Chanh – thuốc chống viêm, giảm ho
Chanh, cây của vùng Đông nam Á, được trồng ở tất cả các vùng nhiệt đới trên thế giới. Trong y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây chanh đều là vị thuốc tốt.
Những công dụng của chanh
Theo y học cổ truyền, quả chanh vị chua, tính bình có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây trung tiện, chữa đầy bụng. Vỏ quả chanh là nguyên liệu để sản xuất tinh dầu cho ước tắm chữa chứng hay hoảng hốt, sợ hãi, trầm uất. Hạt chanh chứa dầu béo và chất đắng chữa ho, mất tiếng, chữa ngộ độc.
Dịch chanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu, chữa cảm sốt, tiêu diệt vi khuẩn đường ruột; Lá chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết can khí.
Rễ chanh thu hái quanh năm, rễ nhỏ dùng cả; rễ to chỉ lấy vỏ. Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có công dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống, tác dụng giảm đau, thông kinh hoạt huyết.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại: Dịch quả chanh chứa acid citric, đường toàn phần, protein, dầu béo, muối khoáng, vitamin B1, C… có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu chữa cảm sốt, bệnh Scorbut thiếu vitamin C): Khi bị viêm họng, ho nhiều, lấy chanh ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần.
Chỉ cần 2 thìa súp dịch chanh hòa vào một lít nước uống đủ để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Dịch chanh còn là nguyên liệu để chế acid citric.
Về mặt mỹ phẩm, dịch chanh làm đẹp da và tóc, chữa tưa lưỡi trẻ em. Lá và búp non chanh chứa tinh dầu, xông trị cảm cúm hoặc giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng. Vỏ chanh bao gồm các enzym thiết yếu, vitamin, và khoáng chất như vitamin C, vitamin P, canxi, kali, chất xơ, limonene, axit citric, flavonoid polyphenol, và salvestrol Q40… có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đối với các bệnh lý tim mạch.
Rễ chanh, hạt chanh, lá chanh vị thuốc tốt điều trị viêm phế quản.
Thuốc từ cây chanh
Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày, ho gà, khàn tiếng: Dùng 1 trong số bài thuốc sau
Bài 1: Rễ chanh 10g, vỏ rễ dâu hoặc tầm gửi cây dâu 10g, lá trắc bá 8g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống trong ngày.
Bài 2: Rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g. Sắc uống (có thể thêm đường cho dễ uống).
Video đang HOT
Bài 3: Hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1cái, dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g. Các dược liệu cho vào máy xay sinh tố nghiền nát với 200ml nước, thêm mật ong hoặc đường kính, chia uống trong ngày.
Bài 5: Lá chanh 4g, lá táo 4g, rễ cỏ gà 4g, vỏ quýt 1g. Sắc uống.
Ảnh minh họa
Chữa đau răng, sâu răng:
Rễ chanh 12g, rễ cây cà dại 10g, vỏ cây lai 10g, vỏ cây trám 10g. Sắc lấy nước đặc, ngậm trong 5 -10 phút rồi nhổ bỏ.
Chữa cảm cúm, nhức đầu: Lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu, mỗi thứ 50g; bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu sôi rồi đem xông cho ra mồ hôi.
Chữa hắc lào, lở chốc: Dịch chanh 1 thìa cà phê hòa với bột long não 1g, rễ cây hoa bạch xà giã nhỏ bôi vào vết thương.
Trị mụn có mủ: Lá chanh, lá gai tầm xọng hoặc lá bưởi bung, tinh tre, phơi khô tán bột, rây mịn, rắc hàng ngày.
Chữa ngộ độc: Hạt chanh 10g, gừng tươi 3 lát, phèn chua 1g. Tất cả giã nhỏ, thêm nước, gạn uống làm 1 lần.
Công dụng hạt ngũ hoa là gì? Cách sử dụng hạt ngũ hoa
Rất nhiều người biết đến hạt ngũ hoa, hay còn gọi là hạt đình lịch với công dụng làm đẹp mà chưa biết rằng loại hạt này còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Hạt ngũ hoa hay còn được gọi là hạt đình lịch, có tên tiếng Anh là hygrophila salicifolia. Cây ngũ hoa mọc thẳng cao khoảng 1m, có thân nhỏ, lá nhọn dài, mọc lông ở 2 mặt lá. Hoa của cây ngũ hoa có màu vàng và tím, mọc ở ngọn. Hạt của hoa này chính là hạt ngũ hoa, có màu nâu, hình dẹt, dài khoảng 1,5 mm.
Hạt ngũ hoa chứa nhiều hợp chất ancaloid, do đó được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp và mang lại một số lợi ích về sức khỏe khác.
Công dụng của hạt ngũ hoa
1. Trị mụn nhọt, làm đẹp da
Mụn nhọt là những cục u trên da, thường chứa mủ, không chỉ gây đau đớn mà còn gây mất thẩm mỹ, giảm sự tự tin cho người bị mụn nhọt. Mụn nhọt chủ yếu là những bụi bẩn tích tụ dưới da, cộng với sự phát triển của vi khuẩn gây nên, do đó bạn sẽ rất dễ gặp phải nếu không vệ sinh da mặt đúng cách, không bảo vệ da khi đối mặt với những tác nhận như bụi, nước, không khí bẩn.
Trong khi đó, hạt ngũ hoa được biết đến với công dụng trị mụn nhọt vô cùng hiệu quả. Hợp chất ancaloid có trong hạt ngũ hoa có tác dụng trong việc trị sưng tấy, giảm viêm nhiễm tốt, nhờ đó điều trị mụn nhọt hiệu quả. Ngoài ra, hạt ngũ hoa còn có tác dụng làm mềm mịn da, trắng sáng da, giảm dầu thừa trên da, giúp da căng mịn không bị nhăn nheo xấu xí.
2. Tác dụng với sức khỏe
- Hạt ngũ hoa có thể hỗ trợ để làm giảm tình trạng cơ thể đau nhức hay ho gà, thổ huyết.
- Giúp giảm tình trạng ứ dịch đàm tại phế biểu hiện như ho có nhiều đờm, hen, đầy và tức ngực hoặc vùng hạ sườn.
- Giảm sưng viêm đối với các vết thương hở.
- Chữa phế ung, thở gấp không nằm được.
- Chữa đau răng, viêm lợi.
- Chữa phù toàn thân.
- Chữa đau nhức đầu.
- Chữa lở đầu, vảy trắng trên da đầu.
- Chữa phù thũng, tiểu khó.
- Chữa viêm phổi cấp, sốt cao, đờm nhiều, suyễn thở gấp.
Cách sử dụng hạt ngũ hoa
1. Cách sử dụng hạt ngũ làm đẹp
Để giúp trị mụn nhọt trên da, giảm sưng viêm, làm trăng da, bạn chỉ cần lấy 3 muỗng hạt ngũ hoa, đổ thêm nước ấm vào, khuấy đều và đợi đến khi hạt ngũ hoa hút hết nước, kết lại thành một cục. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này dàn đều lên da mặt, đắp khoảng 20-30 phút rồi gỡ ra, rửa sạch lại với nước ấm.
Lưu ý: Chọn hạt ngũ hoa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên đắp mặt nạ hạt ngũ hoa vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng. Không nên pha hạt ngũ hoa với nước quá nóng vì sẽ làm giảm tác dụng. Không nên đắp mặt nạn hạt ngũ hoa quá dày. Không nên đắp mặt nạ hạt ngũ hoa quá lâu. Chỉ nên đắp 1-2 lần/tuần. Trước khi đắp mặt nạ hạt ngũ hoa, nên vệ sinh kỹ càng.
2. Cách sử dụng hạt ngũ hoa để chữa bệnh
- Dùng hạt ngũ hoa để chống viêm, sưng: Ngâm hạt ngũ hoa với nước ấm cho đến khi hút hết nước, sau đó đắp lên vùng bị sưng tấy, mỗi ngày đắp 1-2 lần sẽ giúp giảm sưng, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị các vết thương bị tụ máu.
- Dùng hạt ngũ hoa chữa phế ung, thở gấp, ứ đờm, hen suyễn: Đem hạt ngũ hoa sao vàng, tán nhuyễn, trộn với mật ong rồi vo tạo thành viên nhỏ, đem sắc với đại táo rồi uống.
- Dùng hạt ngũ hoa chữa đau răng, viêm lợi: Bột ngũ hoa trộn với bột hùng hoàng, lượng bằng nhau, sau đó trộn với mỡ heo, bọc trong bông rồi ngậm vào chỗ đau răng.
- Chữa vảy trắng trên đầu: Tán nhuyễn hạt ngũ hoa thành bột rồi chấm lên da đầu.
- Chữa đau nhức đầu: Hạt ngũ hoa đem tán thành bột rồi nấu nước gội đầu.
- Chữa phù nhiều, suyễn, thở gấp, tiểu khó: Hạt ngũ hoa 45g, sao, tán bột, Hán phòng kỷ bột 60g, lấy huyết của vịt có đầu xanh lục giã nát với cái đầu ấy cho được một vạn chày, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng, nặng thì uống mỗi lần 10 viên lúc đói, nhẹ thì uống 5 viên, ngày 3-4 lần, 5 ngày thì nghỉ, khi nào thấy thông tiểu là được.
Mổ đẻ tới 6 lần: Giới hạn nào cho chị em phụ nữ Ngày nay, tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngoài lý do bắt buộc mà mẹ bầu được chỉ định phải "mổ bắt con", đã có nhiều trường hợp sản phụ và gia đình chủ động lựa chọn sinh mổ với quan niệm mong muốn...