Chánh tòa bị điều tra nghi án nhận hối lộ
TAND TP Hải Phòng vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Ngô Văn Anh, thẩm phán, Chánh tòa kinh tế để phục vụ điều tra nghi án nhận “bôi trơn” 130 triệu đồng.
Ngày 28/11, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hải Phòng vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Ngô Văn Anh, thẩm phán, Chánh tòa kinh tế, TAND TP Hải Phòng để phục vụ điều tra nghi án nhận “bôi trơn” 130 triệu đồng.
Trước đó, tại bản án sơ thẩm được Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm TAND TP Hải Phòng đưa ra xét xử ngày 22/10/2010 đã quyết định buộc Công ty cổ phần 204 (trụ sở tại TP Hải Phòng) có nghĩa vụ trả lại cho ông Đồng Xuân Thép, thành viên của doanh nghiệp này, hơn 1,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, xét thấy bản án sơ thẩm của TAND TP Hải Phòng do thẩm phán Nguyễn Thị Ninh làm chủ tọa phiên tòa có “vấn đề” như đã không xem xét đơn phản tố của Công ty cổ phần 204 yêu cầu ông Thép phải trả doanh nghiệp này số tiền hơn 4,2 tỷ đồng cùng khoản lãi – là những khoản tiền ông Thép còn nợ doanh nghiệp; HĐXX phiên tòa còn chấp nhận yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu; thu thập chứng cứ chưa đầy đủ… nên HĐXX phúc thẩm của TAND Tối cao hủy bản án sơ thẩm, giao cho TAND TP Hải Phòng xét xử sơ thẩm lần 2.
TAND TP Hải Phòng, nơi thẩm phán, Chánh tòa kinh tế Ngô Văn Anh công tác.
Video đang HOT
Phiên tòa sơ thẩm lần 2, xét xử ngày 22/7/2013, do thẩm phán Ngô Văn Anh – Chánh tòa kinh tế TAND TP Hải Phòng – làm chủ tọa. Phiên tòa này đã đưa ra phán quyết ngược lại với phiên tòa sơ thẩm lần 1. Cụ thể, ông Thép không những không đòi được tiền mà phải có nghĩa vụ trả lại cho Công ty cổ phần 204 hơn 5,89 tỷ đồng gồm cả tiền nợ gốc và nợ lãi.
Sau phiên tòa, thấy kết quả bất lợi cho mình, ông Thép đã có đơn tố cáo thẩm phán Ngô Văn Anh cùng 1 vị Phó chánh án TAND TP Hải Phòng đã từng nhận khoản tiền “bôi trơn” nhưng vẫn đưa ra phán quyết bất lợi cho ông.
Cùng với đó, ông Thép còn gửi kèm theo các file ghi âm mà ông Thép cho rằng là nội dung cuộc “thương thuyết” giữa ông cùng thẩm phán Ngô Văn Anh và một vị Phó chánh án TAND TP Hải Phòng.
Theo Trọng Đức
Vụ khánh kiệt vì án oan ở Hải Phòng: Chính quyền đổ tội cho cơ quan tố tụng
Báo Lao Động số ra các ngày 16 và 23.11 đăng bài Khánh kiệt vì đòi bồi thường án oan phản ánh vụ việc ông Nguyễn Hồng Cầu, SN 1964 (thôn Thủy Hưng, xã Đông Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng) bị ngồi tù oan. Suốt 17 năm qua ông Cầu dù khánh kiệt vẫn kiên trì khiếu nại đòi bồi thường tổn thất do cơ quan chức năng gây nên.
Sau TAND Tp Hải Phòng, đến lượt UBND xã Đông Hưng (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) có văn bản trả lời phỏng vấn của PV Lao Động và một số cơ quan báo chí. Tuy vậy, công văn trả lời của chính quyền cơ sở này vẫn một mực đổ lỗi cho cơ quan khác gây nên án oan cho ông Cầu.
Văn bản trả lời do ông Nguyễn Tiến Chinh - Chủ tịch UBND xã Đông Hưng ký. UBND xã khẳng định: "Sau khi sự việc xảy ra đối với ông Nguyễn Hồng Cầu, UBND xã Đông Hưng đã báo cáo toàn bộ sự việc lên Công an hyện Tiên Lãng và Công an huyện Tiên Lãng đã tiến nhận và xử lý theo thẩm quyền. Từ đó đến nay địa phương không nhận được thông tin gì có liên quan đến ông Nguyễn Hồng Cầu bị oan sai".
Trong vụ việc này, UBND xã Đông Hưng chính là đơn vị đầu tiên có hàng loạt sai phạm từ việc tự ý thu hồi ruộng của ông Cầu một cách vô lý dẫn tới ông Cầu gặt lúa của người khác gieo trồng trên đất của mình, bị UBND xã bắt sau đó chuyển lên công an huyện xử lý, TAND tuyên phạm tội trộm cắp tài sản. Sau rất nhiều nỗ lực theo kiện, minh oan ông Nguyễn Hồng Cầu mới được TAND tối cao tuyên vô tội. Suốt 17 năm qua ông Cầu theo kiện đòi bồi thường ấy vậy mà UBND xã Đông Hưng không hề biết.
Như Lao Động đã khẳng định: Sau khi bắt giam ông Nguyễn Hồng Cầu, UBND xã Đông Hưng đã tổ chức một đoàn người đến tịch thu thóc của gia đình ông Cầu. Từ đó đến nay, dù được tuyên vô tội nhưng ông Cầu không được nhận lại một kg thóc nào từ phía UBND xã.
Trong văn bản trả lời, UBND xã Đông Hưng khẳng định "việc thu hồi thóc của nhà ông Cầu thuộc thẩm quyền của cơ quan tố tụng....Trách nhiệm thuộc thẩm quyền của các cơ quan tố tụng, địa phương không nhận được văn bản nào để giải quyết vụ án của ông Nguyễn Hồng Cầu".
Khẳng định nội dung trên, UBND xã Đông Hưng cho rằng chính quyền địa phương "vô can" trong việc gia đình ông Cầu bị tịch thu thóc.
Tuy vậy, tại các bản án sơ thẩm và phúc thẩm cả TAND huyện Tiên Lãng và TAND Tp Hải Phòng đều khẳng định: Cùng với việc bắt ông Cầu, chính quyền xã Đông Hưng đã đưa lực lượng đến, chở 9 bao thóc với trọng lượng 261kg.
Câu trả lời của UBND xã Đông Hưng cho rằng địa phương không tịch thu thóc của ông Cầu, trong khi đó các phán quyết của TAND từ 17 năm trước khẳng định như trên, vậy đơn vị nào đúng?
Ông Nguyễn Hồng Cầu sau 17 năm ròng rã theo kiện ở các cấp nhưng UBND xã Đông Hưng không hề biết rằng ông Cầu đã được TAND tối cáo tuyên vô tội. Chỉ tới khi báo chí vào cuộc, họ mới "ồ thế à!". Trả lời về trách nhiệm khi đẩy một công dân vào tù, họ một mực cho rằng mình vô can và "đá" quả bóng sang một cơ quan khác.
Với thái độ "thẳng thắn" như trên, có lẽ việc đòi bồi thường vụ án oan của ông Nguyễn Hồng Cầu còn lâu nữa mới được các cơ quan chức năng như vậy nhìn nhận, trả lời thấu đáo./.
Theo Laodong
Vụ nông dân bị tù oan: Cán bộ không bị xử lý vì đã... về hưu Liên quan đến việc một nông dân bị tù oan, 17 năm mang đơn đi kiện, PV Dân trí đã làm việc với TAND TP Hải Phòng đề nghị cung cấp thông tin về việc giải quyết hậu quả, đền bù, xử lý cán bộ gây oan sai cho nông dân này. PV Dân trí cùng một số PV báo bạn đã có...