Chạnh lòng với tháp cổ Bằng An – Di tích văn hóa lịch sử quốc gia
Đứng sừng sững giữa một vùng đất ở miền Trung, tháp cổ Bằng An được xem là công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Chăm độc nhất vô nhị tại Quảng Nam, nhưng rồi theo năm tháng, ngọn tháp cũng đi vào hoang phế…
Tháp Bằng An (người dân địa phương gọi là tháp Bàng An) là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam.Tháp thuộc địa phận xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tháp nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km, cách phố cổ Hội An khoảng 14km và cách quốc lộ 1A khoảng 1,2km. Tháp Bằng An đã được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 100-VH-QĐ ngày 21.1.1989.
Tháp Bằng An tại Điện Bàn, Quảng Nam
Về nguồn gốc tháp Bằng An, có nhiều truyền thuyết, giai thoại đẹp được truyền miệng trong dân gian Quảng Nam, có truyền thuyết nói rằng tháp được xây dựng từ cuộc thi giữa người Việt và người Chăm để tộc người nào có khả năng dựng tháp cao hơn. Người Chăm dựng tháp bằng gạch, còn người Việt dựng tháp bằng tre, kết quả tháp của người Việt cao hơn, nhưng không tồn tại được lâu thì bị đổ bởi gió bão, còn tháp gạch của người Chăm vẫn tồn tại cho đến bây giờ.
Theo tài liệu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Chămpa, tháp Bằng An được cho là xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 9 đầu thế kỷ thứ 10 dưới triều đại của vua Chămpa Bhadravarman. Giải mã nội dung trên bi ký tìm được tại tháp Bằng An, các nhà khoa học xác định chính vua Chăm Bhadravarman II đã cho xây dựng một đền thờ là Linga Paramesvara để dâng lên Isanesvara. Tháp được dùng để làm nơi thờ cúng và tế lễ của người Chăm. Bên trong tháp thờ thần Shiva – vị thần bảo vệ người dân và vương quốc Chăm.
2 pho tượng Gajasimha (tượng sư tử voi) linh vật thể hiện sự thông minh và hùng dũng của người Chămpa
Về tổng thể, Tháp Bằng An vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn những giá trị về mặt lịch sử văn hóa tín ngưỡng điêu khắc, kiến trúc của nền văn minh Chămpa.
Bi ký tại tháp Bằng An
Bằng An cũng chính là ngôi tháp duy nhất có hình bát giác còn tồn tại đến nay. Về bố cục tháp có 2 phần tiền sảnh và điện thờ. Điện thờ trong tháp Bằng An có mặt bằng bát giác, cửa ra vào từ hướng Đông. Tỷ lệ và hình dáng của điện thờ như một khối Linga khổng lồ, mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni. Bên ngoài tháp hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha (tượng sư tử voi) bằng sa thạch.
Đỉnh tháp Bằng An
Có thể coi Bằng An là một tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn nhất trong lịch sử điêu khắc Chămpa, thể hiện bộ ngẫu tượng sinh thực khí Linga – Yoni.
Tồn tại nhiều thế kỷ, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử chiến tranh loạn lạc và thiên tai bão lũ ở vùng đất miền Trung đầy khắc nghiệt nhưng tháp Bằng An vẫn đứng sừng sững với thời gian, trong khi đó nhiều quần thể di tích kiến trúc cổ Chămpa như đền tháp, thành luỹ đã dần biến mất.
Dù mang trên mình những giá trị về mặt lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc người Chăm, nhưng không có gì là bất biến theo quy luật của tự nhiên. Được người Pháp một lần trùng tu vào những năm 1940 nhưng cho đến nay tháp Bằng An cũng đã dần xuống cấp nặng nề. Sự tàn phá của thời gian, thiên tai bão lũ và chiến tranh vẫn không đáng kể bằng sự hờ hững của người đương thời đối với di tích độc đáo và quý giá này.
Video đang HOT
Tháp bị che chắn bởi những hàng cây um tùm
Đến tháp Bằng An, nhiều người không khỏi chạnh lòng với sự đìu hiu vắng vẻ ở nơi đây. Xung quanh tháp cây cối mọc um tùm, những ngọn cây xung quanh không được đốn tỉa, che phủ toàn bộ khu vực, quang cảnh bất hợp xung quanh di tích đã góp phần phá vỡ sự uy nghiêm trầm mặc của ngọn tháp cổ có đến hàng ngàn năm tuổi. Thân tháp bị dây leo um tùm xâm thực che phủ từ chân đến đỉnh.
Bên ngoài khuôn viên tháp, cánh cổng tháp im lìm dây leo phong kín, không thấy nhân viên bảo vệ hay người quản lý di tích. Nghĩa là người dân ở đây muốn làm gì cũng được. Bên trong tháp cũng không có bất cứ tấm biển ghi cảnh báo, nội quy của cơ quan quản lý đối với một di tích cấp quốc gia. Tấm biển công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia nét chữ đã mờ theo thời gian…
Một bức tượng Phật Quan âm được mang vào khu vực tháp vào dịp tết Kỷ Hợi vừa qua
Dù là tháp dùng để thờ thần Shiva – vị thần bảo vệ người dân và vương quốc Chăm (vật thờ được cách điệu bằng tượng Linga) nhưng người dân địa phương vẫn đến nhang khói theo tín ngưỡng của người Việt. Thậm chí ở đây còn xuất hiện một tượng Phật Quan Âm với nhang khói mù mịt.
Bên trong điện thờ đã bị “Việt hóa”, tượng Linga cũng bị một cái bàn bằng sắt chắn ngang che khuất
Được biết tháp Bằng An hiện nay được quản lý bởi Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan nên việc bảo vệ, bảo tồn, và phát huy những giá trị văn hóa của ngọn tháp cổ quý giá này dường như quá tầm đối với đơn vị này.
Một số hình ảnh tại tháp Bằng An:
Một góc tháp rêu phong cổ kính
Nhìn từ xa ngọn tháp đã bị hàng cây che chắn toàn bộ
Một tấm biển cổ động bên gần khu vực cổng vào tháp
Gốc cây lớn gần tháp dễ dẫn đến nguy cơ khi mưa bão gẫy đổ sẽ làm ngã tháp
Đường vào tháp Bằng An
Cổng vào tháp cổ
Mặt tiền của tháp bị cây cối che chắn, người dân địa phương cũng tự lập một bàn thờ theo tín ngưỡng của người Việt
Trạm nghỉ chân cho người tham quan, đổ nát hoang tàn
Ghế đá đầy chai nhựa
Theo motthegioi.vn
Cựu binh 83 tuổi hiến giác mạc, trao tặng ánh sáng cho 2 người
Trong những ngày tháng cuối đời trên giường bệnh, vị cựu chiến binh đã quyết định hiến đôi giác mạc của mình để mang lại ánh sáng cho người khác.
Ngày 10/7, Trung tâm Mắt thuộc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đã phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tiến hành ghép giác mạc thành công từ nguồn tạng do một người hiến tặng đã qua đời trước đó.
Người hiến tặng giác mạc là ông Nguyễn Viết Bồng (SN 1936, trú tại xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) - người đã có tâm nguyện hiến tặng giác mạc trước khi qua đời.
Mong muốn đăng ký hiến tạng giúp người được con cháu đưa ra trong những ngày cuối đời cụ Bồng nằm trên giường bệnh và được cụ gật đầu đồng ý.
Cụ Nguyễn Viết Bồng - người đã hiến tặng đôi giác mạc
Chị Hoàng Anh - con gái của cụ Bồng cho biết, cụ vốn sống nghiêm khắc nhưng là người giàu lòng nhân ái. Khi biết cụ sẽ phải tạm biệt cuộc sống trần gian, gia đình thể theo nguyện vọng tặng đôi giác mạc của cụ cho 2 người mù, vừa là mong muốn mang niềm hạnh phúc cho người ở lại và vừa để bố mình vẫn dõi theo được cuộc sống của các con.
Cụ Bồng vốn là một cựu chiến binh tham gia trong quân đội từ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ; cụ từng tập kết ra Bắc vào năm 1954 và khi nghỉ hưu, cụ tham gia làm Phó chủ tịch Hội cựu chiến Binh huyện Điện Bàn. Khi cụ qua đời, cụ có 62 năm tuổi Đảng.
Từ tấm lòng của cụ Bồng và gia đình, ngay sau khi nhận được thông tin cụ qua đời, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tới gia đình cụ để xin tiếp nhận đôi giác mạc của cụ Bồng.
Sau khi kiểm tra danh sách chờ ghép giác mạc và các chỉ số phù hợp, Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp cùng Bệnh viện Mắt Trung ương tiến hành ghép đôi giác mạc của cụ Bồng cho 2 bệnh nhân đặc biệt.
Bệnh nhân thứ nhất là ông Phan Hữu Lạc (65 tuổi), một cán bộ lão thành cách mạng. Bệnh nhân này mắc bệnh sẹo giác mạc, đây là những tổn thương ông gặp phải trong chiến tranh. Cả 2 mắt của bệnh nhân này đã bị mất thị lực hơn 30 năm trời, mọi sinh hoạt đi lại đều rất khó khăn.
Bệnh nhân thứ 2 là anh Lê Phước Hiếu (38 tuổi). Anh Hiếu bị bệnh lý viêm nhiễm giác mạc và mang cảnh mù loà từ lúc 10 tuổi. Không thể nhìn thấy nên anh đã phải bỏ học, khép lại những giấc mơ còn dang dở. Mọi sinh hoạt của anh khi đó về sau phụ thuộc chính vào người mẹ.
Giác mạc của cụ Bồng mang lại ánh sáng cho 2 người khác.
Sau 1 ngày ghép, các bệnh nhân đã được tháo băng. Theo các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, chỉ số thích ứng của của giác mạc trên bệnh nhân tiến triển tốt.
Đây là ca hiến giác mạc đầu tiên của tỉnh Quảng Nam. Trước ca hiến này, tại khu vực miền Trung mới có tỉnh Nghệ An có người hiến tặng giác mạc, các tỉnh còn lại chưa từng có ca hiến giác mạc nào thông tin tới Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và Ngân hàng Mắt Trung ương.
Thảo Nguyên - Phượng Hoàng
Theo Congly
Gay cấn cuộc truy bắt 2 tên cướp chỉ mới 15 và 16 tuổi Hai tên cướp nhí chỉ mới 15 và 16 tuổi trú huyện Điện Bàn (Quảng Nam) do lêu lổng ăn chơi đã tổ chức cướp giật tài sản của hai cô gái trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Chiều 6.4, Công an TP.Đà Nẵng cho hay, vào lúc 11h25 cùng ngày, tổ CSGT thuộc Trạm CSGT cửa ô Hòa Phước, Phòng CSGT Công an...