Chàng trai xứ Nghệ tiếp tục tặng 100 bao gạo cho người dân miền núi tại Châu Phi
Sau hàng hoạt các hoạt động thiện nguyện, Quang Linh và nhóm người Việt Nam tiếp tục tặng 100 bao gạo cho người dân miền núi tại Châu Phi.
Được biết đến từ các hoạt động tình nguyện tại Châu Phi mùa dịch Covid-19, Quang Linh – chàng trai xứ Nghệ vẫn luôn tiếp tục hành trình làm việc tốt của mình. Hành trình của anh nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tự hào từ tất cả con người Việt Nam.
Sau hàng loạt hoạt động nổi bật như mua các yếu phẩm, thức ăn, nước sạch giúp những đứa trẻ nghèo khó và người dân vượt qua dịch bệnh, kêu gọi giúp đỡ cho 5000 học sinh đến trường,… Mới đây, Quang Linh và nhóm người Việt tại Châu Phi đã chung tay làm một việc làm ý nghĩa khác.
Cụ thể, Quang Linh cùng cả nhóm đã tặng 100 bao gạo cho người dân vùng núi Angola. Việc làm ý nghĩa này nhanh chóng nhận được sự chú ý, khen ngợi từ cộng đồng mạng.
Chàng trai xứ Nghệ phát 100 bao gạo cho người dân vùng núi Châu Phi
Không khó để thấy sự vui mừng, cảm động và những nụ cười của người dân nghèo Châu Phi khi nhận được những phần quà ý nghĩa, thiết thực từ team Quang Linh. Đây có lẽ là nguồn động lực lớn để chàng trai xứ Nghệ tiếp tục hành trình ý nghĩa và tin tưởng vào những việc mà anh đang làm.
Video đang HOT
Có thể thấy, Quang Linh dành một tình yêu đặc biệt đến vùng đất này. Mọi hoạt động thiện nguyện, cuộc sống, ẩm thực, con người Châu Phi đều được anh cập nhật và đăng tải trên kênh Youtube của mình.
Hy vọng rằng, Quang Linh và những người bạn sẽ ngày càng làm nhiều việc tốt hơn nữa, phát huy tinh thần tương thân tương ái của con người Việt Nam.
Thủ tướng: 'Chú trọng 8 vấn đề lớn phát triển miền Tây'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói để phát triển miền Tây cần phải hoàn thiện hạ tầng giao thông, chú trọng giáo dục, thu hút đầu tư, kêu gọi nhân tài.
Chiến lược phát triển miền Tây được Thủ tướng đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, ngày 13/3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP.
Thủ tướng nhấn mạnh,miền Tây là một phần máu thịt của tổ quốc. 13 tỉnh, thành phố trong vùng chiếm 12% diện tích và 19% dân số cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước, đóng góp 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản...
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, miền Tây là vựa lúa chiếm khoảng 20% lượng gạo thương mại toàn cầu, góp phần đảm bảo lương thực ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Theo Thủ tướng, những kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 chỉ là bước đầu. Thời gian tới, các bộ, ngành, Trung ương, địa phương cần tập trung phát triển 8 vấn đề lớn.
Đó là ưu tiên nguồn lực phát triển hệ thống giao thông thủy lợi và cơ sở hạ tầng, thúc đẩy giao thương, mở mang kinh tế. Kế đến, chú trọng đầu tư phát triển giáo dục và nguồn nhân lực, là chìa khóa vàng phát triển bền vững cho miền Tây.
Giao thông thủy nội địa ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được nghiên cứu phát triển, phát huy vai trò của các con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, phát triển hệ thống logistics đường sông. Cần gắn kết giữa Trung ương với địa phương, nhà nước với thị trường, người dân và doanh nghiệp, trong nước với các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là liên kết vùng để cùng nhau phát triển.
Tập trung cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút được các doanh nghiệp có tiềm lực. Chú trọng chính sách thu hút người giỏi, nhà khoa học, các tài năng trở về hoặc từ nơi khác đến đóng góp trí tuệ, chất xám cho sự phát triển vùng...
Miền Tây có mức độ già hóa dân số cao hơn bình quân cả nước, đây là nhóm dễ bị tổn thương về mặt kinh tế, xã hội lẫn môi trường. Vì vậy, cần có mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn đễ nâng đỡ phúc lợi cho người già và những người yếu thế.
Cuối cùng, thúc đẩy bình đẳng giới, tiếp cận cơ hội việc làm và phát huy vai trò của phụ nữ. Do đó, cần có chiến lược đảm bảo cơ hội cho lao động nữ được giáo dục, tiếp cận việc làm theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0.
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120, miền Tây đã có những thay đổi, chuyển mình mạnh mẽ theo hướng "thuận thiên", bền vững, sinh kế, đời sống của nhân dân được từng bước cải thiện. Tăng trưởng GDP ở miền Tây luôn ở mức cao, trong hai năm 2018 và 2019 đều đạt khoảng 7,3%.
Tổng số vốn ngân sách Nhà nước đầu tư qua địa phương đã được Thủ tướng giao hàng năm giai đoạn 2016-2020 khoảng 220.000 tỷ đồng, chiếm 16% so với cả nước. Ngoài ra, Chính phủ còn bổ sung 2.500 tỷ đồng để xử lý các điểm sạt lở...
Công trình xây dựng cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tại Kiên Giang đầu năm 2021. Ảnh: Cửu Long
Về kế hoạch thời gian tới, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để tiếp tục ưu tiên đầu tư cho vùng, giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn ngân sách Nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các dự án trên địa bàn do địa phương quản lý dự kiến đạt khoảng 266.000 tỷ đồng, tăng 20% so với giai đoạn 2016-2020.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, đồng ý tiếp nhận 2 tỷ USD từ nguồn ODA hỗ trợ thêm cho miền Tây giai đoạn 2021-2025, tăng thêm 950 triệu USD. Mục tiêu nhằm hoàn thiện khép kín toàn bộ tuyến đường ven biển, hoàn thành các cầu lớn kết nối các địa phương trong vùng, các dự án thủy lợi liên kết vùng, tập trung phòng chống xâm nhập mặn...
Gõ cửa từng phòng trọ tặng gạo, trứng... cho 4.500 công nhân bị cách ly vì Covid-19 22,5 tấn gạo, hàng vạn quả trứng cùng thực phẩm rau củ quả đã được phát tận cửa phòng trọ của 4.500 công nhân, gia đình chính sách... đang tự cách ly tại chỗ ở huyện Cẩm Giàng. Ngày 25/2, 4.500 công nhân, các gia đình chính sách, hộ nghèo... trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đã được nhận phần quà hỗ trợ...