Chanh vốn dĩ không cần mua! Một quả chanh là có thể phát triển thành một “cây chanh vàng” ra trái quanh năm!
Chanh là loại quả gần như không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của người Việt. Thứ vị chua của chanh có thể đem đến một bát canh rau muống mà ai cũng muốn mỗi trưa hè, làm nước chấm, hay để làm nước giải nhiệt. Chỉ bỏ ra một chút công sức, bạn vừa có thể đem đến không gian xanh vừa cung cấp nguồn chanh đáng kể cho gia đình.
Niềm vui được chăm chút một mầm sống mỗi ngày và thưởng thức trái ngọt bằng chính công sức của mình chắc chắn là một trong những công thức xả stress hiệu quả nhất.
1. Chuẩn bị
Hạt giống: Không cần phải mua hạt giống tốn kém, bạn chỉ cần chọn 2 quả chanh to tròn, căng bóng để lấy hạt sau khi sử dụng.
Đất trồng: Tốt nhất là đất mùn, hoặc mụn xơ dừa (vỏ dừa xay nhỏ) trộn chung với một phần đất thịt. Nếu không bạn cũng có thể dùng đất thịt ở vườn nhà hoặc tại một số cửa hàng chuyên về cây, hoa cũng có bán đất chuyên dụng để trồng cây.
2. Tiến hành trồng:
Làm theo các bước sau để cây chanh của bạn có thể phát triển tươi tốt
- Sau khi sử dụng nước cốt 2 quả chanh, bạn nhặt riêng phần hạt rồi ngâm vào nước trong vòng 2 – 3 giờ đồng hồ.
Lưu ý chỉ chọn những hạt còn nguyên vẹn, loại bỏ những hạt đã bị bổ đôi.
- Để hạt sau khi ngâm vào giấy, thấm cho khô nước, tiếp tục bóc phần vỏ bọc bên ngoài những hạt này.
- Tiếp tục bóc phần vỏ bọc bên ngoài những hạt này, thao tác thực hiện phải thật nhẹ nhàng.
- Cho đất đã chuẩn bị sẵn trước đó vào chậu trồng cây,
- Dùng bình xịt phun sương tưới ẩm trên bề mặt rồi xếp các hạt chanh thành vòng tròn men theo thành chậu.
- Tiếp tục xếp cho đến khi hạt chanh đã kín chậu thì phủ một lớp sỏi nhỏ lên trên bề mặt để trang trí (nếu thích).
Chăm sóc mầm non
- Sau công đoạn gieo hạt, chúng ta đem chậu cây ra đặt ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát. Khoảng 3 – 5 ngày là bạn đã thấy những mầm xanh nho nhỏ nhú lên.
- Cứ khoảng 1 ngày thì dùng bình phun sương xịt nước 1 lần để giữ độ ẩm cho đất, giúp hạt mau chóng nảy mầm. Khi cây chanh đã bắt đầu lớn thì dần dần giảm số lần nước xuống để cây phát triển vừa phải.
Video đang HOT
Theo dõi chăm sóc
1. Chăm sóc mầm cây chanh trồng từ hạt
Với kỹ thuật trồng cây chanh từ hạt, việc chăm sóc tưởng như khó khăn nhưng chỉ cần để ý hàng ngày theo dõi và quan sát xem cây có bị khô hay không, có đủ ánh sáng chiếu để quang hợp hay không? Còn việc chăm sóc cực đơn giản.
Sau công đoạn gieo hạt, chúng ta đem chậu cây ra đặt ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát. Cứ khoảng 1 ngày thì dùng bình phun sương xịt nước 1 lần để giữ độ ẩm cho đất, giúp hạt mau chóng nảy mầm.
2. Chọn chậu cây thích hợp
Hãy chọn chậu lớn hơn khoảng 25% so với chùm rễ của cây. Chậu bằng đất nung là lý tưởng nhất bởi không như chậu nhựa, chúng có độ xốp và có khả năng thoát hơi nước.
Đây là yếu tố giúp cây phát triển tốt bởi chanh là loại cây không ưa giữ nước. Chất lượng và loại đất cũng là yếu tố quan trọng. Tốt nhất nên sử dụng loại đất có độ pH khoảng 5.5 đến 7. Bón phân cho cây khoảng 1 tháng một lần vào mùa phát triển (khoảng tháng 2 – tháng 3 và tháng 8 – tháng 10).
3. Cung cấp độ ẩm và nước
Nếu trồng trong nhà, độ ẩm cần thiết để cây phát triển tốt là 50%. Với những người lần đầu tiên trồng chanh thì vấn đề tưới nước cho cây thật sự rất khó khăn.
Bởi chanh là loại cây đòi hỏi phải có lượng nước phù hợp, nhiều hay ít nước đều khiến quả bị rụng, thậm chí có thể làm chết cây. Nếu đất trồng quá khô, muối có thể xuất hiện và gây hại cho rễ cây.
Vì vậy, cần phải giữ cho đất trồng luôn đảm bảo độ ẩm hợp lý. Muốn kiểm tra xem đất đã đủ độ ẩm hay chưa, bạn ấn ngón tay sâu vào đất khoảng 2 – 3 cm, nếu cảm thấy khô thì phải tưới nước ngay cho cây.
4. Kiểm soát nhiệt độ ánh sáng
Mặc dù là loại cây được trồng chủ yếu ở ngoài trời nhưng chanh lại chịu lạnh khá kém và cũng không chịu được những nơi quá nhiều gió. Vì thế chỉ nên để chanh ngoài trời khoảng 7-8 tiếng và cao điểm nhất là 12 tiếng vào những hôm trời đẹp.
Vị trí đặt chậu chanh tốt nhất là có hai mặt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở phía Đông và Nam, hoặc phía Tây và Nam. Đặt chậu cây ở vị trí nhiều ánh nắng nhất có thể.
5. Cắt tỉa cành, ngắt ngọn chăm sóc định kỳ
Tỉa cành giúp cây phát triển xum xuê và dễ sai được nhiều quả hơn. Tuy nhiên việc này chỉ nên thực hiện khi một mùa phát triển mới bắt đầu. Đặc biệt lưu ý, chỉ tỉa cành bị sâu bệnh, đã chết vì nếu tỉa cành quá nhiều có thể khiến cây ra quả còi.
Bên cạnh đó bạn cũng nên để ý một vài cành lạ, chúng thường mọc trực tiếp từ thân chính, và hút mất chất dinh dưỡng của cây nên phải cắt bỏ ngay.
Trồng chanh từ hạt nếu thực hiện công đoạn gieo và chăm sóc đúng quy trình thì sẽ nhanh chóng nảy mầm, chỉ trong vòng khoảng 3 – 5 ngày là bạn đã thấy những mầm xanh nho nhỏ nhú lên. Khoảng 1 tháng cây sẽ phát triển chiều cao tầm 10 cm, trông rất xinh xắn và hương thơm dễ chịu tỏa ngát khắp căn phòng của bạn.
Còn nếu bạn muốn cây chanh có quả hãy tiến hành sang chậu to có nhiều đất giúp cây phát triển rễ rộng, tán nhiều. Việc làm này cũng đơn giản chỉ cần cẩn thận một chút là có thể đánh cây sang chậu mới.
Theo phunugiadinh
Cách trồng dưa hấu trong chậu cực đơn giản
Kỹ thuật trồng dưa hấu trong chậu sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích mà cây vẫn có đủ điều kiện để cho ra trái mát ngọt.
Dưa hấu là loại trái cây phổ biến vào mùa hè nóng bức, không chỉ có công dụng giải khát, trị nhiệt mà dưa hấu còn đặc biệt tốt cho cơ thể với nhiều lợi ích quý giá.
Kỹ thuật trồng dưa hấu sau đây sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể trồng dưa hấu trong chậu trên ban công dưới dạng "vườn treo" dựng đứng nhé! Cực kỳ tiết kiệm diện tích, cho quả ngon ngọt mà lại đẹp mắt và độc đáo.
Chuẩn bị
Hạt giống
Hạt giống dưa hấu phải phơi dưới nắng nhẹ khoảng 2-3 tiếng. Sau đó ngâm trong nước ấm (pha 2 sôi, 3 lạnh) trong 10-12 giờ. Vớt ra rửa sạch, ủ trong khăn ấm ở mức nhiệt 28-30 độ C trong vòng khoảng 2 ngày để hạt nứt nanh.
Đất trồng
Đất cát và đất phèn phù hợp cho việc trồng dưa hấu. PH đất lý tưởng khoảng 6 - 6,8. Đất có độ mùn cao thì cây sẽ phát triển rễ nhanh và thu hoạch sớm hơn. Tránh đất nhỏ và đất sét. Ngoài ra, bạn cũng nên chăm chỉ bón thêm phân để cải thiện kết cấu đất và cung cấp chất dinh dưỡng liên tục.
Chậu trồng
Để trồng dưa hấu trong chậu thành công và thu hoạch được trái to, bạn phải chọn chậu trồng đủ lớn, chứa được nhiều đất giúp cây phát triển mạnh. Loại quả này lớn rất nhanh và cần nhiều nước, vì vậy bạn cần chậu to với thể tích 18 lít và lỗ thoát nước phía dưới. Đổ đầy đất trồng tơi xốp và nhiều dinh dưỡng vào trong chậu.
Không gian
Dưa hấu là loại cây ưa nắng, thích hợp trồng ở ban công, vườn mái hoặc trên vách tường nhà cũng là lựa chọn không tồi. Nhưng nhất thiết không gian phải có độ cao tối thiểu khoảng hơn 1 mét đảm bảo để cây phát triển, sinh sôi.
Hướng dẫn cách trồng dưa hấu
Gieo hạt trực tiếp xuống đất ẩm, sâu khoảng 1 đốt ngón tay. Bạn có thể lựa chọn gieo hạt trực tiếp vào chậu hoặc ươm vào bầu đất cho đến khi cây ra 2-3 lá thật thì có thể cho vào chậu trồng.
Nếu muốn hạt nẩy mầm nhanh, bạn có thể ủ chúng trước khi gieo. Phơi hạt giống dưa ngoài nắng nhẹ vài giờ, rồi ngâm hột trong nước ấm pha tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh khoảng 2 - 3 giờ. Rửa sạch nhớt, dùng vải gói hạt đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36 - 48 giờ hạt sẽ nhú mầm.
Lúc đó, đem hạt gieo trực tiếp vào chậu trồng hoặc bầu đất. Tuy nhiên tốt hơn là ươm hạt giống trong ly nhỏ, sau 7 - 10 ngày chuyển cây con vào chậu trồng, cây sẽ khỏe và sinh trưởng mạnh.
Khi chuyển cây con từ bầu ươm ra ngoài trồng, cần phải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương bộ rễ. Đào hốc sâu 5 - 7cm, rộng 10cm, bón phân lót, đất mịn, lớp tro trấu và trồng cây non.
Khoảng 10 ngày đầu tiên, che nắng cho cây con và tưới nước bằng vòi phun nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Chăm sóc
Nước
Dưa hấu đòi hỏi nhiều nước. Bạn cần tưới nước đều 2 lần 1 ngày, tuy nhiên chú ý lượng nước tưới để không đọng nước dưới chậu bởi cây dưa hấu không chịu được nước đọng
Một khi trái cây bắt đầu hình thành, bạn giảm lượng nước tưới. Trong giai đoạn này, tưới nước cần cẩn thận và vừa phải.
Phân bón
Bổ sung các loại phân trùn quế vào thời gian đầu cho cây phát triển, lúc đậu hoa và ra trái nên mua phân hữu cơ có thêm các thành phần trung và vi lượng để giúp hoa đậu nhiều hơn và quả được to, ngon, ngọt hơn.
Cụ thể, các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Bón gốc phân lân 3 lần: khi bắt đầu trồng; 25 ngày sau khi trồng; và 50 ngày sau khi trồng.
- Bón thúc: Phân bón sinh học rất có hiệu quả trên cây dưa hấu, có thể sử dụng các loại như: Super hume, Super NPK 10-8-8, Super NPK 6-14-6, Super NPK 3-18-18, Micro Boost...để thay thế phân bón hóa học cho các lần bón thúc.
Tỉa nhánh: Trên mỗi dây dưa chỉ để 1 dây chính và 2 dây chèo. Tỉa bỏ sớm các dây nhánh khác.
Thụ phấn: Khi cây vươn dài khoảng 60 - 90cm thì bắt đầu trổ hoa. Dùng hoa đực úp vào nuốm của hoa cái để bảo đảm chắc chắn cho sự thụ phấn. Vì trái rất nặng nên khi trái đạt đường kính khoảng 10cm, bạn nên làm giá đỡ để tránh gãy cành.
Thu hoạch
Thông thường, bạn có thể thu hoạch khoảng từ 80-90 ngày sau khi gieo hạt và giữa 30 đến 50 ngày sau khi ra hoa. Sự ra hoa và trái tiếp tục kéo dài vài tuần cho đến khi thời tiết vẫn thuận lợi và bạn sẽ thu hoạch được nhiều lần.
Quả khi đã chín không có đặc điểm đặc biệt. Để xem trái cây đã chín chưa, bạn nên gõ ngón tay lên bề mặt của dưa hấu. Nếu bạn nghe thấy tiếng "bộp bộp", điều đó có nghĩa là quả đã chín.
Theo www.phunutoday.vn
2 cách trồng dưa chuột ngoài ban công cho quả sai trĩu trịt suốt mùa Nếu nhà bạn không có vườn rộng thì cũng đừng lo, với hai cách trồng dưa chuột ngoài ban công này, bạn và gia đình vẫn có dưa ngon, sạch để thưởng thức đó! 2 cách trồng dưa chuột trên ban công sai quả Cách 1: Trồng cây trực tiếp từ hạt giống Chọn hạt giống: Bạn có thể dễ dàng mua gói...