‘Chàng vợ của em’: Tình gia đình lên ngôi, màu sắc tình yêu bị lấn át
Mang tên nhấn mạnh về tình yêu song bộ phim “ Chàng vợ của em” của cặp bài trùng nam diễn viên Thái Hòa – đạo diễn Charlie Nguyễn lại làm người xem rơi nước mắt vì tình cảm gia đình.
Bộ phim Chàng vợ của em đánh dấu sự trở lại của cặp bài trùng Charlie Nguyễn – Thái Hòa với thể loại phim hài, lãng mạn; và một lần nữa làm hài lòng khán giả bằng thế mạnh sẵn có của bộ đôi. Bên cạnh những tiếng cười sảng khoái đem đến cho người xem, tác phẩm thấm đẫm tinh thần nữ quyền và mang lại thông điệp quý giá về gia đình thông qua bữa cơm nhà.
“Chàng vợ của em” thấm đẫm tình cảm gia đình
Mang tên nhấn mạnh về tình yêu song bộ phim của đạo diễn Charlie Nguyễn lại làm người xem rơi nước mắt vì tình cảm gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà Hùng (Thái Hòa thủ vai) lại có thể trở thành “chàng vợ”, anh biết nấu ăn ngon, chăm sóc nhà cửa cũng bởi thời gian dài đã tập cách làm “mẹ” cho em gái. Câu chuyện về người anh gác lại ước mơ để bù đắp cho bé Ngọc (Thanh Trúc đảm nhận) và cô em gái luôn khó chịu trước sự quan tâm thái quá của anh, khiến người xem cảm động và bất giác nhớ về gia đình của mình.
Trong khi đó, Mai (Phương Anh Đào đảm nhận) cũng không ngẫu nhiên trở thành “nữ cường”, lăn xả vì công việc đến bỏ bê gia đình. Từ nhỏ, cô luôn bị ám ảnh bởi cái bóng của người mẹ nổi tiếng nhưng không hề chăm sóc cho con gái. Bi kịch lại một lần nữa lặp lại ở gia đình hai người phụ nữ mải miết theo đuổi sự nghiệp. Hành trình Mai nhận ra giá trị của bữa cơm nhà không hề muộn màng, mà khép lại đẹp đẽ bằng bữa ăn sum vầy với mẹ.
Câu chuyện về “chàng vợ” thay người mẹ đã mất chăm sóc cho em gái và người phụ nữ tự rời xa căn bếp đã nhắc nhở người xem về giá trị thực sự của cuộc sống, đó chính là gia đình với bữa ăn sum vầy mỗi ngày. Đứng đằng sau bữa ăn gia đình đó luôn là bóng dáng của người mẹ, người vợ. Chi tiết Mai đem những câu chuyện, con người thật vào bài thuyết trình của mình là phân cảnh cao trào trong phim; khiến khán giả rơi nước mắt, nhưng là giọt nước mắt cảm động, hạnh phúc.
Dù xuất hiện không nhiều nhưng nhân vật người bạn của Mai lại gợi cho khán giả nhiều suy nghĩ.
Video đang HOT
Trong lần trở lại này, Charlie Nguyễn và Thái Hòa đã cho thấy sự thay đổi tích cực, khi không còn hài lố, hài thô. Thay vào đó, bộ phim đem đến thông điệp ý nghĩa và có thể làm người xem rơi nước mắt. Không ít khán giả cho rằng, ngay khi màn bạc tối đen, chỉ muốn ngay lập tức nhấc điện thoại lên gọi về cho mẹ: “ Tối nay con ăn cơm nhà, nhé mẹ”.
Chuyện tình yêu bị lấn át trong “Chàng vợ của em”
Bộ phim khơi gợi lên chuyện tình ngược đời ngay từ tên phim; trong đó, Mai là một cô gái vì công việc nên bỏ bê nhà cửa, phải thuê bé Ngọc đến để dọn dẹp, chăm sóc căn hộ thay mình. Song Ngọc bận bịu việc học, cô nhờ đến anh trai là Hùng – một người đàn ông cẩn thận, thật thà, nấu ăn ngon – nhận công việc này.
Một người đến chăm sóc nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn mỗi sáng; một người trở về căn nhà sau giờ làm việc mệt nhọc mỗi tối. Bộ phim đã rất thông minh khi chọn cách khai thác độc đáo và tinh tế, cặp đôi chưa từng gặp gỡ lần nào dần cảm mến nhau qua ngôi nhà sạch sẽ, tinh tươm, những món ăn ngon lành, cầu kì, chậu cây được săn sóc cẩn thận, bồn tắm chuẩn bị sẵn cho đến chú chó tên Heo ngày càng ngoan ngoãn và khôn hơn.
Mai ghét Hùng và coi anh là kẻ biến thái sau lần chạm mặt ở công viên.
Song điều tiếc nuối duy nhất của bộ phim lại nằm ở cách phát triển tình cảm khá khiên cưỡng của cặp đôi Hùng – Mai khi gặp gỡ ngoài đời. Quá trình từ ghét đến yêu của hai nhân vật không thuyết phục được khán giả, đồng thời Phương Anh Đào và Thái Hòa cũng không có những “phản ứng hóa học” làm hài lòng người xem. Ngoài ra, cảnh Hùng dựa vào đoạn tin nhắn với Mai để tán tỉnh, đòi hôn lên má cô khi cùng nhau trú mưa bị đánh giá là thừa thãi, khiến nam chính trở nên vô duyên, khác hẳn hình tượng mà anh được xây dựng trước đó.
Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng, thời lượng không dài của bộ phim khiến cho yếu tố tình cảm bị lấn át bởi những cảm xúc về gia đình, đây cũng là điều có thể chấp nhận được. Nhìn chung, lần trở lại của Charlie Nguyễn và Thái Hòa đã thành công khi đáp ứng đủ những thứ mà khán giả cần ở một tác phẩm giải trí. Câu chuyện giữa nàng “nữ cường” và “chàng vợ” đã mở ra thông điệp quý giá dành cho gia đình và bữa cơm nhà, làm người xem khóc, cười cùng nhân vật.
Theo Saostar
Chị em bạn gái nếu theo đuổi chủ nghĩa nữ quyền, 'Chàng vợ của em' là bộ phim dành cho bạn
Bên cạnh Thái Hòa, Phương Anh Đào lại là một phát hiện mới lạ của bộ phim. Từ ngoại hình cho đến tính cách, nhân vật Mai do nữ diễn viên đảm nhận trở thành biểu tượng nữ quyền cho "Chàng vợ của em".
Bộ phim Chàng vợ của em đánh dấu sự trở lại của cặp bài trùng Charlie Nguyễn - Thái Hòa với thể loại phim hài, lãng mạn; và một lần nữa làm hài lòng khán giả bằng thế mạnh sẵn có của bộ đôi. Nếu như người xem đã không còn xa lạ những câu chuyện vừa hài hước, vừa ngọt ngào được "nhào nặn" bởi Charlie Nguyễn; hay khả năng diễn hài ngày càng tiết chế, duyên dáng hơn của Thái Hòa; thì Phương Anh Đào lại là một phát hiện mới lạ của phim. Từ ngoại hình cho đến tính cách, nhân vật Mai do nữ diễn viên đảm nhận trở thành biểu tượng nữ quyền cho Chàng vợ của em.
Phương Anh Đào - Hiện thân của nữ quyền trong "Chàng vợ của em"
Phương Anh Đào trong Chàng vợ của em ngay từ đầu đã gây ấn tượng với khán giả bằng tạo hình người phụ nữ hiện đại, quyến rũ; khác hẳn những gì người xem từng thấy ở Nhắm mắt thấy mùa hè hay Em gái mưa. Không còn là cô gái theo đuổi ngành sư phạm vì một người con trai, hay nàng thơ của mùa hè trên đất Nhật; Phương Anh Đào vào vai Mai, một nữ cường nhân thực thụ, Mai không bao giờ chịu thua kém bất cứ người đàn ông nào, luôn muốn thoát ra cái bóng của mác con gái người nổi tiếng để tự khẳng định mình.
Vì thế nên Mai chỉ biết cả ngày lăn xả với công việc, thậm chí cô không có thời gian dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa; chính điều đó đã đưa nữ chính gặp hai anh em Hùng (Thái Hòa đảm nhận) và bé Ngọc (Thanh Trúc thủ vai).
Tinh thần nữ quyền đã được hiện lên rõ ràng ngay từ tạo hình nhân vật của Phương Anh Đào, thẳng thắn đạp đổ quan niệm rằng, công việc của người con gái chỉ ở căn bếp nhỏ. Tại đó, Mai sẵn sàng bỏ mặc nhà cửa để lăn xả vì công việc. Song cô vẫn bị những "đám đàn ông trong công ty" coi như một người đẹp núp sau bóng của mình, có thể hỗ trợ, giúp bản thân tiến lên. Và thông điệp về nữ quyền một lần nữa được khẳng định qua cách Mai tự mình tỏa sáng và chứng minh trước tất cả năng lực không hề thua kém của phái yếu.
Sự tương quan kì lạ trong mối quan hệ giữa Mai - một người phụ nữ bản lĩnh, thành công và Hùng - người đàn ông giỏi việc nhà, sẵn sàng từ bỏ đam mê để trở thành "mẹ" của em gái, đã gạt bỏ tư tưởng: "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Chính vì thế, bên cạnh tinh thần nữ quyền chủ đạo, bộ phim còn đem đến một thông điệp rằng, những người yêu nhau sẽ ở bên nhau nếu thực sự chân thành, san sẻ công việc để cùng nhau sống dễ dàng, sống hạnh phúc hơn.
Tinh thần nữ quyền xuất hiện ở từng người phụ nữ trong "Chàng vợ của em"
Không thể phủ nhận rằng, Mai là hiện thân rõ ràng và dễ thấy nhất của tinh thần nữ quyền trong bộ phim; song tất cả những người phụ nữ khác cũng đem đến giá trị riêng. Đó có thể là nữ ca sĩ Khánh Ly (Hồng Hạnh đảm nhận) cả một đời mải miết vì nghiệp cầm ca, nhưng vẫn không quên bản năng làm mẹ của mình; cô bé Ngọc thiếu vắng đi tình thương của mẹ, được anh trai thay mẹ chăm sóc, quan tâm; hay thậm chí là người bạn ở nhà nội trợ của Mai, chưa một lần được nữ chính lắng nghe, san sẻ.
Bộ phim là hành trình để nữ chính nhận thức được những giá trị thật sự của cuộc sống, đó chính là gia đình với bữa ăn sum vầy mỗi ngày. Đứng đằng sau bữa ăn gia đình đó luôn là bóng dáng của người mẹ, người vợ. Chi tiết Mai đem những câu chuyện, con người thật vào bài thuyết trình của mình là phân cảnh cao trào trong phim; khiến khán giả rơi nước mắt, nhưng là giọt nước mắt cảm động, hạnh phúc.
Không phải Mai, Hùng mới là người "xây tổ ấm" trong gia đình. Anh cũng là người khiến Mai nhận ra giá trị của những bữa cơm nhà.
Thông điệp thực sự của bộ phim không chỉ nằm ở người con gái có khả năng đảm đương tất cả "công to việc lớn" của phái mạnh, mà là cách tôn vinh những công việc tưởng chừng như nhỏ bé, đời thường của mỗi người mẹ, người vợ. Tác phẩm đã có cách kể chuyện rất thông minh, khi để Mai rời xa căn bếp, và rồi lại chính là người nhận ra giá trị của bữa ăn gia đình, hay chính là của những người phụ nữ thầm lặng, hi sinh.
Bộ phim là sự kết hợp khá trọn vẹn của bộ đôi vàng của thể loại hài, lãng mạn Charlie Nguyễn - Thái Hòa; và nhân tố mới mẻ Phương Anh Đào. Sau những tiếng cười và giọt nước mắt, điều làm nên sức hút thực sự của câu chuyện là thông điệp mà chúng đem lại, và ở đây là tinh thần nữ quyền và sự tôn vinh dành cho những người phụ nữ. Họ có tài năng, bản lĩnh; họ có thể giống Mai, giống nữ ca sĩ Khánh Ly; song có người lại chọn lùi lại như bạn của Mai, không cháy hết mình vì đam mê mà để những bữa ăn giữ lửa cho gia đình mình.
Theo Saostar
'Chàng vợ của em' - lát cắt điện ảnh chạm đến tâm tư phái đẹp Tác phẩm mới của bộ đôi vua phòng vé Charlie Nguyễn - Thái Hòa mang tới nhiều cảm hứng, sẻ chia những tâm sự của các khán giả nữ. Khởi đầu từ Để Mai tính vào mùa phim hè năm 2010, đạo diễn Charlie Nguyễn và diễn viên Thái Hòa vụt sáng, trở thành cặp bài trùng ăn ý trên màn ảnh Việt....