Chánh án TAND Tối cao: Phiên tòa ông Đinh La Thăng có nhiều thành công
Tại buổi họp báo sáng 31.1, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm đã có nhiều thành công.
Sáng 31.1, TAND Tối cao đã họp báo tổng kết công tác của tòa án năm 2017 và phương án hoạt động năm 2018 do Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chủ trì.
Tại buổi họp báo, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết năm 2018, áp dụng tinh thần cải cách tư pháp, đã đổi mới về hình thức lẫn nội dung trong xét xử. Cụ thể, về mặt nội dung, Hội đồng xét xử (HĐXX) và các thẩm phán đã thực hiện các quy định của luật mới.
“Theo đó, thì đã có nhiều chức năng mới bổ sung vào, ví dụ như HĐXX có thể triệu tập Điều tra viên, trong tương lai còn triệu tập cả Kiểm soát viên và thẩm phán. Ngoài ra, HĐXX phải thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ mà luật đã quy định vậy nên có quyền khởi tố bị can, khởi tố vụ án tại phiên tòa, tha bị cáo ngay tại phiên tòa…”- Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi họp báo.
Về hình thức, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết TAND đã áp dụng tranh tụng xét xử mới và mô hình phòng xét xử mới. Qua đó, phiên tòa đã bỏ vành móng ngựa mà thay vào đó là bục khai báo; chỗ ngồi của cơ quan công tố và luật sư là ngang bằng nhau, dưới HĐXX; đặc biệt có phòng xét xử riêng dành cho phiên tòa hôn nhân gia đình và phiên tòa xét xử các vị thành niên…
“Việc này xuất phát từ các thực tiễn và tinh thần học hỏi kinh nghiệm tư pháp có chọn lọc trên thế giới. Ngoài ra, đảm bảo quyền con người theo đúng quy tắc của Hiến pháp là nguyên tắc suy đoán vô tội”- ông Bình nói
Video đang HOT
Nói về sự chuẩn bị của TAND Tối cao trong những vụ án tham nhũng kinh tế lớn gần đây, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết thực hiện chỉ đạo của Trung ương về phòng chống tham nhũng, TAND Tối cao đã triển khai thực hiện nghiêm tục về vấn đề này.
“Tất cả các vụ án lớn được Trung ương chỉ đạo, chúng tôi đã xây dựng những HĐXX riêng. Trong đó, có cả Hội đồng sơ thẩm và Hội đồng phúc thẩm. Để đáp ứng được các phiên tòa này, thẩm phán phải có kinh nghiệm và năng lực điều hành. Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu các thẩm phán liên hệ với VKS nghiêm cứu hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời nghiên cứu làm việc theo luật tố tụng mới”- ông Bình nhấn mạnh.
Đánh giá về phiên tòa xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm vừa diễn ra, Chánh án TAND Tối cao cho rằng trước khi phiên tòa diễn ra, lãnh đạo TAND Tối cao đã đi kiểm tra phòng xét xử tại TAND TP Hà Nội. Qua đó, đánh giá phòng xét xử chưa đúng thông tư 01 nhưng trong điều kiện mới thực hiện như vậy cơ bản là chấp nhận được. “Theo tôi, phiên tòa đã có nhiều thành công”- ông Bình nhìn nhận
Đối với vụ án oan ông Trần Văn Thêm (tỉnh Bắc Ninh), đây là vụ án TAND Tối cao phát hiện sai phạm, đã dừng từ lâu nhưng chưa có kết luận cuối cùng. “Sau khi nhận báo cáo, đánh giá đây là vụ án oan rất nghiêm trọng, tôi chỉ đạo làm ngay. Đây là 1 vụ án có hậu và khẳng định ông Thêm bị oan sau quá trình tố tụng rất nghiêm túc”- Chánh án TAND Tối cao nhấn mạnh.
Giải thích về việc chậm bồi thường cho ông Thêm, ông Bình cho biết quy định của Bộ Tài chính về chứng từ, hóa đơn rất khó khăn, TAND Tối cao thì không giải quyết được vấn đề này. “Thẩm phán xét xử rất giỏi nhưng về mặt tài chính thì không thể giải quyết. Chúng tôi đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan có liên quan, đến nay, việc thỏa thuận đôi bên đã hoàn tất. Về mặt bồi thường đã được báo cáo Bộ Tài chính, hi vọng việc này sẽ diễn ra nhanh chóng”- ông Bình nói.
Theo Nguyễn Hưởng (Người Lao động)
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh phủ nhận cầm 4 tỷ tiền "đối ngoại"
Trả lời HĐXX, bị cáo Trịnh Xuân Thanh một mực không thừa nhận việc đã nhận 4 tỷ đồng. Bị cáo nói với số tiền lớn như thế nếu đã cầm thì không thể nào quên được.
Chiều nay (9.1), HĐXX tiến hành thẩm vấn Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) để làm rõ hành vi tham ô tài sản. Trước khi xét hỏi bị cáo Thanh, HĐXX tiến hành thẩm vấn bị cáo Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng giám đốc PVC.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa.
Bị cáo Thuận khai thực hiện chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh yêu cầu Ban quản lý dự án Vũng Áng - Quảng Trạch chuyển tiền để lo đối ngoại. Tuy nhiên khi trả lời thẩm vấn, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khẳng định không có việc chỉ đạo hay nhận số tiền này.
Trong quá trình xét hỏi Trịnh Xuân Thanh, HĐXX cũng cho bị cáo Nguyễn Anh Minh - nguyên Tổng Giám đốc PVC giai đoạn sau Vũ Đức Thuận - đối chất. Bị cáo Minh vẫn giữ lời khai thực hiện chủ trương của Chủ tịch HĐQT về việc chuyển tiền tiêu Tết cho Trịnh Xuân Thanh như bị cáo khai trước đó là đúng.
Bị cáo Minh nói tiếp, trong một lần bị cáo đến nhà Trịnh Xuân Thanh ăn tối thấy bị cáo Thanh lấy ra một túi, nhưng không biết túi đó lấy từ trong nhà hay trong xe ra rồi đưa vào tủ. Khi hỏi thì bị cáo Thanh nói đó là túi quà.
"Bị cáo Thanh thấy lời khai thế nào?", HĐXX hỏi. "Cái tủ mà anh Nguyễn Anh Minh nói là tủ để giày đặt ngoài nhà của bị cáo. Nhà bị cáo có rất đông người ra vào, nếu túi đó là mấy tỷ đồng thì ai lại để tiền ngoài đó", bị cáo Thanh nói.
HĐXX hỏi một nhân chứng là anh Kế (lái xe của Nguyễn Anh Minh): "Sáng nay anh nói có đưa bị cáo đi rút tiền, tiền đựng trong 2 túi, một túi để lại 1 tỷ còn túi đựng 4 tỷ đồng cho lái xe của Trịnh Xuân Thanh có đúng không?". Nghe HĐXX hỏi, anh này khẳng định lời khai chính xác.
Lý giải về việc này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho rằng, lời khai của những người liên quan có sự khác biệt, đề nghị tòa làm rõ.
"Dịp cuối năm, sau xe của bị cáo rất nhiều quà gồm rượu, thuốc lá. Thậm chí bị cáo vào Hà Tĩnh có người còn mua bưởi, cá và bị cáo cũng mua cả gói quà để đi chúc Tết", bị cáo Thanh nói.
Tòa đọc lời khai của người lái xe trước đây cho bị cáo Thanh. Lời khai này cũng cho rằng Trịnh Xuân Thanh đã nhận tiền. Nghe xong bị cáo Thanh cho rằng, việc anh Toàn (lái xe của Trịnh Xuân Thanh) trả lời như thế là không đúng, không biết do tâm lý hay vấn đề nào khác.
"Tôi khẳng định là không thể có và số tiền lớn như thế không thể nào tôi quên được", bị cáo Thanh nói.
Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Ngọc Huân hỏi tiếp: Vậy tiền gia đình bị cáo nộp lại để giúp bị cáo khắc phục hậu quả là tiền từ đâu?
Bị cáo Thanh cho biết: "Sau khi bị cáo làm việc với luật sư, bố mẹ và thấy rằng, là người đứng đầu PVC, bị cáo có trách nhiệm khi để họ (các bị cáo khác) lập quỹ khống mà không biết. Anh Minh khai đưa 4 tỷ đồng từ việc lập khống đó cho bị cáo trong khi anh ấy coi bị cáo là anh ruột. Với trách nhiệm người đứng đầu, tôi và luật sư đề nghị cho tôi khắc phục hậu quả cho đến khi nào cơ quan điều tra làm rõ", bị cáo Thanh nói.
"Số tiền khắc phục là bao nhiêu?", vị chủ tọa hỏi. "Theo như nội dung là 4 tỷ đồng", bị cáo Thanh trả lời.
HĐXX hỏi người nhà của Trịnh Xuân Thanh đã nộp bao nhiêu tiền khắc phục. Em trai của Trịnh Xuân Thanh cho biết, gia đình đã nộp 2 tỷ đồng và thời gian tới sẽ cố gắng khắc phục nốt 2 tỷ đồng.
Phiên tòa vẫn đang tiếp tục...
Như Dân Việt đã thông tin: Phiên xét xử hai ông Đinh La Thăng (58 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN), Trịnh Xuân Thanh (52 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí - PVC) cùng 20 người trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại PVN và PVC diễn ra từ sáng 8.1.Trong vụ án này, ông Đinh La Thăng bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999). Mức án ông Thăng phải đối mặt từ 15 đến 20 năm tù.Ông Trịnh Xuân Thanh bị truy tố về hai tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự 1999). Khung hình phạt ông Thanh phải đối mặt lên tới án tử hình.
Theo Danviet
Cận cảnh ông Đinh La Thăng và đồng phạm bị áp tải vào tòa Sáng 8.1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Cảnh sát dẫn giải bị cáo Đinh La Thăng. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Bị cáo Đinh La Thăng được dẫn giải...