Chánh án TAND tối cao làm việc với Tòa án quân sự Quân khu 7
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, đề nghị TAQSQK7 tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp.
Chiều nay (18-2), lãnh đạo TANDTC có buổi thăm và làm việc với TAQSQK7.
Báo cáo tổng kết, Trung tá Trần Giang Nam, Chánh án Tòa này cho biết trong năm 2018 mặc dù số lượng án có tăng và phức tạp hơn nhiều (như vụ Út “trọc” Đinh Ngọc Hệ,…) so với năm 2017 nhưng tập thể cán bộ, chiến sỹ của TAQSQK7 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Với địa bàn xét xử rộng lớn bao gồm 9 tỉnh (thành phố) tập trung đông quân nhân của khu vực phía Nam, trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như nhân sự nhưng tòa án hai cấp của quân khu 7 đã làm tốt công tác mà lãnh đạo ngành tòa án đã giao.
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình (áo trắng, ngồi giữa)
Ông Nam cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong thực tiễn xét xử của các tòa án quân khu 7 là đội ngũ thẩm phán còn hạn chế về mặt chuyên môn, nhất là trong các lĩnh vực như: đất đai, tài chính, ngân hàng, chứng khoán; chưa tuân thủ thời hạn tố tụng do đặc thù chế độ báo cáo của quân đội.
Trên cơ sở các đề nghị của TAQSQK7, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đề nghị các đơn vị liên quan rà soát, phối hợp, “làm ngay” phòng họp trực tuyến để đội ngũ thẩm phán, thư ký của TAQSQK7 có thể qua kênh này để trao đổi nghiệp vụ, tập huấn, tham dự các cuộc họp trực tuyến với TANDTC thay vì phải đi “họp nhờ phòng trực tuyến” của các TAND tỉnh (thành phố).
Video đang HOT
Ông Bình cũng yêu cầu sớm trang bị các điều kiện vật chất khác nhằm đảm bảo tiêu chuẩn phòng xét xử theo đúng quy định của pháp luật cho các TAQS quân khu 7.
Chánh án TAQSQK7 Trần Giang Nam (đứng)
Kết luận cuộc họp, Chánh án Nguyễn Hòa Bình lưu ý TAQSQK7 tiếp tục chú trọng việc tăng cường đạo đức thẩm phán gắn liền với kỷ luật quân đội; bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các thẩm phán, thư ký, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành tòa án.
Nghiêm túc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, Chánh án TAQSQK7 Trần Giang Nam cam kết: “TAQSQK7 sẽ đoàn kết, thống nhất, phát huy trí tuệ tập thể trong lãnh đạo, chỉ huy; động viên cán bộ, chiến sĩ khắc phục khó khăn, phát huy tốt những kết quả đạt được trong thời gian qua, thực hiện khắc phục những điểm lưu ý mà đồng chí Chánh án TANDTC đã chỉ ra”.
MINH CHUNG
Theo PLO
TP HCM lập 10 trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án
Khi vụ việc dân sự và hành chính được giải quyết dựa trên cơ sở đồng thuận giữa các bên thì chuyện "chạy án" sẽ mất dần. Người dân không còn nghi ngờ đội ngũ thẩm phán
Tại hội nghị triển khai thí điểm tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính (gọi chung là hòa giải, đối thoại) ở TP HCM diễn ra ngày 7-11, TAND TP ra mắt 10 trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND TP và tòa án 9 quận, huyện trực thuộc. Trung tâm hòa giải, đối thoại có nhiệm vụ hòa giải những tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân - gia đình, lao động; đối thoại khiếu kiện hành chính.
Cảnh báo chất lượng xét xử
Thống kê từ TAND TP HCM nêu rõ 9 tháng năm 2018, tòa án 2 cấp TP thụ lý mới 41.283 vụ việc. Số lượng hồ sơ mới nâng tổng số án cơ quan xét xử phải giải quyết lên 64.996 vụ (gồm 58.679 vụ dân sự, 1.480 vụ hành chính). Trong đó, gần 26.000 vụ việc đang trong quá trình giải quyết. Như vậy, mỗi thẩm phán ở TP HCM gánh số lượng công việc gấp đôi so với quy định chung.
Những con số này đã khiến ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao, bày tỏ băn khoăn về nguy cơ chất lượng xét xử bị ảnh hưởng. Tương tự, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang cho rằng TP có nhiều vụ án kéo dài, số lượng án liên tục tăng trong khi đội ngũ thẩm phán, thư ký tòa án chưa đáp ứng nhu cầu về chất lẫn lượng.
Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND TP HCM vừa ra mắt
Bên cạnh sự gia tăng về số lượng vụ việc, tính chất các quan hệ tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đối tượng. "Tình trạng này tạo áp lực rất lớn đối với công tác xét xử, thi hành án. Vì vậy, việc tìm lời giải bài toán trên trở thành đòi hỏi cấp bách" - ông Tất Thành Cang nhận định.
Giải pháp tất yếu
Ông Nguyễn Hòa Bình nhận xét đối thoại, hòa giải đã và đang tạo sự đồng thuận, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức toàn xã hội. Đồng thời, phương án này giúp công tác xét xử, thi hành án "dễ thở" hơn. Do đó, việc thành lập trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND là điều tất yếu. "Trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án tạo cơ chế mới, hữu hiệu trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện. Trung tâm góp phần hàn gắn rạn nứt giữa đương sự, tạo niềm tin trong nhân dân và doanh nghiệp. Đây là bước chuyển lớn trong đổi mới thủ tục hành chính tư pháp và giải quyết vụ việc tại tòa án" - ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ thêm việc thí điểm hòa giải, đối thoại do TAND Tối cao "cầm trịch" đã và đang có những kết quả nhất định. Cụ thể, từ tháng 3 đến tháng 9-2018, TAND Tối cao thí điểm tại TAND TP Hải Phòng và 9 TAND quận, huyện trực thuộc TP Hải Phòng. Theo đó, TP Hải Phòng thu về kết quả khả quan với tỉ lệ hòa giải, đối thoại thành lên đến 72,6%. Sau đó, TAND Tối cao triển khai mở rộng thí điểm tại 15 tỉnh - thành khác, trong đó có TP HCM.
Thời gian thực hiện thí điểm 10 trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND ở TP HCM là 6 tháng, kể từ ngày 1-11-2018. Trong trường hợp cần thiết và khả năng cho phép, thời gian thí điểm có thể kéo dài đến khi Quốc hội ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. "Tôi kỳ vọng hoạt động của 10 trung tâm hòa giải, đối thoại tại TP HCM sẽ trở thành kinh nghiệm thực tiễn cho cả nước. Trung tâm hòa giải, đối thoại hoạt động góp phần chia sẻ gánh nặng với tòa án, tạo niềm tin trong nhân dân và doanh nghiệp" - ông Nguyễn Hòa Bình nhìn nhận.
Theo ông Tất Thành Cang, thí điểm áp dụng hòa giải, đối thoại trước tố tụng tại tòa án là việc làm cụ thể hóa định hướng nói trên. Ông Cang chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể địa phương hết sức hỗ trợ các trung tâm hòa giải, đối thoại. Địa phương theo dõi, nắm chắc tình hình tổ chức thực hiện hoạt động ở trung tâm. Từ đó, địa phương rút kinh nghiệm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật. Cá nhân, tập thể đánh giá cơ sở pháp lý và thực tiễn việc thí điểm mô hình để tiếp tục nhân rộng. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nói dù là thí điểm nhưng 10 trung tâm hòa giải, đối thoại sẽ chia sẻ gánh nặng cho tòa án. "TP HCM theo dõi, nắm chắc tình hình tổ chức hoạt động hòa giải, đối thoại tại các trung tâm kể trên" - ông Tất Thành Cang khẳng định.
Theo TAND TP HCM, đến ngày 12-11, TP sẽ tổ chức phiên hòa giải đầu tiên. Hiện tại, 2 cấp tòa án tại TP đã chuyển cho 10 trung tâm hòa giải, đối thoại 655 hồ sơ khởi kiện thuộc nhiều lĩnh vực.
Bài và ảnh: DI LÂM
Theo nld.com.vn
Chánh án Nguyễn Hòa Bình lý giải vì sao tòa "ngại" tuyên án treo Chiều nay (31.10), tại phiên chất vấn của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trả lời câu hỏi của đại biểu đặt ra: tại sao trong nhiều vụ án hình sự bị cáo đủ điều kiện hưởng án treo nhưng tòa án các cấp vẫn tuyên phạt án tù giam. Chánh án Tòa án nhân...