kèm với thịt heo kho, trứng muối, tôm rang hoặc dưa chuột mới. Người ta thường bỏ thêm vào nồi cháo trắng vài cọng lá dứa để cháo có mùi thơm và khẩu vị hấp dẫn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn lựa nhiều món cháo khác cũng rất ngon như: cháo gà, cháo cá, cháo vịt, cháo lòng… Đặc biệt, món cháo hạt sen là một cảm giác thích thú về hương vị khi bạn thưởng thức nó vào giữa đêm như thế này.
Video đang HOT
(Ảnh: Google)
Đi ngang những quán cháo đêm, nhìn thấy màu vàng rộm của thịt gà treo trên móc, hay ngửi thấy mùi thơm ngọt của cháo được nấu lá dứa, mùi thơm của các loại rau gia vị trong món cháo cá, bạn khó có thể kìm chế được “cơn thèm” của mình. Những con phố bán cháo đêm quen thuộc ở Saì Gòn là đường Nguyễn Tri Phương (Q5), góc đường Pasteur và Nguyễn Thị Minh Khai. Thưởng thức một tô cháo cá đầy đặn, thơm ngon. Ngoài ra, bạn có thể ăn món cháo vịt ở khu Thanh Đa (Q. Bình Thạnh). Món cháo vịt là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của nhiều nhà hàng ở khu lịch Bình Quới. Ở đó, khách cũng có thể chọn nhiều món vịt khác: gỏi vịt, tiết canh, chả vịt nướng…
Ngoài các địa chỉ trên, có thể tìm thấy hầu hết các món cháo trong ở khu ăn đêm chợ bến Thành. Tại đây, các món cháo cá, cháo hải sản, cháo gà hay cháo thịt bò nấu với quả đậu rất hấp dẫn.
Theo PNO
Bánh cay Sài Gòn giữa trời đông Hà Nội
Xuất xứ từ Sài Gòn và "di cư" ra Bắc, món bánh cay nhanh chóng chiếm được sự yêu thích của mọi người bởi nó dễ làm và cũng không kén người thưởng thức.
Chỉ cần vài ba củ sắn trắng tươi rồi rửa sạch, khía dao lên vỏ theo đường vòng như rồng cuốn rồi cứ thế nhẹ nhàng bóc tách, lộ ra từng mảng sắn trắng nõn. Sau đó cắt sắn thành từng khúc dài 7-10cm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, sắn trước khi chế biến cần ngâm nước nửa ngày để giảm bớt những chất gây nặng bụng hay trạng thái "say" nhẹ. Sắn vớt ra để ráo, lấy bàn nạo nhiều lỗ nhỏ (thường dùng loại nạo dừa) và chà sắn trên mặt nạo từng đường cho đến khi thấy sợi tim cứng ở giữa khúc sắn thì bỏ đi.
Nhắc đến tên bánh, người ta có thể cảm nhận hương vị cay cay của những trái ớt tươi. Ớt tươi thái từng lát mỏng cùng với ít rau thì là, hành lá và nêm nếm chút muối trộn đều lên với sắn đã nạo. Theo những người bán hàng, muốn bánh cay khi rán có màu vàng rộm thì phải hoà sắn nạo với nước nghệ tươi, thêm một gói mì tôm bóp vụn cho bánh giòn. Như vậy, bánh sẽ có màu xanh man mát của thì là, hành lá, sắc đỏ của ớt tươi điểm xuyết và đặc biệt là màu vàng rộm khi bánh chín.
Cách làm món bánh này không quá phức tạp nhưng không phải ai làm cũng ngon. Ngoài đầy đủ gia vị bạn cần phải biết cách pha bột mì. Bột mì cần pha loãng và vừa đủ để tạo độ dính kết từng sợi sắn với nhau mà không làm bánh bị khô. Nặn bánh thành miếng hình trụ, dài khoảng 5cm, thả vào chảo ngập mỡ. Giữ lửa đều và đượm (nhưng không quá to), bánh sẽ chín rất nhanh và giòn. Vớt ra để trên một tẹo trên giá sắt để bánh bớt ngấm mỡ và ăn khi còn nóng hổi.
Tùy theo sở thích của từng người, bạn có thể chấm bánh với tương ớt. Nhưng dễ ăn hơn cả là chấm bánh cay vào nước chấm pha loãng trộn với đu đủ xanh. Như vậy ngoài vị cay đặc trưng, vị bùi ngọt của sắn, bánh còn có mùi thơm của những gia vị đi kèm. Có thể ăn bánh cay cùng với các loại bánh khác như bánh khoai, bánh ngô... Những món ăn như thế này đã trở thành "khoái khẩu" được các cô cậu học trò rất chuộng.
Bạn có thể bắt gặp và thưởng thức hương vị của món bánh cay ở bất kỳ một con phố nhỏ giữa khu dân cư Hà thành. Mùa nào cũng có khách. Nhưng thú vị hơn cả là giữa tiết trời đông lạnh của Hà Nội, được ngồi quây quần cùng bạn bè, thổi phù phù, cắn miếng bánh cay giòn tan trong miệng và chuyện trò rôm rả, quả chẳng còn gì thú vị bằng!
Theo PNO
[Chế biến]-Sườn Rim Nước Dừa Sườn là nguyên liệu chế biến được các món ăn vô cùng phong phú như món canh sườn nấu chua, sườn nướng, sườn rang... Hôm nay, mình sẽ gửi tới các bạn món sườn rim nước dừa món ăn rất dễ ăn và đậm đà. Các bạn cùng thử nhé! Nguyên liệu:Sườn non Nước dừa Hành tím, tỏi Gia vị: Dầu hào; Nước...