Chào cờ đầu năm ở cực Đông Tổ quốc và chào đón những vị khách đầu tiên
Lễ chào cờ đầu năm mới 2021 và chào đón những du khách du lịch đầu tiên đến với Phú Yên được UBND tỉnh Phú Yên tổ chức sáng 1.1.2021, tại Mũi Điện (xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa)- điểm cực Đông trên đất liền.
Lễ chào cờ đầu năm mới tại điểm cực Đông trên đất liền
Buổi lễ được tổ chức trang nghiêm với sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên, HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, lực lượng vũ trang trong tỉnh và đông đảo nhân dân tại Mũi Điện, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền của Việt Nam.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết: “Hoạt động chào cờ đón năm mới là sự kiện mở đầu trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 410 năm Phú Yên hình thành và phát triển (1611 – 2021), nhằm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào độc lập dân tộc, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tự chủ của cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và tất cả mọi công dân Việt Nam.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế phát biểu chúc mừng năm mới sau lễ chào cờ
Sự kiện này cũng đánh dấu sự khởi đầu của chuỗi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân của Phú Yên cũng như tiếp tục giới thiệu, tuyên truyền hình ảnh danh thắng quốc gia Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh nổi tiếng đến với công chúng, du khách trong nước và bạn bè quốc tế.
Cùng với lễ chào cờ đầu năm mới, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên tổ chức đón và tặng quà những du khách đầu tiên đến với danh thắng quốc gia Bãi Môn – Mũi Điện.
Tặng hoa và quà cho các vị khách đầu tiên đến Phú Yên năm 2021
Năm 2020, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên ước khoảng 900.000 lượt, trong đó khách quốc tế ước đón 7.385 lượt, doanh thu du lịch ước đạt 678 tỉ đồng.
Gửi lời chào mừng và lời chúc đầu năm tốt đẹp nhất đến các đại biểu, du khách có mặt tại danh thắng quốc gia Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế nhấn mạnh: “Năm 2021 và thời gian tới, Phú Yên chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, cải thiện hạ tầng du lịch; phát huy giá trị văn hóa di sản, xúc tiến và quảng bá du lịch; tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững; tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa và tiếp cận chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch, từ số lượng sang chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp; góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Phú Yên – Điểm đến thân thiện và hấp dẫn”.
Đoàn khách đầu tiên năm 2021 đến Mũi Điện (Phú Yên)- điểm đầu tiên đón ánh bình minh của Việt Nam
Bên cạnh đó, Du lịch Phú Yên tiếp tục các hoạt động kích cầu du lịch trong nước; khẳng định là điểm đến an toàn, thân thiện; nỗ lực cải thiện môi trường du lịch; xây dựng dịch vụ du lịch thông minh; đồng thời đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị văn hóa di sản, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực…
Đề xuất bổ sung vào quy hoạch tuyến cao tốc nối Phú Yên với Tây Nguyên
Tuyến cao tốc nối Phú Yên với Tây Nguyên dài 180 km sẽ nối từ cảng nước sâu Bãi Gốc, tỉnh Phú Yên qua Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk và kết thúc tại cửa khẩu Đăk Ruê.
Cảng Bãi Gốc thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên.
UBND tỉnh Phú Yên vừa có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ; Bộ GTVT tiến hành bổ sung quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc nối Phú Yên với Tây Nguyên vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, tuyến cao tốc nối Phú Yên với Tây Nguyên có tính chất kết nối liên vùng, đóng vai trò quyết định cho việc giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Phú Yên, Đăk Lăk và vùng duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, đảm bảo quốc phòng an ninh và ổn định chính trị trong khu vực.
Đây là tuyến giao thông kết nối với cảng biển loại II - cảng Vũng Rô (cảng tổng hợp, đầu mối địa phương), cảng Hàng không Tuy Hòa, cảng Hàng không Buôn Ma thuột, cửa khẩu quốc tế Đăk Ruê (Việt Nam - Campuchia). Tuyến đường đi qua vùng đất đai rộng lớn có nhiều tiềm năng, nằm trong tam giác phát triển kinh tế vùng Đông Bắc Campuchia, Tây Nguyên và vùng Nam Trung bộ Việt Nam.
Tuyến cũng đồng thời kết nối với các tuyến quốc lộ chính yếu và đường quốc lộ có tính chất liên vùng trong khu vực: Tuyến đường ven biển, Quốc lộ 29, Quốc lộ 1, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tuyến đường Đông Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh.
UBND tỉnh Phú Yên đề xuất, việc đầu tư tuyến đường sẽ thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030. Cụ thể, đoạn từ cảng nước sâu Bãi Gốc, tỉnh Phú Yên đến thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk (giao với đường Hồ Chí Minh) chiều dài 100 km sẽ được đầu tư xây dựng với quy mô 4 làn xe vào năm 2030; đoạn Buôn Ma Thuột (giao với đường Hồ Chí Minh) - cửa khẩu Đăk Ruê dài 80 km sẽ xây dựng theo quy mô 2 làn xe vào năm 2030.
Theo Quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 2/2/2012), trong đó xác định rõ đây là vùng kinh tế tổng hợp đóng vai trò động lực của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển; cửa ngõ giao thông về đường bộ, đường thủy và hàng không của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh của quốc gia.
Theo đó, định hướng phát triển không gian vùng như sau: Trục không gian kinh tế động lực Đông - Tây là hành lang kết nối giữa vùng kinh tế ven biển với vùng trung du miền núi phía Tây và Tây Nguyên thông qua các tuyến đường giao thông quốc gia và tỉnh lộ; trục không gian kinh tế động lực Bắc - Nam là tuyến Quốc lộ 1 liên kết vùng Nam Phú Yên và Bắc Khánh Hòa, gắn kết 2 cực động lực là Khu kinh tế Nam Phú Yên và Khu kinh tế Vân Phong.
Phú Yên: Công nhận xã Hòa Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Chiều 3/12, UBND huyện Phú Hòa (Phú Yên) tổ chức lễ công bố xã Hòa Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020. Được biết, đây là xã thứ 3 của huyện Phú Hòa, sau xã Hòa Quang Bắc và xã Hòa Quang Nam đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trao Bằng công nhận xã Hòa Thắng đạt chuẩn nông...